Luận Văn Xây dựng các sản phẩm du lịch liên quan đến cây lúa Thái Bình

Thảo luận trong 'Du Lịch' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài

    Trong xu thế hội nhập, ngành du lịch Việt Nam đang đứng trước nhiều thách thức, việc lựa chọn ra được phương hướng phát triển phù hợp với tiềm năng về tài nguyên du lịch phong phú của mình, để tạo ra các sản phẩm du lịch có khả năng cạnh tranh cao trong khu vực và quốc tế là hết sức cần thiết và cấp bách.

    Trên thực tế nhiều quốc gia họ đều phải nỗ lực xây dựng sản phẩm du lịch với khả năng cạnh tra^ cao và mang tính độc đáo đặc trưng để có thể thu hút khách du lịch. Tuy nhiên, với Việt Nam tiềm năng về tài nguyên du lịch phong phú, nhưng trên thực tiễn phát triển các sản phẩm du lịch còn rời rạc, thiếu đồng bộ, thiếu tính độc đáo, chất lượng dịch vụ không thống nhất và ở mức giá không cạnh tranh so với khu vực và quốc tế.

    Là một quốc gia nằm trong khu vực Đông Nam Á, nước ta có nền văn minh nông nghiệp lúa nước lâu đòi. Việt Nam mang trong mình đầy đủ những điều kiện thuận lợi để luôn là một trong ba nước có sản lượng xuất khẩu lương thực nhiều nhất trên thế giới. Vì vậy việc phát triển sản xuất lượng thực không những là quan trọng mà còn là chỗ dựa vững chắc để tạo phát triển cho các ngành sản xuất khác trong nền kinh tế quốc dân. Ngoài ra lương thực còn là nguồn dự trữ để nhà nước thực hiện chính sách xã hội

    Đối với nước ta, sản xuất lương thực chủ yếu và quan trọng vẫn là lúa gạo. Do vậy việc thâm canh sản xuất lúa vẫn là mục tiêu hàng đầu đặt ra. Cây lúa không chỉ có ý nghĩa đối với sự sống của con người mà nó còn là một sản phẩm du lịch. Việc tạo ra các sản phẩm du lịch từ cây lúa sẽ đem lại thu nhập cho nền kinh tế quốc dân và tạo ra sự đa dạng về các sản phẩm du lịch nhưng chưa được ngành du lịch Việt Nam khai thác. Trên thực tế thì ẩm thực của Việt Nam luôn xoay quanh các sản phẩm được làm từ lúa các loại bánh đặc sản, các món ăn truyền thống, hàng lưu niệm, những món quà . luôn là một sự hấp dẫn cho du khách. Không đơn giản là tận hưởng những giây phút nghỉ ngơi, thư giãn khi tham gia du lịch ở nông thôn, du khách còn có cơ hội tìm hiểu những tầng sâu
    văn hoá sinh hoạt của người dân địa phương, hiểu được những kinh nghiệm, quy trình, phương thức để cho ra đời một sản phẩm. Cùng tham gia vào quá trình lao động sản xuất của người dân. Hình thức này vừa góp phần “làm mới” hoạt động du lịch, vừa giúp nông dân nâng cao thu nhập vừa tạo ra sự mới mẻ cho sản phẩm du lịch.

    Thái Bình là một tỉnh đồng bằng ven biển châu thổ sông Hồng, có diện tích đất nông nghiệp trên 83 nghìn ha đất canh tác lúa, năng suất nhiều năm nay đã đạt trên 13 tấn/ha, sản lượng đạt hơn 1 triệu tấn lương thực mỗi năm.Với địa hình bằng phẳng thuận lợi cho việc phát triển sản xuất, hơn nữa Thái Bình còn là một tỉnh có truyền thống về sản xuất nông nghiệp, người dân nơi đây có kinh nghiệm về thâm canh lúa nước từ lâu đời. Là một tỉnh mà du lịch còn kém phát triển do các sản phẩm du lịch còn chưa được đa dạng và phong phú, vì thế để du lịch thực sự trở thành một ngành kinh tế thì ngành du lịch Thái bình cần phải đa dạng hoá sản phẩm du lịch, đặc biệt là làm phong phú hơn nữa các loại hình du lịch (trước đây chủ yếu là du lịch văn hoá). Do đó để tận dụng những tiềm năng sẵn có của một tỉnh thuần nông với mong muốn tìm hiểu loại hình du lịch mới được đưa vào khai thác và có triển vọng phát triển tại Thái Bình tôi đã chọn đề tài: “ xây dựng các sản phẩm du lịch liên quan đến cây lúa Thái Bình” góp phần vào việc thúc đẩy hoạt động du lịch ở Thái Bình phát triển và góp phần vào việc cải thiện đời sống của người dân.

    2. Đối tượng nghiên cứu

    Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những quy trình canh tác cũng như các sản phẩm từ cây lúa mà có thể trở thành sản phẩm du lịch.

    3. Phạm vi nghiên cứu

    Phạm vi và không gian nghiên cứu là khu vực tỉnh Thái Bình.

    Nội dung nghiên cứu: Những vấn đề liên quan đến sản xuất lúa gạo và những sản phẩm làm ra từ chúng

    4. Phương pháp nghiên cứu

    Một số phương pháp sử dụng để tiến hành nghiên cứu đề tài là

    - Thống kê, thu thập sử lý số liệu
    - Khảo sát thực tế ở địa phương

    - Phân tích tổng hợp đánh giá

    - Điều tra xã hội học 5. Bố cục khóa luận

    Ngoài phần tài liệu tham khảo và phụ lục khóa luận gồm 3 chương:

    Chương 1. Cơ sở lý luận

    Chương 2. Một số sản phẩm liên quan tới cây lúa Thái Bình
    Chương 3. Sản phẩm du lịch liên quan đến cây lúa Thái Bình và các giải pháp phát triển.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...