Thạc Sĩ xây dựng các tiêu chí đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên thcs áp dụng thí điểm tại thị xã

Thảo luận trong 'Khoa Học Xã Hội' bắt đầu bởi Bống Hà, 1/5/13.

  1. Bống Hà

    Bống Hà New Member

    Bài viết:
    5,424
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu

    MỞ ĐẦU
    I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
    1. Bối cảnh chung của giáo dục Việt Nam

    Chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng giáo dục phổ thông nói
    riêng ngày càng được nhiều nhà giáo dục, quản lý, nghiên cứu và xã hội quan
    tâm. Trên các diễn đàn chính trị, trong các hội thảo khoa học, trên các phương
    tiện thông tin đại chúng có không ít những cuộc tranh luận về chất lượng giáo
    dục hiện nay ở nước ta, nhiều người đã cố gắng đưa ra những lý giải, đề xuất
    những biện pháp để nâng cao chất lượng giáo dục.
    Đảng, Nhà nước và Ngành GD-ĐT, bằng những chủ trương và biện
    pháp cụ thể, đang phấn đấu cho một nền giáo dục có chất lượng tốt nhằm đạt
    được mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài.
    Trong các văn bản ký kết với các tổ chức quốc tế, Việt Nam đã cam kết phấn
    đấu từng bước phổ cập giáo dục và nâng cao chất lượng giáo dục.
    Bên cạnh những chủ trương và biện pháp nhằm nâng cao chất lượng
    giáo dục, đổi mới quản lý chất lượng giáo dục là một giải pháp được đặc biệt
    quan tâm. Chất lượng giáo dục trung học phổ thông, giữa các cấp học và bậc
    học khác, luôn giữ vị trí hết sức quan trọng vì chất lượng giáo dục trung học
    phổ thông sẽ quyết định chất lượng sinh viên vào học đại học, cao đẳng, giáo
    dục chuyên nghiệp và chất lượng của lực lượng lao động có trình độ sau trung
    học phổ thông. Mặt khác, chất lượng giáo dục trung học phổ thông là một
    trong những yếu tố quan trọng để nâng cao kỹ năng sống cho thế hệ trẻ bước
    vào đời. Điều đó cũng sẽ giúp cho Việt Nam nhanh chóng hội nhập quốc tế và
    khu vực, đồng thời tăng cường khả năng cạnh tranh với các nước khác trong
    khu vực và trên thế giới.
    Từ năm 2001, sau khi "Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010"
    được ban hành, nhiệm vụ “xây dựng và triển khai hệ thống kiểm định chất
    lượng ở mọi cấp học, bậc học và hình thức đào tạo” trở nên rất cấp bách. Đây
    là văn bản qui phạm pháp luật đầu tiên đưa ra khái niệm kiểm định chất lượng
    ở mọi cấp học, bậc học. Tuy còn có những ý kiến khác nhau, nhưng đã được
    định hình nội hàm của nó bằng văn bản số 4778/QĐ-BGD-ĐT-TCCB của Bộ
    trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 08 tháng 9 năm 2003 về việc quy định
    chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng.
    Theo văn bản này, kiểm định chất lượng giáo dục của các cấp học, bậc học và
    trình độ đào tạo bao gồm:
    - Đánh giá chất lượng giáo dục tiểu học, giáo dục trung học cơ sở và
    giáo dục trung học phổ thông, giáo dục thường xuyên;
    - Đảm bảo chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục trung học
    chuyên nghiệp; giáo dục đại học và sau đại học;
    - Công nhận các cơ sở giáo dục và chương trình giáo dục đạt tiêu
    chuẩn chất lượng.
    Ở nhiều nước trên thế giới, đánh giá chất lượng giáo dục là hoạt động
    đồng hành với công tác dạy và học ở các cơ sở giáo dục. Đánh giá chất lượng
    được sử dụng vào các mục đích: giám sát quá trình dạy và học, dự đoán các
    kết quả đào tạo hay nhằm cải tiến chất lượng giáo dục.
    Đánh giá chất lượng giáo dục có nhiều nội dung khác nhau, trong đó
    có đánh giá chất lượng sản phẩm giáo dục. Sản phẩm giáo dục ở đây là các
    phẩm chất có được của học sinh như đạo đức, kiến thức, kỹ năng, thể lực,
    thẩm mỹ v.v. Các hoạt động đánh giá của nhiều nước thường tập trung vào
    đánh giá kiến thức, kỹ năng và tư cách đạo đức của học sinh, thông thường ở
    cuối cấp trong phạm vi cả nước hoặc tiểu bang theo các chuẩn mực qui định.
    Các hoạt động đánh giá này rất phổ biến ở Bắc Mỹ, Châu Âu, Australia.
    Nhiều nước còn tiến hành đánh giá chất lượng học sinh ở các lớp giữa các cấp
    học để giám sát chất lượng dạy và học và nhằm đưa ra những biện pháp can
    thiệp kịp thời (Ví dụ: Bang New South Wales, Australia, Mỹ v.v).
    Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng chất lượng sản phẩm giáo dục chịu
    ảnh hưởng của nhiều yếu tố, đặc biệt là yếu tố chất lượng nhà trường như chất
    lượng của đội ngũ giáo viên; các hoạt động giáo dục diễn ra trong lớp học, và
    môi trường chung lành mạnh trong nhà trường. Yếu tố chất lượng nhà trường
    thường được gọi là yếu tố đảm bảo chất lượng.
    Đánh giá chất lượng đội ngũ giáo viên được sử dụng khá phổ biến ở
    nhiều nước. Khác với hệ thống thanh tra có thể tiến hành đánh giá từng giáo
    viên thông qua năng lực giảng dạy của họ, đánh giá chất lượng giáo viên
    nhằm tập trung mô tả thực trạng chung của toàn bộ đội ngũ giáo viên của nhà
    trường, của hệ thống, qua đó cung cấp các thông tin để cấp có thẩm quyền
    đưa ra các biện pháp kịp thời nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên.
    Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chất lượng nhà trường được nâng cao
    khi đội ngũ giáo viên của nhà trường có kỹ năng chuyên môn cao, được giảng
    dạy trong lĩnh vực họ được đào tạo, có kinh nghiệm, nhiệt tình, và định kỳ
    được nâng cao nghiệp vụ chuyên môn.
    Chất lượng của các hoạt động trong lớp học được cấu thành từ chất
    lượng của chương trình, phương pháp giảng dạy, tư liệu học tập và thiết bị,
    kiểm tra và đánh giá trong lớp học và kể cả thái độ học tập của học sinh. Học
    sinh sẽ tiếp thu được tốt hơn khi chương trình được thiết kế một cách khoa
    học và phù hợp với người học. Các nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng những học
    sinh lớp dưới thường học tốt hơn trong các lớp học không quá đông học sinh.
    Các yếu tố đặc trưng cho mỗi trường phổ thông thường được thể hiện
    qua sự lãnh đạo của hiệu trưởng và ban giám hiệu nhà trường, mục tiêu của
    nhà trường, tập thể chuyên môn, kỷ luật và môi trường học tập. Các yếu tố
    đặc trưng của nhà trường không có tác động trực tiếp đến học sinh nhưng nó
    có những ảnh hưởng gián tiếp một cách đáng kể đến người học thông qua
    giáo viên và lớp học.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...