Luận Văn Xây dựng chiến lược cạnh tranh ngân hàng đông á giai đoạn 2010 - 2015

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC​


    DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT . i
    DANH MỤC CÁC HÌNH, BẢNG BIỂU VÀ SƠ ĐỒ . ii
    LỜI MỞ ĐẦU . iii
    CHƯƠNG 1 - CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI. 1
    1.1. CẠNH TRANH VÀ CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH1
    1.1.1. Cạnh tranh. 1
    1.1.2. Chiến lược cạnh tranh. 2
    1.2. QUY TRÌNH XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC10
    1.2.1. Xem xét sứ mạng, mục tiêu và chiến lược hiện tại10
    1.2.2. Phân tích các yếu tố bên trong. 11
    1.2.3. Phân tích các yếu tố bên ngoài14
    1.2.4. Xây dựng và lựa chọn chiến lược. 21
    CHƯƠNG 2 – THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC TẠI NGÂN HÀNG ĐÔNG Á26
    2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG ĐÔNG Á26
    2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển. 26
    2.1.2. Cơ cấu tổ chức EAB27
    2.2. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG29
    2.2.1. Tiềm lực tài chính. 29
    2.2.2. Tình hình kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ. 30
    2.2.3. Công nghệ. 43
    2.2.4. Nhân lực. 44
    2.2.5. Marketing. 47
    2.2.5. Mạng lưới chi nhánh. 49
    2.2.6. Hình thành ma trận IFE50
    2.2.7. Xác định điểm mạnh và điểm yếu đối với EAB51
    2.3. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI. 53
    2.3.1. Môi trường vĩ mô. 53
    2.3.2. Môi trường vi mô. 61
    2.3.3. Hình thành ma trận EFE70
    2.3.4. Xác định cơ hội và thách thức đối với EAB72
    CHƯƠNG 3 – CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC CHO EAB74
    3.1. ĐỊNH HƯỚNG CHUNG CỦA EAB74
    3.1.1. Tầm nhìn. 74
    3.1.2. Sứ mệnh. 74
    3.1.3. Mục tiêu. 74
    3.2. LỰA CHỌN CHIẾN LƯỢC75
    3.2.1. Hình thành ma trận SWOT và ma trận QSPM . 75
    3.2.2. Chiến lược lựa chọn. 82
    3.3. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC86
    3.3.1. Tài chính. 86
    3.3.2. Nhân lực. 87
    3.3.3. Công nghệ. 89
    3.3.4. Marketing. 90
    3.3.5. Năng lực quản trị93
    3.3.6. Văn hóa tổ chức. 94
    3.4. KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI EAB, VỚI NHNN VÀ CHÍNH PHỦ95
    3.4.1. Kiến nghị đối với EAB95
    3.4.2. Kiến nghị đối với NHNN và Chính phủ



    LỜI MỞ ĐẦU


    Kinh tế Việt Nam bước vào giai đoạn tăng trưởng cộng với việc hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng đang đặt ra nhiều cơ hội và thách thức cho các ngân hàng Việt Nam. Là cơ hội, bởi vì khi kinh tế phát triển, mức sống của người dân được nâng cao thì nhu cầu chi tiêu vào các sản phẩm vật chất và dịch vụ cũng ngày càng được mọi người quan tâm chú ý hơn, hơn thế nữa nó còn giúp cho các ngân hàng trong nước tiếp cận với một thị trường rộng lớn hơn – thị trường toàn cầu. Là thách thức bởi vì hội nhập kinh tế quốc tế đồng nghĩa với việc mở cửa thị trường, dỡ bỏ các rào cản giữa các quốc gia, giữa các nền kinh tế để mọi thành phần được tham gia vào một sân chơi chung một cách bình đẳng, sòng phẳng.
    Trong sân chơi chung đó, cạnh tranh vừa có những mặt tích cực khi nó thúc đẩy các DN phải không ngừng nâng cao năng lực nội tại, chất lượng sản phẩm, gia tăng chất lượng phục vụ để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng. Nhưng nó cũng có thể gây ra những hiệu ứng không mong muốn đối với nền kinh tế của một quốc gia – khi các ngân hàng trong nước vẫn còn chưa đủ năng lực để cạnh tranh đặc biệt là về vốn, công nghệ, nhân sự và quan trọng hơn cả là xây dựng một chiến lược toàn diện, phát triển bền vững phù hợp với một thị trường rộng lớn với những khách hàng ngày càng khó tính hơn, một môi trường kinh doanh thay đổi từng ngày và đầy khốc liệt với những đối thủ cạnh tranh đến từ trong nước lẫn ngoài nước.
    Đối với Ngân hàng Đông Á, sau gần 18 năm hình thành và phát triển (Ngân hàng được thành lập ngày 1/7/1992), trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm của nền kinh tế, Ngân hàng vẫn đứng vững và không ngừng đầu tư, nâng cao năng lực, mở rộng hoạt động kinh doanh của mình. Với định hướng phát triển “Chất lượng trên cơ sở bền vững” cùng slogan “Người bạn đồng hành đáng tin cậy”, Ngân hàng Đông Á đang từng ngày từng ngày càng lớn mạnh và trở thành một thương hiệu quen thuộc đối với khách hàng Việt Nam. Điều này được thể hiện qua việc kinh doanh có lãi liên tiếp suốt 18 năm hoạt động và gần đây nhất - kết thúc năm 2009 vừa qua, lợi nhuận trước thuế của toàn ngân hàng đạt mức 788 tỷ đồng, vượt kế hoạch 38 tỷ đồng.
    Thành công hôm nay không có nghĩa là sẽ thành công ngày mai. Trong tình hình các ngân hàng quốc tế đang ngày càng mở rộng các hoạt động xâm chiếm thị trường tài chính Việt Nam cùng với việc các ngân hàng nội địa khác cũng đang không ngừng gia tăng các hoạt động cạnh tranh nhằm giành lấy thị phần thì vấn đề xây dựng chiến lược được xem là một điều cốt yếu mà Ngân hàng Đông Á cần phải quan tâm hàng đầu. Vì lý do đó, tôi chọn đề tài “Xây dựng chiến lược cho Ngân hàng Đông Á giai đoạn 2010 – 2015” để nghiên cứu và viết khóa luận. Hy vọng khóa luận sẽ có thể đưa ra những gợi ý về mặt chiến lược cho ngân hàng trong những năm sắp tới.

    1. Mục đích nghiên cứu:
    - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về chiến lược và xây dựng chiến lược cạnh tranh cho một ngân hàng.
    - Đánh giá các yếu tố hình thành chiến lược cạnh tranh của Ngân hàng Đông Á trong giai đoạn hiện nay.
    - Xác định các điểm mạnh, điểm yếu của Ngân hàng Đông Á từ đó làm nền tảng để xây dựng chiến lược cạnh tranh cho Ngân hàng Đông Á nhằm tận dụng các cơ hội và né tránh các đe dọa từ áp lực cạnh tranh.
    - Đề ra một số giải pháp để thực hiện chiến lược cạnh tranh của Ngân hàng Đông Á từ đó nâng cao vị thế cạnh tranh của Ngân hàng Đông Á trên thị trường.

    2. Phương pháp nghiên cứu:
    Thu thập số liệu thứ cấp về ngân hàng qua các website, báo chí Sau đó, sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử để phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng qua 3 năm từ 2007 – 2009, so sánh những kết quả đạt được qua các năm, so với chỉ tiêu kế hoạch đặt ra, so với một số ngân hàng khác từ đó rút ra những ưu, khuyết điểm, những điều đạt được và chưa đạt được. Trên cơ sở phân tích đó kết hợp với việc khảo sát, phỏng vấn trực tiếp, cũng sẽ rút ra những điểm mạnh, điểm yếu của ngân hàng và đối thủ cạnh tranh, kết hợp với những giả định tương lai về môi trường kinh doanh trong những năm tới để xây dựng chiến lược cho ngân hàng.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
    Thực trạng xây dựng và thực hiện chiến lược, các số liệu về kết quả kinh doanh trong 3 năm 2007 – 2009 của Ngân hàng Đông Á và các Ngân hàng khác có cùng mục tiêu, thị trường chiến lược.

    4. Kết cấu đề tài:
    Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn bao gồm 95 trang, được chia làm 3 chương:
    Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài
    Chương 2: Thực trạng xây dựng và thực hiện chiến lược tại Ngân hàng Đông Á
    Chương 3: Các giải pháp thực hiện chiến lược cho Ngân hàng Đông Á

    . 96
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...