Luận Văn Xây dựng các chương trình ứng dụng cho PLD có trong phòng thí nghiệm của khoa KTĐT1

Thảo luận trong 'Điện - Điện Tử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I.Tính cấp thiết của đề tài
    Hiện nay tại phòng thí nghiệm của khoa Kĩ thuật Điện tử 1 được trang bị các thiết bị dùng để lập trình cho các cấu kiện PLDs (Programmable Logic Devices). Việc nghiên cứu triển khai các ứng dụng của PLD cho sinh viên thực hành là rất cần thiết. Tuy nhiên, cho đến nay chỉ có một số ứng dụng của PLD được đưa vào một số bài thí nghiệm thuộc môn học Kĩ thuật số ở khoa Kĩ thuật Điện tử 1. Đề tài này ngoài việc tạo điều kiện cho sinh viên (nhất là sinh viên đại học) được tiếp xúc cũng như phát triển các ứng dụng của PLD vẫn còn bị hạn chế ở trong khoa (lập trình cho các PLD và chạy các ứng dụng trên các tấm mạch có sẵn trong phòng thí nghiệm) nó còn góp phần nghiên cứu, triển khai các ứng dụng mới cho PLD. Kết quả của đề tài giúp cho các sinh viên ít có điều kiện tiếp xúc với tài liệu và các thiết bị về PLD có thể nắm được phương pháp lập trình cho PLD (sử dụng phần mềm SNAP) và cách triển khai các ứng dụng lên các tấm chạy thử.

    II. Nội dung khoa học
    1. Tổng quan về PLD
    Các cấu kiện lập trình được (PLD) là các mảng cổng logic tiêu chuẩn, có thể được cấu hình bằng các phương trình khác nhau để thực hiện nhiều hàm logic. Đơn giản nhất là các mạch logic liên hợp như bộ giải mã hoặc ghép kênh, sau đó là các bộ ghi, phức tạp hơn nữa là các mô hình trạng thái được dùng trong điều khiển hệ thống. Trong phòng thí nghiệm hiện nay có tấm ứng dụng PLD 28-110, nó cho phép tiến hành với hai loại cấu kiện khác nhau là PLC18V8Z và PLC42VA12 (hai loại này dễ phân biệt với nhau vì PLC18V8Z có 20 chân, còn PLC41VA12 có 24 chân).
    Để tiện dùng trên tấm ứng dụng 28-110, các PLD đã được lắp sẵn theo modul. Modul 28-110 gắn sẵn PLC18V8Z, modul 28-102 gắn sẵn PLC42VA12.

    2. Phần mềm SNAP
    2.1 Giới thiệu.
    SNAP (Synthesis Netlist Analysis & Program software) là một chương trình phần mềm của hãng Philips Semiconductors được dùng để thiết kế mạch logic trên những cấu kiện có thể lập trình được của Philips. Quy cách xây dựng phương trình logic thì không phụ thuộc vào loại cấu kiện PLD. Sau khi mô phỏng và gỡ rối cho một mạch logic, trước hết ta có thể xác định rõ bản thiết kế mạch, sau đó chọn bộ thiết bị PLD.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...