Thạc Sĩ Xây dựng chiến lược kinh doanh cho Công ty cổ phần Sơn Đồng Nai đến năm 2020

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 17/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ năm 2012
    Đề tài: Xây dựng chiến lược kinh doanh cho Công ty cổ phần Sơn Đồng Nai đến năm 2020


    LỜI MỞ ĐẦU
    1.Lý do chọn đề tài:
    Kinh tế Việt Nam ngày càng năng động và hội nhập sâu, rộng vào kinh tế thế
    giới với khát vọng “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
    Nền kinh tế đất nước có những bước phát triển nhanh chóng, trở thành thành viên
    WTO, bước vào thị trường toàn cầu với nhiều cơ hội lẫn rủi ro. Doanh nghiệp Việt
    Nam phải thích nghi với sự khan hiếm và cạnh tranh các nguồn lực, nhu cầu, thị
    hiếu tiêu dùng thay đổi nhanh hơn. Sự có mặt của các đối thủ lớn đa quốc gia có
    thực lực mạnh, cạnh tranh trực tiếp trên thị thường nội địa đã đem đến cho thị
    trường nhiều sự lựa chọn sản phẩm với chất lượng và giá hợp lý. Nhiều doanh
    nghiệp nước ta đã từng bước thích nghi, phát triển lớn mạnh vươn ra quốc tế nhưng
    không ít doanh nghiệp thua lỗ, phá sản.
    Thực tế trong thời gian qua chứng minh rằng: Doanh nghiệp cần có chiến lược
    đúng đắn, rõ ràng khi tham gia thị trường, có được một viễn cảnh về việc thế nào để
    trở nên hoàn toàn đổi mới và độc đáo, đáp ứng được yêu cầu của các đối tượng
    khách hàng mục tiêu một cách hơn hẳn đối thủ cạnh tranh. Đây chính là tiền đề để
    tồn tại và phát triển bởi tính quyết liệt của cuộc cạnh tranh. Ngược lại những doanh
    nghiệp không có chiến lược cụ thể dựa trên những hoạch định đúng đắn thì chỉ hoạt
    động cầm chừng và thụ động trước các biến đổi của môi trường kinh doanh, thường
    dẫn tới các quyết định kinh doanh sai lầm làm suy yếu hoặc sụp đổ doanh nghiệp.
    Trong ngành Sơn khu vực phía Nam, Công ty cổ phần Sơn Đồng Nai là một
    trong những doanh nghiệp dẫn đầu thị trường về một số chủng loại sơn. Đứng trước
    sự cạnh tranh mạnh mẽ của đối thủ trong nước và quốc tế nhất là những doanh
    nghiệp mới được thành lập với công nghệ tiên tiến, thiết bị sản xuất hiện đại. Vì thế,
    việc xây dựng chiến lược kinh doanh đúng đắn, phù hợp cho Công ty là hoàn toàn
    cần thiết, nhằm đạt được thành công trên thị trường. Đề tài: “ Xây dựng chiến lược
    kinh doanh cho Công ty cổ phần Sơn Đồng Nai đến năm 2020 ” là hết sức thiết thực
    cho tương lai của Công ty.
    2
    2. Mục tiêu đề tài:
    Đề tài thực hiện nhằm đạt được những mục tiêu sau đây:
    + Hệ thống hoá các kiến thức cơ bản về chiến lược kinh doanh đối với doanh
    nghiệp.
    + Phân tích môi trường bên trong và bên ngoài của Công ty cổ phần Sơn Đồng
    Nai, xác định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, nguy cơ.
    + Xây dựng chiến lược kinh doanh cho Công ty cổ phần Sơn Đồng Nai đến
    năm 2020, đề xuất một số giải pháp nhằm thực hiện chiến lược đề ra.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
    Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu môi trường kinh doanh
    đặc thù của ngành Sơn và thực trạng của Công ty cổ phần Sơn Đồng Nai. Trên cơ
    sở đó đề ra chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp.
    Phạm vi nghiên cứu: Dựa trên các phân tích tổng hợp đánh giá thực trạng môi
    trường bên trong, bên ngoài của công ty cổ phần Sơn Đồng Nai, trên cơ sở vận dụng
    lý thuyết và cơ sở lý luận để xây dựng chiến lược kinh doanh đúng đắn, phù hợp
    đến năm 2020.
    4. Phương pháp nghiên cứu đề tài
    Để hoàn tất đề tài này, tác giả tập trung nghiên cứu những tài liệu, cơ sở lý
    luận có liên quan và hoạt động thực tiễn của công ty cổ phần Sơn Đồng Nai trong
    những năm vừa qua thông qua các báo cáo của công ty, các đánh giá của chuyên
    gia, các thông số về môi trường .
    5. Kết cấu của luận văn:
    Luận văn bao gồm những phần chính sau đây:
    Chương 1: Cơ sở lý luận về chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp.
    Chương 2: Phân tích thực trạng môi trường kinh doanh của Công ty cổ phần
    Sơn Đồng Nai.
    Chương 3: Xây dựng chiến lược kinh doanh cho Công ty cổ phần Sơn Đồng
    Nai đến năm 2020.
    3
    CHƯƠNG 1
    CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC
    KINH DOANH CHO DOANH NGHIỆP
    1.1 Khái niệm và vai trò của chiến lược.
    1.1.1 Khái niệm về chiến lược.
    Chiến lược sản xuất kinh doanh là tiến trình phân tích môi trường, phát triển
    các định hướng chung của doanh nghiệp, lựa chọn các chiến lược sản xuất kinh
    doanh phù hợp, tổ chức thực hiện và kiểm tra các quyết định nhằm giúp doanh
    nghiệp luôn thích nghi với môi trường.
    Theo Alfred Chandler: “Chiến lược kinh doanh là xác định các mục tiêu cơ
    bản và dài hạn của doanh nghiệp, lựa chọn các chính sách, chương trình hành động
    nhằm phân bổ các nguồn lực để đạt được các mục tiêu đó.” [1,tr1]
    Theo William J. Glueck: “Chiến lược kinh doanh là một kế hoạch mang tính
    thống nhất, tính toàn diện và tính phối hợp được thiết kế để đảm bảo các mục tiêu
    cơ bản của doanh nghiệp sẽ được thực hiện.” [11,tr1]
    Các yêu cầu của chiến lược kinh doanh:
    + Chiến lược phải xác định rõ những mục tiêu cơ bản cần phải đạt được trong
    từng thời kỳ và cần phải quán triệt ở mọi cấp, mọi lĩnh vực hoạt động trong doanh
    nghiệp.
    + Chiến lược phải bảo đảm huy động tối đa và kết hợp một cách tối ưu việc
    khai thác và sử dụng các nguồn lực trong kinh doanh, nhằm phát huy được những
    lợi thế, nắm bắt những cơ hội để dành ưu thế trong cạnh tranh.
    + Chiến lược được phản ánh trong một quá trình liên tục từ xây dựng đến thực
    hiện, đánh giá, kiểm tra, điều chỉnh. Chiến lược được lập ra cho một khoảng thời
    gian tương đối dài thường là 3 năm, 5 năm hay 10 năm.
    1.1.2 Vai trò của chiến lược kinh doanh.
    Chiến lược kinh doanh là nhu cầu cấp bách của doanh nghiệp khi bước vào
    thế kỷ XXI. Đó là một viễn cảnh rõ ràng về việc làm thế nào để trở nên hoàn toàn
    đổi mới và độc đáo, đáp ứng yêu cầu của các đối tượng khách hàng khác nhau một
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...