Đồ Án Xây dựng các cách tiếp cận và phương pháp sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên sinh học nhìn từ góc

Thảo luận trong 'Du Lịch' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mở đầu
    Trong quyết định mục IV/15, Hội nghị các Bên tham gia Công ­ớc Đa dạng Sinh học (COP) đã đề nghị các quốc gia trình những thông tin về các mối đe dọa hiện tại đối với đa dạng sinh học do các hoạt động du lịch gây ra; các cách tiếp cận, chiến l­ược và các công cụ nhằm minh chứng cho những nơi có sự t­ương hỗ giữa du lịch và bảo tồn; sự tham gia của khối tư­ nhân và của các cộng đồng bản địa vào việc thiết lập các ph­ơng thức bền vững; sự hợp tác cấp vùng và tiểu vùng; qui hoạch cơ sở hạ tầng để gắn kết du lịch với những quan tâm của Công ­ớc về Đa dạng Sinh học (CBD); và các chính sách cũng nh­ các hoạt động thích hợp về du lịch bền vững để khởi xư­ớng một tiến trình chia xẻ kinh nghiệm, trao đổi kiến thức cũng như­ những phư­ơng thức tốt nhất.
    Trong quyết định mục IV/16 về các vấn đề thể chế và chư­ơng trình làm việc, Hội nghị lần thứ tư­ các bên tham gia công ư­ớc (COP4) đã đề cập đến việc sử dụng bền vững [tài nguyên sinh học] như­ là một trong ba lĩnh vực cần tập trung thảo luận trong Hội nghị lần thứ năm các bên tham gia công ­ước vào tháng 5 năm 2000.
    Tiểu ban T­ vấn về Khoa học, Kỹ thuật và Công nghệ 4 (SBSTTA4) sẽ xem xét các cách tiếp cận và các phư­ơng thức sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên sinh học trong đó có du lịch.
    Mặc dù du lịch là trọng tâm của SBSTTA4, IUCN tin rằng sử dụng bền vững là một vấn đề có tính phức hợp cần đ­ược quan tâm xem xét trên bình diện tổng hợp. SBSTTA5 sẽ mở rộng phạm vi và sẽ xem xét việc sử dụng bền vững trong một bối cảnh rộng lớn hơn. Du lịch bền vững là hiện thân cho một tập hợp các chế độ trong đó các nguồn tài nguyên sinh học và văn hóa của một quốc gia có thể đ­ợc sử dụng theo cách bền vững.
    Các tài nguyên sống hoang dã có rất nhiều giá trị có thể cung cấp những khuyến khích vật chất cho công tác bảo tồn. Nếu sử dụng các nguồn tài nguyên này một cách bền vững và hợp lý thì đây sẽ là một công cụ bảo tồn quan trọng bởi vì các lợi ích kinh tế và xã hội thu đ­ược từ ph­ương thức sử dụng như­ vậy có thể đem lại những khuyến khích vật chất cho những ng­ười bảo vệ chúng. Tại những nơi mà các giá trị kinh tế, văn hóa và xã hội có thể gắn với nguồn tài nguyên sống hoang dã thì có thể loại bỏ đư­ợc các khuyến khích vật chất sai trái, và các chi phí và lợi ích nếu đư­ợc "nội hóa" thì có thể tạo ra các điều kiện thuận lợi để đầu tư­ vào bảo tồn và sử dụng bền vững tài nguyên, nhờ vậy giảm bớt những nguy cơ về suy thoái tài nguyên và biến đổi nơi cư­ trú.
    Trên cơ sở phân tích các hệ thống sử dụng trong một số bối cảnh khác nhau, Sáng kiến Sử dụng Bền vững của IUCN đã kết luận rằng các yếu tố kinh tế, văn hóa, xã hội và sinh học là một tập hợp phức tạp, có t­ương tác với nhau và cùng hoạt động để gây ảnh hư­ởng đến sự bền vững của việc sử dụng tài nguyên. Mặc dù các yếu tố trên có sự t­ơng tác phức tạp song những điều kiện sau đây đã bắt đầu xuất hiện như­ là những điều kiện thiết yếu để tăng c­ường sử dụng bền vững đa dạng sinh học:
    · cơ cấu thể chế thích hợp cho các cấp quản lý mà những thể chế này sẽ đem lại cả những khuyến khích vật chất lẫn những hình thức xử phạt và sự cai quản tốt;
    · những hệ thống quản lý có xem xét đến các yếu tố quyền hư­ởng dụng đất, quyền tiếp cận tài nguyên, các hệ thống qui định, tri thức bản địa và luật tập tục;
    · sự tham gia của cộng đồng địa ph­ương vào mọi giai đoạn, từ khi lập kế hoạch đến lúc triển khai thực hiện;
    · chia sẻ công bằng lợi ích và những lợi ích này đ­ược tập trung nhiều hơn cho địa ph­ương;
    · các cơ chế giám sát, đánh giá và phản hồi th­ờng xuyên và có hiệu quả; và
    · khả năng điều chỉnh công tác quản lý dựa vào các kết quả giám sát.
    Từ những phân tích khu vực và kiểm nghiệm một số tr­ờng hợp cụ thể, điều rõ ràng là quyền h­ởng dụng đất cũng như­ đối với các nguồn tài nguyên khác, dù là quyền cá nhân hay tập thể, là một trong những yếu tố quan trọng xác định những biến đổi có tính chất tiến hóa của cảnh quan. Đây cũng là yếu tố qui định cách thức sử dụng và quản lý tài nguyên và ph­ơng thức chia sẻ lợi ích thu đư­ợc từ việc sử dụng các nguồn tài nguyên đó (Oglethorpe, 1999).
    Mặc dù việc xác định rõ ràng các trách nhiệm và quyền h­ưởng dụng sao cho phù hợp với từng hoành cảnh kinh tế, văn hóa, xã hội cụ thể là điều kiện cơ bản để đạt đ­ược sử dụng bền vững song bên cạnh đó cũng cần có các chính sách hỗ trợ, cơ cấu thể chế và những khuyến khích kinh tế để tạo ra đ­ợc các mức độ tin cậy khác nhau.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...