Tiểu Luận Xây dựng các tiêu chí đánh giá kết quả học tập môn tiếng anh lớp 12

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    XÂY DỰNG CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ
    KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN TIẾNG ANH LỚP 12

    I. PHẦN MỞ ĐẦU:
    1. Lí do chọn đề tài:
    Chương trình giáo dục đào tạo nào cũng có phần kiểm tra đánh giá người học. Kiểm tra đánh giá là yếu tố quan trọng của quá trình giáo dục và được coi là phương tiện và hình thức của đánh giá. Nó cung cấp những thông tin làm cơ sở cho việc đánh giá.
    Qua kiểm tra làm sáng tỏ mức độ đạt được của học sinh về kiến thức, kĩ năng, thái độ so với mục tiêu dạy học đề ra, giúp học sinh nhận ra sự tiến bộ cũng như những tồn tại của bản thân. Từ đó khuyến khích thúc đẩy việc học tập của các em.
    Người dạy cũng phải nhận thức được chỉ có hoàn thiện khâu kiểm tra đánh giá kết quả người học sau mỗi bài dạy, mỗi một chương trình, thì mới có thể biết được phương pháp dạy có phù hợp với người học, có mang lại kết quả cho người học theo mục tiêu chương trình quy định hay không? Không những thế, nếu đánh giá đúng kết quả của người học thì sẽ thúc đẩy, giúp đỡ người học có động lực đúng đắn trong học tập và nó cũng là hình thức gián tiếp đánh giá kết quả của người dạy.
    Hiện nay, trên thực tế của việc học ngoại ngữ ở các trường phổ thông có sự khác biệt giữa học và kiểm tra đánh giá kiến thức học sinh. Chương trình giảng dạy ngoại ngữ ở phổ thông đều chú trọng việc dạy cả bốn kỹ năng nghe, nói, đọc và viết. Nhưng thực tế việc kiểm tra định kỳ của môn ngoại ngữ chỉ làm bài viết nên chủ yếu chỉ đánh giá được kiến thức ngữ pháp, từ vựng và kỹ năng đọc và viết nên nhiều giáo viên chỉ chú trọng dạy ngữ pháp, từ vựng và hai kỹ năng đọc , viết.
    Hiểu được tầm quan trọng của việc kiểm tra đánh giá kiến thức học sinh, nhóm “Ong và Hoa” chọn đề tài “ Xây dựng các tiêu chí đánh giá kết quả học tập môn tiếng Anh lớp 12”.
    2.Mục đích nghiên cứu:
    Xây dựng tiêu chí đánh giá kết quả học tập của học sinh lớp 12 môn Tiếng Anh.
    3.Nhiệm vụ nghiên cứu:
    -Nghiên cứu tài liệu để xác định cơ sở lí luận của đề tài.
    - Xây dựng tiêu chí đánh giá kết quả học của học sinh lớp 12 môn Tiếng Anh .
    4. Phương pháp luận và Phương pháp nghiên cứu:
    4.1. Cơ sở phương pháp luận:
    - Tiếp cận quan điểm hệ thống - cấu trúc: Là cách thức nghiên cứu đối tượng như một hệ thống toàn vẹn, phát triển động, tự hình thành và phát triển thông qua việc giải quyết mâu thuẫn nội tại do sự tương tác hợp quy luật của các thành tố tạo ra. Qua đó phát hiện các yếu số sinh thành, yếu tố bản chất và lôgic phát triển của đối tượng trở thành hệ toàn vẹn, tích hợp mang chất lượng mới.
    -Tiếp cận quan điểm lịch sử: Khi xem xét sự vật hay một hiện tượng, chúng ta thường xem xét quá trình lịch sử của nó. Từ đó thấy được mối quan hệ giữa quá khứ, hiện tại và tương lai của đối tượng nghiên cứu.
    -Tiếp cận quan điểm thực tiễn: xây dựng tiêu chí đánh giá dựa trên thực tiễn đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Anh lớp 12 ở các trường THPT.
    4.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể:
    Trong đề tài chúng tôi vận dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như sau:
    - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: phân tích, tổng hợp tài liệu có liên quan đến đề tài để xây dựng cơ sở lý luận làm cơ sở cho việc xây dựng các tiêu chí đánh giá
    - Xây dựng mô hình: đề tài hướng đến việc xây dựng mô hình đánh giá đầu ra .
    - Phương pháp chuyên gia: tham khảo ý kiến tư vấn của TS Nguyễn Kim Dung về việc xây dựng các tiêu chí đánh giá kêt quả học tập của học sinh.
    5. Giới hạn của đề tài:
    Đánh giá kết quả học tập của học sinh bao gồm ba lĩnh vực : nhận thức, kỹ năng và thái độ ở tất cả các môn học và cấp học, đó là một lĩnh vực đánh giá có qui mô lớn . Với thời gian và năng lực có hạn nên đề tài của chúng tôi chỉ giới hạn ở phạm vi nghiên cứu là xây dựng bộ tiêu chí đánh giá kết quả học tập của học sinh, cụ thể về mặt kiến thức môn Tiếng Anh lớp 12 chương trình chuẩn.
    II. PHẦN NỘI DUNG:
    1. Cơ sở lý luận:
    1.1- Các khái niệm liên quan:
    Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục phổ thông: là mức độ yêu cầu mà cơ sở giáo dục phổ thông phải đáp ứng để được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục. Mỗi tiêu chuẩn bao gồm các tiêu chí đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục phổ thông.
    Tiêu chí đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục phổ thông: là mức độ yêu cầu mà cơ sở giáo dục phổ thông cần đạt được ở một khía cạnh cụ thể của mỗi tiêu chuẩn:
    Đánh giá: đó là quá trình thu thập, phân tích và giải thích thông tin để xác định phạm vi học sinh nắm được các mục tiêu giảng dạy.
    Đánh giá học sinh: là đánh giá trình độ kiến thức, kỹ năng, thái độ của một học sinh hạy một tập thể học sinh trong một bài học, một môn học, một năm học hoặc một khóa học.
    Như vậy đánh giá kết quả học tập của học sinh có thể được mở rộng để chỉ “đánh giá giảng dạy” theo một nghĩa nào đó, đánh giá giảng dạy là đánh giá mức độ hiệu quả của người dạy thông qua đánh giá kết quả học tập của học sinh, sinh viên.
    1.2- Quan điểm của Đảng và Nước ta về công tác giáo dục và đào tạo
    - Trong công cuộc phát triển đất nước, giáo dục và đào tạo giữ một vị trí quan trọng trong việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần vào việc xây dựng một nền kinh tế tri thức. Xuất phát từ những quan điểm đó, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã xác định “Giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực thức đẩy công nghiệp hoá và hiện đại hóa đất nước”, “nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; đỏi mới cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lý, nội dung, phương pháp dạy và học, chấn hưng nền giáo dục Việt nam .”, “Hoàn thiện hệ thống đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục” (Trích Văn kiện ĐH Đảng toàn quốc lần thứ X, trang 94, 95, 97 NXB CTQG)
    - Công tác đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục được triển khai trong vài năm gần đây, đã có những tác động tích cực đến chất lượng giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân. Để góp phần thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X và nhằm nhanh chóng tạo bước chuyển biến lớn về chất lượng giáo dục. Bộ giáo dục và đào tạo đã ban hành Chỉ thị số: 46/2008/CT-GDĐT, ngày 05/8/2008 về việc “tăng cường công tác đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục” . Tại Chỉ thị, nhiệm vụ thứ 6 nêu rõ “Triển khai các hoạt động đánh giá chất lượng giáo dục phổ thông. Trong năm học 2008-2009, mỗi sở giáo dục và đào tạo triển khai đánh giá khoảng 2,5% số trường tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông trên các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau theo các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng do Bộ giáo dục và đào tạo ban hành nhằm xác định thực trạng chung của các cơ sở giáo dục”.
    1.3. Các vấn đề lí luận có liên quan đến việc xây dựng tiêu chí:1.3.1. Yêu cầu khi xây dựng tiêu chuẩn-Dựa vào mục tiêu-Dựa trên nội dung chương trình-Được xây dựng xuyên suốt theo 1 chương trình môn học từ cấp bậc thấp đến cao. Đối với môn Tiếng Anh từ lớp 6 đến lớp 12.-Phù hợp với tình hình thực tế của đất nước.1.3.2. Mục tiêu:1.3.2.1. Mục tiêu chungMôn Tiếng Anh ở Trung học phổ thông nhằm giúp học sinh:-Về kiến thức:có kiến thức cơ bản, tương đối hệ thống và hoàn chỉnh về Tiếng Anh, phù hợp với trình độ, đặc điểm tâm lý lứa tuổi.-Về kỹ năng:Sử dụng tiếng Anh như một công cụ giao tiếp ở mức độ cơ bản dưới các dạng nghe, nói, đọc viếtvề thái độ
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...