Luận Văn Xây dựng chiến lược hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn chi nhánh vĩnh lon

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1.1. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
    1.1.1. Mục tiêu tổng quát
    Mục tiêu tổng quát của đề tài này là hoạch ra chiến lược kinh doanh cho Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn chi nhánh Vĩnh Long nhằm định hướng các hoạt động kinh doanh để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.
    1.1.2. Mục tiêu cụ thể
    - Phân tích và đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của SCB Vĩnh Long qua thời gian từ giữa năm 2006 đến năm 2007.
    - Phân tích điểm mạnh và điểm yếu của SCB Vĩnh Long trong kinh doanh ngân hàng.
    - Phân tích một số thời cơ và thách thức đối với SCB Vĩnh Long.
    - Kết hợp điểm mạnh và điểm yếu với thời cơ và thách thức ở hiện tại và dự đoán trong tương lai thông qua phân tích mô hình SWOT để hoạch định chiến lược kinh doanh hiệu quả cho SCB Vĩnh Long.
    - Đề ra giải pháp triển khai chiến lược kinh doanh đã hoạch định.
    1.2. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
    - Tình hình hoạt động kinh doanh của SCB Vĩnh Long như thế nào từ giữa năm 2006 đến cuối năm 2007? Hoạt động có hiệu quả hay không?
    - Ngân hàng SCB Vĩnh Long trong thời gian qua có những điểm mạnh và những điểm yếu gì trong hoạt động kinh doanh của mình?
    - Những thách thức nào mà Ngân hàng phải đương đầu và những thời cơ nào mà Ngân hàng có được?
    - Ngân hàng SCB Vĩnh Long đã tận dụng những thời cơ và điểm mạnh; đồng thời khắc phục điểm yếu và thách thức như thế nào để hoạch định chiến lược kinh doanh thông qua mô hình SWOT?
    - SCB có thể đề ra những giải pháp gì để triển khai chiến lược kinh doanh?




    1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
    1.3.1. Không gian
    Đề tài được nghiên cứu tại Phòng Tín dụng của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn chi nhánh Vĩnh Long thuộc địa bàn Thị xã Vĩnh Long.
    1.3.2. Thời gian
    - Do Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn chi nhánh Vĩnh Long chỉ mới thành lập 1,5 năm nên luận văn này chỉ thu thập số liệu trong vòng 1,5 năm từ giữa năm 2006 đến 2007.
    - Thời gian nghiên cứu đề tài từ 11/02/2008 đến 25/04/2008.
    1.3.3. Nội dung nghiên cứu
    Do kiến thức của em còn hạn chế và thời gian nghiên cứu đề tài chỉ khoảng 3 tháng nên đề tài này chỉ:
    - Phân tích hoạt động kinh doanh của ngân hàng theo chuẩn CAMEL.
    - Hoạch định chiến lược kinh doanh theo chiến lược marketing hỗn hợp 4P: Product (Sản phẩm), Price (Giá cả), Place (Phân phối), Promotion (Chiêu thị).
    1.3.4. Đối tượng nghiên cứu
    Với đề tài “Xây dựng chiến lược hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn chi nhánh Vĩnh Long”, đối tượng nghiên cứu là tình hình hoạt động kinh doanh của SCB Vĩnh Long (từ giữa năm 2006 đến 2007), những cơ hội, thách thức và những điểm mạnh, điểm yếu của Ngân hàng để vạch ra chiến lược hoạt động kinh doanh cho Ngân hàng trong thời gian sắp tới.
    1.4. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN
    1.5.1. Tạp chí khoa học và đào tạo Ngân hàng, tác giả Nguyễn Hoài Nam, “Một số chiến lược phân tích và lựa chọn chiến lược kinh doanh ngân hàng
    Dùng mô hình SWOT:
    - Dùng để liệt kê những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức
    - Kết hợp những điểm mạnh với các cơ hội để đưa ra chiến lược (SO)


    - Biết được những điểm yếu và thách thức để có những hướng giải quyết tốt hơn (WT)
    - Vận dụng những cơ hội để có thể khắc phục hoặc hạn chế các điểm yếu (WO)
    - Sử dụng các điểm mạnh sẵn có để có thể tránh các mối đe dọa có thể xảy ra đối với đơn vị (ST)

    Ma trận
    SWOT
    Các cơ hội – O
    Liệt kê các cơ hội
    Các thách thức – T
    Liệt kê các thách thức

    Những điểm mạnh – S
    Liệt kê những điểm mạnh

    Các chiến lược - SO
    Sử dụng những điểm mạnh để tận dụng cơ hội
    Các chiến lược – WO
    Vượt qua những điểm yếu bằng cách tận dụng các cơ hội
    Những điểm yếu – W
    Liệt kê những điểm yếu
    Các chiến lược – ST
    Sử dụng những điểm mạnh để tránh các mối đe dọa
    Các chiến lược – WT
    Tối thiểu hóa những điểm yếu để tự vệ

    1.5.3. Luận văn tốt nghiệp
    Đề tài “Phân tích hoạt động kinh doanh và hoạch định chiến lược kinh doanh tại Ngân hàng Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Cần Thơ”_Sinh viên thực hiện: Tạ Kim Anh_Giáo viên hướng dẫn: Thầy Nguyễn Hữu Đặng.
    *Phương pháp xếp hạng các tổ chức tín dụng theo chuẩn CAMELS.
    Kiểm soát rủi ro trong hoạt động tín dụng ngân hàng luôn là mối quan tâm hàng đầu đối với mỗi TCTD. Nhưng đây cũng chính là mục tiêu của ngân hàng nhà nước (NHNN) trong nâng cao năng lực giám sát của ngân hàng nhà nước Việt Nam (NHNNVN). Về mặt pháp lý, để đánh giá hoạt động tài chính của tổ chức tín dụng, Bộ Tài chính có thông tư số 49/2004/TT-BTC ngày 03/6/2004, hướng dẫn các chỉ tiêu và cách thức đánh giá hiệu quả hoạt động tài chính của các TCTD Nhà

    nước. Các văn bản này đã bước đầu tạo cơ sở pháp lý cho việc đánh giá, xếp lọai và so sánh các kết quả hoạt động của TCTD. Nhưng việc áp dụng các chuẩn CAMELS này còn bị hạn chế.
    Trên thực tế, CAMELS là phương pháp xếp hạng các TCTD được sử dụng phổ biến ở nhiều nước. Hệ thống đánh giá trên cơ sở CAMEL cung cấp cái nhìn toàn diện về các khía cạnh tài chính quan trọng của TCTD, thông qua đó có thể đánh giá tương đối chính xác tình trạng tài chính của TCTD. Các cấu phần của CAMELS gồm:

    Cấu phầnYếu tố đánh giáC – Capital : Mức đảm bảo vốn.
    Mức vốn, khả năng tài chính tổng thể, khả năng tiếp cận với thị trường vốn và các nguồn vốn khác
    A – Asset : Chất lượng tài sản có.

    Số lượng, sự phân bổ các tài sản có, mức độ tập trung hóa tài sản, tính hợp lý của chính sách cho vay, khả năng đa dạng hóa và chất lượng các khoản cho vay và đầu tư
    M – Management : Chất lượng quản lý.

    Khả năng đưa ra những chính sách nội bộ và kiểm soát hoạt động kinh doanh, những cải cách về sản phẩm dịch vụ và hoạt động mới, sự tuân thủ các quy định, chỉ thị, hướng dẫn nội bộ cũng như pháp luật
    E – Earnings : Hoạt động thu nhập.

    Mức thu nhập, xu hướng tăng trưởng và mức độ ổn định, chất lượng và các nguồn của thu nhập, mức chi phí gắn liền với kinh doanh
    L – Liquidity : Thanh khoản.

    Mức độ đầy đủ của nguồn thanh khoản hiện tại và tương lai, các tài sản dễ dàng chuyển thành tiền mặt, đa dạng hóa nguồn vốn, tính ổn định của các khoản tiền gửi
    S – Sensitivity: Độ nhạy cảm với rủi ro thị trường.
    Độ nhạy về thu nhập của tổ chức tín dụng với sự thay đổi bất lợi về lãi suất, tỷ giá hối đoái, bản chất và mức độ phức tạp của rủi ro lãi suất
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...