Chuyên Đề Xây dựng chỉ số lạm phát cơ bản tại Việt Nam

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mục Lục
    Mục Lục . . 1
    DANH MỤC HÌNH VÀ BẢNG . .3
    Lời mở đầu . . 4
    PHẦN 1. GIỚI THIỆU . 6
    PHẦN 2. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LẠM PHÁT CƠ BẢN . . 8
    2.1. Khái quát về lạm phát cơ bản. 8
    2.2. Các cách đo lường . .10
    PHẦN 3. TỔNG QUAN CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY VÀ
    THỰC TIỄN ÁP DỤNG LẠM PHÁT CƠ BẢN TẠI CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI
    13
    3.1. Tổng quan các kết quả nghiên cứu trước đây về khái niệm và cách đo lường lạm
    phát cơ bản . 13
    3.2. Thực tiễn áp dụng lạm phát cơ bản tại một số nước trên Thế Giới . .16
    3.2.1. Thái lan- lạm phát cơ bản trong khuôn khổ lạm phát mục tiêu . .16
    3.2.2. Philippin - lạm phát cơ bản được công bố bên cạnh CPI . .17
    3.2.3. Ấn độ- lạm phát cơ bản được tính toán từ chỉ số WPI . 19
    3.2.4. Liên Bang Nga - Lạm phát cơ bản được đo lường bằng phương pháp trung
    bình có loại trừ (Trimmed mean). .20
    3.2.5. Mỹ - Chỉ số lạm phát được công bố minh bạch, rõ ràng, kịp thời và đầy đủ.
    21
    PHẦN 4. XÂY DỰNG CHỈ SỐ LẠM PHÁT CƠ BẢN TẠI VIỆT NAM . 26
    4.1. Phương pháp xây dựng chỉ số lạm phát cơ bản tại Việt Nam . .26
    4.1.1. Các cách đo lường lạm phát cơ bản có thể áp dụng tại Việt Nam. .26
    4.1.2. Chọn lựa cách tính phù hợp với điều kiện Việt Nam . .26
    4.1.3. Cơ sở dữ liệu . 27
    4.2. Xây dựng chỉ số lạm phát cơ bản tại Việt Nam . 29
    4.1.1. Tiêu chuẩn chọn lựa . 29




    2
    4.2.4. Biến động của các nhóm hàng hóa trong chỉ số CPI . 30
    4.2.5. Chỉ số lạm phát cơ bản tại Việt Nam. 32
    4.2.6. Biến động của các chỉ số lạm phát cơ bản và lạm phát CPI . 32
    4.2.7. Kiểm định dự báo . .39
    PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ MỘT VÀI NHẬN XÉT . .44
    5.1. Nhận dạng những vấn đề khó khăn khi sử dụng CPI trong điều hành chính sách
    tiền tệ . 44
    5.2. Khuyến nghị một vài giải pháp xem xét lạm phát cơ bản trong điều hành chính
    sách tiền tệ . 45
    5.3. Kết luận . 47
    PHỤ LỤC . .50
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 61




    3
    DANH MỤC HÌNH VÀ BẢNG
    DANH MỤC HÌNH
    Hình 1: Lạm phát cơ bản và lạm phát thông thường ở Philippin giai đoạn 2001-2011(17)
    Hình 2: Lạm phát tại Mỹ giai đoạn 1990-2012 . . (22)
    Hình 3: Lạm phát thông thường và lạm phát cơ bản tại Việt Nam giai đoạn 10/2009 đến
    02/2012 . .(36)
    DANH MỤC BẢNG
    Bảng 1: Mục tiêu lạm phát của các nước theo lạm phát mục tiêu. (9)
    Bảng 2: Chỉ số lạm phát cơ bản tại các quốc gia. .(23)
    Bảng 3: So sánh tỉ trọng từng mặt hàng hai thời kì tính chỉ số CPI . .(27)
    Bảng 4: Biến động trong lạm phát CPI: tháng 10/2009 đến tháng 2/2012 . (29)
    Bảng 5: Độ lệch chuẩn và hệ số biến thiên của các chỉ số lạm phát . .(32)
    Bảng 6: Khả năng theo dõi xu hướng lạm phát của các chỉ số . (33)
    Bảng 7: Kiểm định sự bằng nhau của giá trị trung bình . .(34)
    Bảng 8: Kiểm định khả năng dự báo lạm phát của độ lệch lạm phát hiện tại . .(40)
    Bảng 9: Kiểm định hồi quy ngược . (41)
    Bảng 10: Tỉ trọng của chỉ số lạm phát cơ bản tại một số nước . (42)




    4
    Lời mở đầu
    Lý do chọn đề tài: năm 2011 được xem là một năm khó khăn đối với nền kinh tế Thế
    giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Sự bất ổn của nền kinh tế Mỹ cũng như sự lo ngại
    về nợ công ở châu Âu và các sự kiện lớn nhỏ khác đã làm Thế giới trong năm chứng kiến
    những sự kiện chưa từng có trong lịch sử. Với một mức độ hội nhập lớn, Việt Nam cũng
    không nằm ngoài sư chi phối đó, thể hiện đó là hàng loạt các chỉ tiêu ta không đạt được.
    Mà điển hình nhất đó là lạm phát đã đi quá xa so với mục tiêu ban đầu (18.13% so với
    7%). Năm 2012, mục tiêu mà Nhà Nước ta đặt ra với chỉ tiêu này là dưới 10%. Nhiều nhà
    kinh tế cho rằng đây là một con số quá lí tưởng, nếu không muốn nói là quá khó để có thể
    đạt được. Bởi vì, họ cho rằng bên cạnh việc thực hiện mục tiêu lạm phát, ta còn phải đối
    mặt với nhiều mục tiêu khác, cụ thể đó là mục tiêu tăng trưởng của nền kinh tế, việc hồi
    phục sản xuất kinh doanh và thị trường chứng khoán. Tranh luận này không phải là
    không có cơ sở, tuy nhiên, động thái đưa khuôn khổ lạm phát mục tiêu trong điều hành
    chính sách tiền tệ lại thể hiện sự quyết tâm cao của ngân hàng Nhà Nước trong việc kiềm
    chế lạm phát. Và lúc này, một câu hỏi được đặt ra đó là: có phải CPI là chỉ số đo lường
    đầy đủ và phù hợp nhất để đo lường lạm phát, hay là một chỉ số nào khác, chỉ số không
    chịu ảnh hưởng của các cú sốc cung có tính chất nhất thời và chỉ số đó được tính toán
    như thế nào?
    Đó cũng là lí do tôi chọn đề tài: “Xây dựng chỉ số lạm phát cơ bản tại Việt Nam”
    Mục tiêu nghiên cứu: tìm được chỉ số lạm phát cơ bản phù hợp nhất trong điều kiện tại
    Việt Nam, từ đó đưa ra những khuyến nghị trong việc áp dụng nó vào thực tế.
    Phương pháp nghiên cứu: sử dụng phương pháp định tính, phân tích, so sánh và định
    lượng, bằng cách sử dụng các công cụ hổ trợ như Excel, Eview để kiểm định và đưa ra
    kết luận.




    5
    Nội dung nghiên cứu: chủ yếu là làm rõ khái niệm lạm phát cơ bản và các cách đo lường
    đã được sử dụng tại các nước trên Thế giới. Đồng thời phân tích 5 chỉ số lạm phát cơ bản
    tại Việt Nam dựa cách tính loại trừ, bao gồm: CPI loại trừ nhóm hàng lương thực - thực
    phẩm; CPI loại trừ hàng lương thực, giáo dục; CPI loại trừ hàng lương thực, giáo dục,
    giao thông; CPI loại trừ lương thực - thực phẩm, giáo dục, giao thông và CPI loại trừ
    lương thực - thực phẩm, giáo dục, giao thông, nhà ở và vật liệu xây dựng. Các cách đo
    lường này được kiểm định dựa vào độ biến động, khả năng theo dõi các xu hướng và dự
    báo lạm phát trong tương lai. Trong khi chỉ số CPI loại trừ lương thực - thực phẩm, giáo
    dục, giao thông và CPI loại trừ lương thực - thực phẩm, giáo dục, giao thông, nhà ở và
    vật liệu xây dựng không đáp ứng được yêu cầu theo dõi xu hướng lạm phát thì ba chỉ số
    còn lại thì thoả mãn tiêu chuẩn này. Bên cạnh đó, hai cách tính đó còn không phù hợp so
    với ba cách tính còn lại vì tỉ trọng quá thấp. Trong ba chỉ số còn lại, thì chỉ có chỉ số CPI
    loại trừ lương thực, giáo dục và giao thông thoả mãn được các tiêu chuẩn còn lại. Tuy
    nhiên, do hạn chế về mặt số liệu (chỉ thu thập được số liệu hàng hóa cấp I, chuỗi số liệu
    ngắn) nên việc phân tích gặp một số hạn chế. Mặc dù có hạn chế như vậy, nhưng nhìn
    chung, lạm phát cơ bản theo cách tính trên đã có mức ý nghĩa khá tốt và đại diện cho sự
    thay đổi giá có tính chất dai dẳng của nền kinh tế. Cuối cùng, phân tích chỉ số không
    dừng lại ở đó, nó nên được xem xét phục vụ cho việc đưa ra các chính sách.
    Đóng góp của đề tài: đây là một nghiên cứu có tính ứng dụng khá cao, bài nghiên cứu đã
    chỉ ra được chỉ số lạm phát cơ bản phù hợp nhất cho Việt Nam, đồng thời cũng đưa ra
    được một vài khuyến nghị thực tế trong việc áp dụng.
    Hướng phát triển của đề tài: đó là việc xây dựng một chỉ số mới khi thời gian kiểm
    định dài hơn, cũng như số liệu thu thập được chi tiết hơn.




    6
    PHẦN 1. GIỚI THIỆU
    Chính sách tiền tệ hoạt động thông qua việc tác động đến tổng cầu trong nền kinh tế. Tuy
    nhiên, vào những lúc nền kinh tế đối mặt với các cú sốc cung dẫn đến biến động lớn
    trong giá, thì mục tiêu lạm phát của chính sách tiền tệ có thể mắc phải những sai lầm.
    Theo đó, sự miêu tả chính xác của việc thay đổi giá là tạm thời hay lâu dài mới là điều
    quan trọng. Điều này là do chính sách tiền tệ luôn có một độ trễ. Nếu sự tăng giá là tạm
    thời thì nó sẽ tự phục hồi sớm, nó không cần bất kì một hành động chính sách tiền tệ nào.
    Để giải quyết vấn đề này, nhiều ngân hàng trung ương sử dụng các cách đo lường để loại
    bỏ các biến động giá nhất thời. Lạm phát cơ bản bằng cách loại bỏ các hàng hóa dễ biến
    động từ rổ hàng thông thường giúp nhận dạng xu hướng cơ bản trong lạm phát thông
    thường và tin là sẽ sự báo lạm phát tương lai tốt hơn.
    Nền kinh tế Việt Nam, cũng giống như nhiều nước nông nghiệp đang phát triển khác,
    thường xuyên chịu ảnh hưởng của các cú sốc cung, mà chủ yếu là sự bất ổn trong giá
    lương thực - thực phẩm. Những năm gần đây, nền kinh tế ta chịu một mức lạm phát cao,
    dai dẳng và không có dấu hiệu suy giảm. Đặc biệt, năm 2011 lạm phát cao ở mức báo
    động, vượt xa so với mục tiêu ban đầu, mặc dù công cụ lãi suất đã được sử dụng ở mức
    tối đa. Trong thành phần tăng giá đó, có một bộ phận chịu ảnh hưởng từ cú sốc cung có
    tính chất tạm thời, và một bộ phận khác thì tiếp tục một cách dai dẳng, mặc dù với những
    mức độ khác nhau.
    Lạm phát thấp và ổn định được xem như là một mục tiêu chính yếu của chính sách tiền
    tệ. Sự thay đổi trong chỉ số giá hàng tiêu dùng (CPI) được xem là lạm phát thông thường
    và bên trong CPI, lạm phát của những sản phẩm không bao gồm lương thực - thực phẩm
    được xem là lạm phát cơ bản (Core Inflation) (Mohanty 2011). Tuy nhiên, nhiều ngân
    hàng trung ương khác lại có nhiều cách tính chỉ số lạm phát cơ bản khác, ví dụ như CPI
    loại bỏ lương thực- thực phẩm và năng lượng. Do đó, chuyên đề này cố gắng nhận diện
    được chỉ số lạm phát cơ bản phù hợp nhất trong điều kiện Việt Nam thông qua các cách




    7
    đo lường mà các nước đã sử dụng, cũng như qua việc phân tích số liệu lạm phát của Việt
    Nam.
    Chuyên đề gồm có năm phần. Phần hai sẽ giải thích khái niệm lạm phát cơ bản, ngoài ra
    nó còn thảo luận những kĩ thuật khác nhau được sử dụng để đo lường chỉ số lạm phát cơ
    bản. Phần ba sẽ tổng quan các kết quả nghiên cứu của các tác giả, qua đó sẽ có cái nhìn
    toàn diện và khách quan hơn về lạm phát cơ bản. Ngoài ra, trong phần này sẽ trình bày
    kinh nghiệm của các nước trên Thế giới áp dụng chỉ số lạm phát cơ bản trong điều hành
    chính sách tiền tệ. Phần bốn sẽ tiến hành kiểm định các cách đo lường khác nhau chỉ số
    lạm phát cơ bản tại Việt Nam. Phần năm sẽ tổng hợp lại kết quả nghiên cứu, đồng thời
    đưa ra các khuyến nghị chính sách cũng như những hạn chế của chuyên đề và các hướng
    gợi mở.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...