Tiến Sĩ Xây dựng các giải pháp bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản tại đầm Thị Nại, tỉnh Bình Định

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 23/1/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIÊN SĨ KỸ THUẬT
    NĂM 2013

    MỤC LỤC
    LỜI CAM ĐOAN ii
    LỜI CÁM ƠN . iii
    MỤC LỤC . iv
    DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT v
    DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ . vi
    MỞ ĐẦU .1

    CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .6

    1.1. Điều kiện tự nhiên đầm Thị Nại 6
    1.2. Nguồn lợi thủy sản vùng nước đầm Thị Nại .9
    1.3. Các hệ sinh thái đặc trưng trong đầm Thị Nại .10
    1.4. Tổng quan về tình hình nghiên cứu .12
    1.5. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu 42

    CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 44
    2.1. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu 44
    2.2. Tiếp cận nghiên cứu 45
    2.3. Phương pháp nghiên cứu .48

    CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 56

    3.1. Các vấn đề về kinh tế - xã hội có liên quan 56
    3.2. Hiện trạng khai thác thủy sản và những tác động .61
    3.3. Các hoạt động khác tác động đến nguồn lợi thủy sản trên đầm Thị Nại .83
    3.4. Công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản tại đầm Thị Nại 90
    3.5. Các giải pháp về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản tại đầm Thị Nại .96

    KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 118

    1. Kết luận .118
    2. Đề xuất những nghiên cứu tiếp theo .119

    DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 121
    TÀI LIỆU THAM KHẢO .122
    PHỤ LỤC 127

    MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của luận án

    Ở Việt Nam, các đầm phá tiêu biểu phân bố ở dải ven bờ miền Trung từ Huế đến Ninh Thuận [30] bao gồm các đầm nổi tiếng như đầm Nại (Ninh Thuận), Thuỷ Triều (Khánh Hòa), Ô Loan ( Phú Yên), Cù Mông (Phú Yên), Trà Ổ (Bình Định), Nước Ngọt ( Đề Gi - Bình Định ), Thị Nại ( Bình Định), Nước Mặn (Quảng Ngãi), An Khê (Quảng Ngãi), Trường Giang (Quảng Ngãi), Lăng Cô ( Thừa Thiên Huế)
    và Tam Giang - Cầu Hai ( Thừa Thiên Huế) với tổng diện tích vào khoảng 448 km2. Lớn nhất trong số đó và cũng thuộc loại lớn nhất thế giới là hệ đầm phá Tam Giang

    - Cầu Hai, chạy dài 67 km, rộng (1ư10) km và có diện tích vào khoảng 216 km2. Các đầm phá trên phân bố khá đều trên khoảng chiều dài chừng 700 km đường bờ biển và chiếm khoảng 21% chiều dài đường bờ biển nước ta.
    Đầm Thị Nại nằm ở cực nam tỉnh Bình Định, bao bọc bởi thành phố Quy Nhơn và huyện Tuy Phước, đầm thông với vịnh Quy Nhơn và hướng ra biển. Đầm Thị Nại thuộc loại đầm kín, đựơc che chắn với biển bởi bán đảo Phương Mai dọc theo phía đông. Với diện tích là 5060 ha, chiều dài là 16 km, cửa đầm thông với vịnh Quy Nhơn có chiều rộng (400ư500) m. Sự giao thoa nước giữa đầm và biển chủ yếu xảy ra dưới tác động của hai quá trình : truyền triều và nuớc sông đổ vào đầm ra vịnh và biển. Vào mùa khô nước biển có khả năng thâm nhập sâu vào vùng đầm. Nhưng vào mùa mưa, khi nước sông Côn và các sông nhỏ khác đổ vào đầm thì hầu hết diện tích đầm bị bao phủ bởi nước ngọt.
    Đây là một trong những đầm phá thể hiện những nét đặc trưng về một hệ sinh thái của vùng đất ngập nước ở khu vực miền Trung Việt Nam. Khu vực này có yếu tố sông họat động mạnh vào mùa mưa và yếu tố biển họat động mạnh vào mùa khô. Các yếu tố sông và biển ở trên đã tạo nên các vùng nước ngọt, nước lợ, nước mặn theo mùa. Tùy theo vị trí của bãi so với vị trí của sông và mép nước biển nguồn nước trên ngấm vào đất tạo ra những vùng đất nhiễm mặn khác nhau và ở đó có những thảm thực vật và các lọai động vật tương ứng thích hợp với môi trường sống.
    Vai trò của đầm Thị Nại rất quan trọng trong đời sống cho những cộng đồng dân cư ở khu vực ven biển huyện Tuy Phước và thành phố Quy Nhơn - tỉnh Bình Định như:
    - Hạn chế ảnh hưởng lũ lụt: Bằng cách giữ và điều hoà lượng nước mưa như “bồn chứa” tự nhiên, giải phóng nước lũ từ từ và có thể làm giảm hoặc hạn chế lũ lụt ở vùng hạ lưu.
    - Ổn định vi khí hậu: Do chu trình trao đổi chất và nước trong các hệ sinh thái, nhờ lớp phủ thực vật của đất ngập nước, sự cân bằng giữa O2 và CO2 trong khí quyển khiến vi khí hậu địa phương được ổn định đặc biệt là nhiệt độ và lượng mưa.
    - Chống sóng, bão, ổn định bờ biển và chống xói mòn nhờ lớp phủ thực vật đặc biệt là rừng ngập mặn ven biển, thảm cỏ .có tác dụng làm giảm sức gió của bão và bào mòn đất của dòng chảy mặt.
    - Xử lý nước, giữ lại chất cặn, chất độc và được coi như “bể lọc” tự nhiên, nó có tác dụng giữ lại những chất lắng đọng và chất độc (chất thải sinh hoạt và công nghiệp).
    - Giữ lại chất dinh dưỡng, làm nguồn phân bón cho cây và thức ăn của các sinh vật sống trong hệ sinh thái đó.
    Khu vực đầm Thị Nại là thủy vực khá lớn có vai trò kinh tế quan trọng đối với toàn tỉnh; nơi đây có cảng biển Quy Nhơn là cửa ngõ thông ra biển của tỉnh Bình Định và một số tỉnh Tây Nguyên. Ngoài những vai trò quan trọng trên, hàng năm đầm Thị Nại mang lại cho cộng đồng dân cư ở khu vực này một khối lượng lớn về nguồn lợi thủy sản. Nhiều sản phẩm có giá trị kinh tế cao như : cá hồng, cá mú, hàu, vẹm, tôm góp phần giải quyết nhu cầu đời sống của đại bộ phận dân cư ven đầm và đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội chung của địa phương và của tỉnh Bình Định.
    Bên cạnh sự phát triển kinh tế, do sức ép về gia tăng dân số, do nhu cầu sống nên một số bộ phận cư dân ven đầm đã tiến hành các họat động khai thác thủy sản bằng nhiều công cụ, phương tiện khác nhau mang tính chất hủy diệt như: sử dụng xung điện, các lọai ngư cụ có kích thước mắt lưới nhỏ để khai thác thủy sản một cách triệt để; khai thác các đối tượng thủy sản trong giai đọan sinh sản và các lọai tôm cá trong thời kỳ ấu niên; khai thác và tiêu thụ các loại thủy sản có giá trị kinh tế cao, quý hiếm, hoặc có nguy cơ bị tuyệt chủng.
    Mặt khác, do chưa có định hướng quy họach khai thác thủy sản tại các vùng nước trên đầm, nên việc gia tăng số lượng phương tiện khai thác, các lọai ngư cụ khác nhau đã làm tăng cường độ khai thác lớn trên một diện tích mặt nước; việc tranh giành ngư trường khai thác giữa các hộ dân; việc sử dụng hơn 1000 ha rừng ngập mặn để nuôi trồng thủy sản; việc xả thải các tàu thuyền ở khu vực cảng và các khu công nghiệp Các họat động kinh tế và của cộng đồng dân cư ở đây cùng với sự biến đổi của các yếu tố sinh thái ở khu vực này đã làm cho diện tích đầm có nguy cơ bị thu hẹp, môi trường vùng nước bị ô nhiễm, nguồn lợi thủy sản tại đầm Thị Nại trong những năm qua bị suy giảm nghiêm trọng, tác động trực tiếp đến sinh kế của cộng đồng dân cư và nền kinh tế thủy sản tại huyện Tuy Phước và thành phố Quy Nhơn.
    Việc nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng trong lĩnh vực khai thác thủy sản và những tác động có liên quan đến nguồn lợi, môi trường thủy sản nhằm tìm kiếm các giải pháp cụ thể, khả thi về khai thác và bảo vệ nguồn lợi có hiệu quả và bền vững, gắn kết trách nhiệm của cộng đồng dân cư trong việc quản lý, khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại các vùng đầm phá ven biển là việc làm rất cần thiết. Đặc biệt là việc chọn lựa địa điểm nghiên cứu đầm Thị Nại nơi có tính chất đặc thù và điển hình của vùng đất ngập nước, chứa đựng nhiều nguồn lợi thủy sản phong phú, đa dạng; khu vực đang bị tàn phá nghiêm trọng về môi trường và nguồn lợi thủy sản do việc khai thác bằng các công cụ, phương tiện mang tính hủy diệt và nhiều họat động kinh tế khác như: phá rừng ngập mặn, xả thải công nghiệp, tàu thuyền . Từ đó làm cơ sở cho việc ứng dụng các giải pháp, triển khai mô hình quản lý khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản tại các đầm phá trong tỉnh. Đó là những vấn đề mang tính cấp thiết đặt ra trong thực tiễn quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững nguồn lợi thủy sản đối với các nhà khoa học, nhà quản lý nghề cá tại khu vực đầm Thị Nại tỉnh Bình Định.

    2. Mục tiêu của luận án
    Xây dựng các giải pháp bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản nhằm bảo vệ, phục hồi và phát triển nguồn lợi thủy sản; hướng đến sự phát triển nghề cá bền vững, có trách nhiệm, góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực đầm Thị Nại tỉnh Bình Định.

    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
    3.1. Đối tượng nghiên cứu

    Đối tượng nghiên cứu là các hoạt động khai thác thủy sản và các hoạt động quản lý có liên quan đến việc bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.
    3.2. Phạm vi nghiên cứu

    - Cộng đồng ngư dân nghề cá tại các xã, phường : các xã thuộc huyện Tuy Phước (Phước Thắng, Phước Thuận, Phước Sơn, Phước Hòa), các xã phường thuộc thành phố Quy Nhơn ( Nhơn Hội, Nhơn Bình, Đống Đa, Thị Nại, Hải Cảng ) có số lượng hộ tham gia khai thác, nuôi trồng thủy sản thuộc vùng nước của đầm Thị Nại, tỉnhBình Định.

    - Nghiên cứu trong lĩnh vực quản lý khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Các tác động khác về nuôi trồng thủy sản, ô nhiễm môi trường và các hoạt động khác được xem xét dưới góc độ phân tích và đánh giá các tác động tương quan.

    4. Nội dung nghiên cứu của luận án
    - Hiện trạng về kinh tế - xã hội có liên quan đến hoạt động thủy sản trong cộng đồng cư dân ở khu vực đầm Thị Nại.
    - Nghiên cứu thực trạng về khai thác thủy sản và các tác động đến nguồn lợi và môi trường thủy sản ở đầm Thị Nại.
    - Các họat động kinh tế khác có tác động đối với nguồn lợi và môi trường thủy sản ở đầm Thị Nại.
    - Nghiên cứu và đánh giá thực trạng về công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản tại khu vực đầm Thị Nại.
     
Đang tải...