Luận Văn xây dựng các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam thực trạng và giải pháp phát triển

Thảo luận trong 'Ngoại Thương' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    Trang
    LỜI MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG 1: SỰ CẦN THIẾT PHẢI XÂY DỰNG CÁC MẶT HÀNG XUẤT KHẨU CHỦ LỰC CỦA VIỆT NAM
    3
    I. Khái quát chung về các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam 3
    1. Một số quan điểm về mặt hàng xuất khẩu chủ lực 3
    2. Ý nghĩa và tính cấp thiết của việc xây dựng mặt hàng xuất khẩu chủ lực trong nền kinh tế quốc dân
    4
    3. Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam hiện nay 9
    II. Một số tồn tại trong xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Việt Nam hiện nay
    11
    1. Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp còn kém 11
    2. Năng suất, chất lượng hàng xuất khẩu chưa cao và không ổn định 15
    3. Hiệu quả kinh tế thấp 16
    4. Thiếu am hiểu về pháp luật và tập quán mua bán quốc tế 16
    5. Ảnh hưởng của yếu tố khách quan 17
    III. Cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu mặt hàng chủ lực khi Việt Nam hội nhập kinh tế khu vực và thế giới
    18
    1. Tính tất yếu của hội nhập kinh tế thế giới 18
    2. Cơ hội 19
    3. Thách thức 21
    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XÂY DỰNG CÁC MẶT HÀNG CHỦ LỰC CỦA VIỆT NAM 23
    I. Hiện trạng xây dựng các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam 23
    1. Chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam
    23
    2. Thực trạng xây dựng các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam
    28
    II. Đánh giá tình hình xây dựng các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam
    36
    1. Chính phủ hỗ trợ mạnh mẽ song còn nhiều bất cập về chính sách và văn bản hướng dẫn
    36
    2. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu chủ lực chuyển dịch tích cực 40
    3. Cơ cấu thị trường có chuyển biến cơ bản 41
    4. Chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo thành phần kinh tế nhưng tiềm năng của mọi thành phần kinh tế lại chưa được phát huy mạnh mẽ
    42
    5. Sự hưởng ứng của doanh nghiệp chưa đồng đều 43
    6. Cơ cấu lao động và kỹ thuật từng bước đổi mới theo hướng CNH- HĐH song sự chuyển đổi còn chậm và thiếu định hướng cụ thể
    44
    III. Kinh nghiệm xây dựng các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của một số nước Đông Á
    44
    1. Khái quát chính sách lựa chọn sản phẩm xuất khẩu của các nước Đông Á kể từ khi bắt đầu thực hiện công nghiệp hóa đến nay
    44
    2. Kinh nghiệm xây dựng mặt hàng xuất khẩu chủ lực của một số nước Đông Á khi bắt đầu thực hiện công nghiệp hóa đến nay
    46
    3. Bài học rút ra từ kinh nghiệm của các nước Đông Á 51
    CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP XÂY DỰNG, ĐẨY MẠNH SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU CÁC MẶT HÀNG XUẤT KHẨU CHỦ LỰC CỦA VIỆT NAM
    54
    I. Định hướng của Nhà nước về xây dựng các mặt hàng xuất khẩu chủ lực đến năm 2010
    54
    1. Định hướng chung về xuất khẩu đến năm 2010 54
    2. Định hướng về xây dựng các mặt hàng xuất khẩu chủ lực đến năm 2010
    55
    3. Định hướng về thị trường xuất khẩu 63
    II. Giải pháp phát triển nhằm đẩy mạnh xây dựng các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam
    66
    1. Nhóm giải pháp tổ chức nguồn hàng và cải biến cơ cấu mặt hàng xuất khẩu
    66
    2. Nhóm biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của các mặt hàng xuất khẩu chủ lực
    69
    3. Nhóm biện pháp tài chính 71
    4. Nhóm giải pháp thị trường - Marketing 72
    5. Nhóm giải pháp thể chế - tổ chức 75
    KẾT LUẬN 77
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 78


    LỜI MỞ ĐẦU

    Trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế hiện nay, Việt Nam đang thực hiện chiến lược công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu. Nhà nước đã chủ trương đẩy mạnh xuất khẩu coi xuất khẩu là tiền đề để công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước, là mũi nhọn có ý nghĩa quyết định đối với việc thực hiện các mục tiêu kinh tế của nước ta. Trong đó, việc đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Việt Nam là một phần quan trọng của chiến lược này bởi ý nghĩa và vai trò quyết định của nó đối với việc tăng hoặc giảm tổng kim ngạch xuất khẩu nói riêng và nguồn thu ngân sách nói chung. Do vậy, việc xây dựng một cơ cấu mặt hàng xuất khẩu chủ lực hợp lý, phù hợp với khả năng và tình hình sản xuất, phát triển của nền kinh tế nước ta nhằm phát huy tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong nước và nước ngoài đã đang và sẽ là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu của Nhà nước và các doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu.
    Từ năm 1991 đến nay, việc “ xây dựng các mặt hàng xuất khẩu chủ lực” của Việt nam đã đạt được một số thành tựu bước đầu. Chúng ta đã có một số mặt hàng xuất khẩu giữ vai trò quan trọng trên thị trường thế giới như gạo, cà phê, hạt tiêu . với kim ngạch hàng trăm triệu USD.
    Mặc dù cơ cấu hàng xuất khẩu có những chuyển biến tích cực nhưng vẫn còn nhiều hạn chế và mất cân đối, tỷ trọng các mặt hàng thô hoặc sơ chế vẫn còn cao, tổ chức và cơ chế quản lý hoạt động xuất khẩu còn lỏng lẻo.
    Trước tình hình đó, để đạt được mục tiêu tăng trưởng, xuất khẩu với tốc độ nhanh, tạo điều kiện cho hàng hoá nước ta xâm nhập và chiếm lĩnh thị trường khu vực và thế giới càng nhiều, ổn định và vững chắc, đặc biệt là các mặt hàng xuất khẩu chủ lực, chúng ta phải nhanh chóng nhìn nhận, phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động xây dựng các mặt hàng xuất khẩu chủ lực nhằm đưa ra những giải pháp khắc phục kịp thời những tồn tại đó.
    Để góp phần đánh giá một cách đúng đắn, khách quan và đưa ra một số giải pháp chủ yếu để hoạt động xây dựng các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt nam đạt hiệu quả cao, em đã chọn đề tài: “Xây dựng các mặt hàng xuát khẩu chủ lực của Việt Nam: thực trạng và giải pháp phát triển.” là đề tài cho khoá luận tốt nghiệp của mình.
    Trong bài viết, em xin trình bày các nội dung:
    Chương I: Sự cần thiết phải xây dựng các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.
    Chương II: Thực trạng xây dựng các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.
    Chương III: Các giải pháp xây dựng, đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...