Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá sự hài lòng của người dân đối với dịch vụ giáo dục công

Thảo luận trong 'Nghiên Cứu Khoa Học' bắt đầu bởi Khoa Hoc, 10/11/15.

  1. Khoa Hoc

    Khoa Hoc New Member

    Bài viết:
    0
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Thông tin chung

    Mã số: B2013–37–31NV
    Chủ nhiệm đề tài: GS. TS. Nguyễn Thị Hoàng Yến
    Các thành viên tham gia: TS. Trần Thị Thái Hà
                                                  TS. Trần Văn Hùng
                                                  ThS. Ngô Thị Thanh Tùng
                                                  ThS. Nguyễn Văn Chiến
                                                  ThS. Đinh Thị Bích Loan
                                                  TS. Nguyễn Thị Thu Mai
    Thời gian bắt đầu/kết thúc: Tháng 6 năm 2013/ tháng 6 năm 2014

    2. Tính cấp thiết

    Phục vụ nhu cầu của toàn xã hội về giáo dục, đào tạo, giáo dục công ở Việt Nam chiếm một vai trò đặc biệt quan trọng. Trong hơn hai thập kỷ qua, Đảng và Nhà nước đã nỗ lực rất lớn để đảm bảo toàn dân được tiếp cận và công bằng trong DVGD, thể hiện ở các chính sách phổ cập, phân luồng hay tăng cường xã hội hóa giáo dục. Tuy nhiên, bất chấp những nỗ lực này, nguồn lực cho giáo dục ở Việt Nam vẫn chưa được sử dụng hiệu quả, việc đảm bảo chất lượng DVGD vẫn đang là một thách thức lớn của ngành giáo dục, của quốc gia trong quá trình phát triển.

    Trong bối cảnh bất bình đẳng về thu nhập gia tăng, khoảng cách về kinh tế - xã hội ở các vùng, các địa phương cũng là nguyên nhân khiến DVGD công trở nên thiếu đồng bộ, khả năng tiếp cận dịch vụ này cũng rất khác nhau đối với người dân ở các vùng miền, tầng lớp khác nhau. Ngoài ra, tiến trình hội nhập quốc tế đã làm tính cạnh tranh trong giáo dục trở nên khốc liệt, việc mở ra cánh cửa cho các nhà đầu tư nước ngoài và tư nhân trong nước cung cấp DVGD đã làm tăng cơ hội lựa chọn cho người sử dụng DVGD.

    Tất cả những lý do trên cho thấy cần có sự đánh giá tổng thể về chất lượng DVGD công, về khả năng tiếp cận DVGD và sự hài lòng của người dân ở các vùng miền khác nhau trong quá trình sử dụng dịch vụ này, từ đó có thể nâng cao chất lượng DVGD công để đảm bảo khả năng cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu của xã hội, mang lại sự hài lòng cho người dân.

    Ở nước ta, nghiên cứu về DVGD công chưa nhiều, cũng chưa có nghiên cứu khảo sát qui mô nào được thực hiện để đo lường mức độ hài lòng của người dân với DVGD công. Vì vậy, việc xây dựng bộ tiêu chí đánh giá sự hài lòng của người dân đối với DVGD công trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

    3. Mục tiêu nghiên cứu

    Xây dựng bộ tiêu chí và bộ công cụ để đo lường được sự hài lòng của người dân đối với DVGD công.

    4. Nội dung nghiên cứu

    - Nghiên cứu và xây dựng cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu mức độ hài lòng của người dân về DVGD công.
    - Tổng quan kinh nghiệm trong nước và quốc tế về xây dựng bộ tiêu chí đánh giá mức độ hài lòng của người dân đối với DVGD công.
    - Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá mức độ hài lòng của người dân đối với DVGD công.
    - Đề xuất bộ công cụ khảo sát, phương pháp và quy trình đánh giá sự hài lòng của người dân đối với DVGD công của các cơ sở giáo dục và đào tạo.

    5. Phạm vi nghiên cứu

    Nhiệm vụ hướng tới việc nghiên cứu xây dựng bộ tiêu chí, công cụ đo lường mức độ hài lòng của người dân đối với DVGD công của các cơ sở giáo dục và đào tạo từ mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên đến giáo dục nghề nghiệp và đại học.

    Do hạn chế về nguồn lực kinh phí và thời gian nên nhiệm vụ nghiên cứu này chỉ tập trung vào những chỉ số cơ bản nhất phản ánh sự hài lòng của người dân về DVGD công và xây dựng bộ công cụ đo lường trên cơ sở các chỉ số cơ bản này.

    6. Phương pháp nghiên cứu

    Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài gồm: phương pháp chuyên gia, hồi cứu tư liệu, nghiên cứu so sánh và phân tích tổng hợp.

    7. Kết cấu của đề tài

    Nội dung đề tài: đề tài gồm 4 chương:

    Chương 1. Cơ sở lý luận

    1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
    1.2. Một số khái niệm có liên quan đến vấn đề nghiên cứu
    1.3. Phương pháp tiếp cận đo lường và mô hình sự hài long của người dân

    Chương 2. Kinh nghiệm quốc tế

    2.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc trong nghiên cứu, xây dựng tiêu chí và đánh giá sự hài lòng của người dân đối với dịch vụ giáo dục công
    2.2. Kinh nghiệm của Nga trong nghiên cứu, xây dựng tiêu chí và đánh giá sự hài long của người dân đối với dịch vụ giáo dục công
    2.3. Kinh nghiệm của Canada và một số nước khác trong nghiên cứu, xây dựng tiêu chí và đánh giá sự hài lòng của người dân đối với dịch vụ giáo dục công

    Chương 3. Xây dựng tiêu chí và công cụ đo lường sự hài lòng của người dân đối với dịch vụ giáo dục công

    3.1. Căn cứ xây dựng tiêu chí đo lường
    3.2. Quy trình xây dựng tiêu chí đo lường
    3.3. Nội dung các tiêu chí đo lường
    3.4. Xây dựng thang đo và bộ dụng cụ đo lường

    Chương 4. Thử nghiệm và hoàn thiện bộ công cụ khảo sát

    4.1. Tổ chức khảo sát thử
    4.2. Kết quả thử nghiệm bộ công cụ
    4.3. Hoàn thiện bộ công cụ và quy trình khảo sát

    8. Những đóng góp chính của đề tài

    Đo lường sự hài lòng của người dân về dịch vụ giáo dục công là một nội dung hoàn toàn mới mẻ ở Việt Nam. Nhiệm vụ nghiên cứu này đã thực hiện một số hoạt động và thu được các kết quả sau:

    - Xây dựng hệ thống khái niệm: đề tài đã hệ thống hóa các tài liệu trong nước và quốc tế, nghiên cứu các lý thuyết liên quan. Từ đó, đã phân tích và thống nhất cách hiểu về các khái niệm cơ bản được sử dụng trong đề tài, đặc biệt là các khái niệm: dịch vụ giáo dục công, người dân và sự hài lòng của người dân đối với dịch vụ giáo dục công.

    - Xây dựng mô hình đánh giá sự hài lòng của người dân về DVGD công. Trên cơ sở xem xét mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ giáo dục với sự hài lòng của người dân về DVGD công.

    - Xây dựng bộ tiêu chí đo lường: Kết hợp tham khảo kinh nghiệm thực tiễn của 3 nước Nga, Canada và Trung Quốc cũng như dựa trên các căn cứ pháp lý, thực tiễn của Việt Nam, đề tài đã xây dựng được một bộ tiêu chí đánh giá mức độ hài lòng của người dân đối với DVGD công ở phạm vi từ giáo dục mầm non đến đại học theo 5 nội dung chính: tiếp cận dịch vụ giáo dục, hoạt động dạy-học, cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị phục vụ, môi trường giáo dục và kết quả giáo dục.

    - Xây dựng bộ công cụ và tài liệu hướng dẫn: Bộ công cụ đo lường được phát triển từ khung tiêu chí đã xây dựng với 8 loại bảng hỏi dành cho các đối tượng là HS/SV, CMHS ở các cấp học và trình độ đào tạo.

    Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đạt được như đã nói ở trên, nghiên cứu này không tránh khỏi những hạn chế nhất định do: đây là nội dung hoàn toàn mới mẻ ở Việt Nam, kinh nghiệm nghiên cứu về vấn đề này còn rất hạn chế; hạn chế về nguồn lực và thời gian .

    9. Kết luận và khuyến nghị

    Với những nghiên cứu lý luận và thực tiễn phân cấp quản lý nhà trường phổ thông ở một số nước công nghiệp hóa, đề tài đã khuyến nghị:

    Về chọn mẫu: mẫu được chọn cần đảm bảo tính đại diện, cho phép thu được kết quả có độ tin cậy cao và phải khả thi trong điều kiện nguồn lực và thời gian cho phép.

    Về các tiêu chí đo lường lựa chọn: có thể sử dụng bộ tiêu chí và bộ công cụ là sản phẩm của nhiệm vụ nghiên cứu này cho cuộc khảo sát chính thức lần 1. Sau đó cần thiết xác định, rà soát, đánh giá, điều chỉnh những tiêu chí đánh giá, bộ công cụ và tài liệu hướng dẫn khảo sát thường kỳ.
    Hình thức điều tra, thu thập thông tin: có nhiều hình thức thu thập thông tin khác nhau, cần thiết phải xác định ưu nhược điểm của mỗi hình thức để lựa chọn được cách tiếp cận phù hợp với mỗi thời điểm thực hiện đo lường.

    Về tiến trình thực hiện đo lường sự hài lòng của người dân về DVGD công ở Việt Nam có thể thực hiện theo các bước như sau:thực hiện lần đầu tiên ở 20 tỉnh/thành phố đại diện cho các vùng kinh tế trên cả nước như Bộ Nội vụ vừa tiến hành khảo sát đánh giá mức độ hài lòng của người dân về dịch vụ hành chính công. Trên cơ sở kết quả khảo sát này, tiếp tục hoàn thiện bộ tiêu chí, bộ công cụ và tài liệu hướng dẫn, quy trình đánh giá cũng như hoạt động tổ chức đánh giá cho phù hợp hơn cho năm tiếp sau đó với phạm vi triển khai rộng hơn. Xây dựng bộ tiêu chí và bộ công cụ đo lường sự hài lòng của người sử dụng lao động đối với sinh viên tốt nghiệp.

    Đề xuất Sở GD&ĐT các tỉnh/thành phố là cơ quan đầu mối chịu trách nhiệm chính trong việc tổ chức khảo sát các cơ sở giáo dục từ mầm non đến TCCN tại địa phương; các trường cao đẳng - đại học chịu trách nhiệm phối hợp ở cơ sở của mình.


    Theo vnies.edu.vn - Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam
     
Đang tải...