Luận Văn Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá cán bộ giảng dạy trong trường đại học

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI: Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá cán bộ giảng dạy trong trường đại học​
    Information

    MỤC LỤC



    Trang
    MỞ ĐẦU 7
    1. Lý do chọn đề tài 7
    2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 9
    3. Mục đích nghiên cứu 10
    4. Câu hỏi nghiên cứu 11
    5. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu 11
    6. Phạm vi và thời gian khảo sát 12
    7. Cấu trúc của luận văn 12
    Chương 1: TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN 13
    1.1. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến đề tài 13
    1.2. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài 17
    1.2.1. Khái niệm năng lực 17
    1.2.2. Năng lực giảng dạy 18
    1.2.3. Khái niệm dạy học 21
    1.2.4. Khái niệm đánh giá 22
    1.2.4.1. Đánh giá định hình 24
    1.2.4.2. Đánh giá tổng kết 25
    1.3. Thực tiễn công tác đánh giá giảng viên trong trường đại học 26
    1.3.1. Thực tiễn công tác đánh giá giảng viên trong trường đại học

    trên Thế giới 26
    1.3.1.1. Lịch sử phát triển của đánh giá giảng viên 26
    1.3.1.2. Một số tiêu chí đánh giá giảng viên hiện nay 28
    1.3.1.3. Các phương pháp đánh giá giảng viên hiện hành 33
    1.4. Thực tiễn công tác đánh giá giảng viên trong trường đại học ởViệt Nam 33

    1.4.1. Thực trạng đội ngũ nhà giáo 33
    1.4.2. Việc đánh giá giảng viên đại học 36
    1.4.2.1. Đánh giá của SV 37
    1.4.2.2. Tự đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên 39
    Chương 2: ĐỀ XUẤT XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC GIẢNG DẠY CỦA GIẢNG VIÊN
    2.1. Hình thành bộ tiêu chí 50
    2.1.1. Các phương pháp và cách tiếp cận đánh giá 50
    2.1.2. Nội dung các tiêu chí đánh giá năng lực giảng dạy của giảngviên 50
    2.1.3. Phương pháp thu thập thông tin 52
    2.1.3.1. Phiếu hỏi và thang đo 53
    2.1.3.2. Thử nghiệm và hoàn thiện phiếu hỏi 53
    2.1.3.3. Chọn mẫu 61
    2.2. Kết quả điều tra nghiên cứu 61
    KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 72
    1. Kết luận. 72
    2. Khuyến nghị 73
    Tài liệu tham khảo 76
    Phụ lục. 79
    MỞ ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài

    Phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, là điều kiện để tạo ra và phát huy lợi thế cạnh tranh quốc tế của Việt Nam về nguồn lực con người trong quá trình toàn cầu hoá. Đây là trách nhiệm của toàn Đảng, của hệ thống chính trị xã hội, của toàn dân, trong đó các nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục (NG&CBQLGD) là những người trực tiếp thực hiện và vì vậy họ giữ vai trò quyết định trực tiếp đến chất lượng và sự phát triển của hệ thống giáo dục quốc dân.
    Tổ chức Văn hoá và giáo dục của Liên hợp quốc (UNESCO) cũng đã khuyến cáo: “Mọi cuộc cải cách giáo dục đều bắt đầu từ người giáo viên”. Những năm qua, chúng ta đã xây dựng được đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục ngày càng đông đảo và phần lớn có phẩm chất đạo đức, ý thức chính trị tốt, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ ngày càng được nâng cao. Đội ngũ này cơ bản đã đáp ứng yêu cầu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng vào sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước. Tuy nhiên, trước những yêu cầu của sự phát triển giáo dục trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục một mặt phải tiếp tục phát huy hiệu quả hơn những ưu điểm, mặt khác phải được phát triển và nâng cao chất lượng, khắc phục nhanh chóng và kiên quyết những hạn chế, yếu kém.
    Sự quan tâm lãnh đạo của Đảng, Nhà nước đối với đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục (NG&CBQLGD) thể hiện trong việc những năm gần đây đã ban hành nhiều Nghị quyết, Chỉ thị, Nghị định, Quyết định quan trọng liên quan đến chủ trương xây dựng đội ngũ NG&CBQLGD và các chính sách đối với NG&CBQLGD như:

    - Kết luận của Hội nghị Trung ương lần thứ 6 Khoá IX đã chỉ ra một trong 5 giải pháp để tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 Khoá VIII là: “Xây dựng đội ngũ NG&CBQLGD một cách toàn diện”;
    - Chỉ thị 40/CT-TW ngày 15/6/2004 của Ban Bí thư;

    - Quyết định số 09/2005/QĐ-TTg ngày 11/01/2005 của Thủ tướng Chính phủ về :"Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục";
    - Chỉ thị số 18/2001/CT-TTg ngày 27/8/2001 của Thủ tướng Chính phủ về một số biện pháp cấp bách xây dựng đội ngũ NG&CBQLGD của hệ thống giáo dục quốc dân;
    - Nghị định số 35/2001/NĐ-CP về chế độ chính sách đối với NG&CBQLGD công tác ở trường chuyên biệt, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, nay được thay thế bằng Nghị định 61/2006/NĐ-CP;
    - Nghị quyết số 09/2003/NQ-CP góp phần quan trọng trong việc sắp xếp đội ngũ, giải quyết giáo viên không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ;
    Đất nước ta đang chuyển sang thời kỳ phát triển mới, nhất là trong bối cảnh Việt Nam đã gia nhập WTO, từng bước hội nhập sâu rộng vào nền kinh thế thế giới với nhiều thời cơ, vận hội nhưng cũng phải đối mặt với không ít những khó khăn và thách thức. Đại hội lần thứ X của Đảng tiếp tục khẳng định quan điểm nhất quán về tư tưởng, chủ trương hành động là coi “con người là vốn quý nhất”. Giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ được coi là “quốc sách hàng đầu”. Văn kiện Đại hội X chỉ rõ: “Giáo dục và đào tạo với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực thức đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Mục tiêu của giáo dục nước ta là “đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, có tri thức, sức khỏe thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và nănglực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổquốc”. [26]

    Ngày nay, việc đảm bảo chất lượng đào tạo, đặc biệt trong lĩnh vực đào tạo đại học là một trong những mục tiêu chiến lược của nhà nước và của các trường đại học, một trong những điều kiện để đảm bảo và nâng cao chất lượng giáo dục đại học mà các trường đại học đang sử dụng là công tác kiểm định đánh giá tất cả các khâu của quá trình giáo dục như: đánh giá chương trình đào tạo, phương pháp giảng dạy, đội ngũ cán bộ, cơ sở vật chất .Tôi nhận thấy việc xây dựng tiêu chí đánh giá các khâu của quá trình giáo dục là cần thiết, trong phạm vi tiếp cận của một luận văn thạc sỹ việc xây dựng các tiêu chí đánh giá cán bộ giảng dạy trong trường đại học là một trong những công việc quan trọng và là cơ sở cho việc đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo tại các trường đại học hiện nay.
    Ngành giáo dục, bằng những chủ trương và biện pháp cụ thể, đang phấn đấu cho một nền giáo dục có chất lượng tốt nhằm đạt được mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước và để chất lượng các loại hình đào tạo của ngành đạt kết quả cao thì vai trò của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục (NG&CBQLGD) nói chung và vai trò của đội ngũ NG&CBQLGD trong các trường đại học nói riêng đóng vai trò quan trọng trong quá trình từng bước nâng cao và đảm bảo chất lượng đào tạo ở bậc đại học. Do vậy, việc xây dựng bộ tiêu chí đánh giá cán bộ giảng dạy trong trường đại học là một trong những việc làm cần thiết.
    Trên cơ sở đó, là cán bộ đang công tác tại trường đại học tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá cán bộ giảng dạy trong trường đại học”.
    Đề tài này, tác giả mong muốn bước đầu tìm hiểu và đề xuất xây dựng bộ tiêu chí đánh giá cán bộ giảng dạy trong trường đại học.
    2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

    2.1. Đối tượng nghiên cứu

    Hình thành và mô tả bộ tiêu chí đánh giá cán bộ giảng dạy trong trườngđại học, tác động của nó với việc nâng cao và đảm bảo chất lượng đào tạo.

    2.2. Phạm vi nghiên cứu

    Phạm vi vấn đề nghiên cứu: Việc nghiên cứu đề xuất xây dựng bộ tiêu chí đánh giá cán bộ giảng dạy trong trường đại học có nhiều cách tiếp cận, khía cạnh để nghiên cứu. Trong đó, năng lực và nhiệm vụ trọng tâm của cán bộ trong trường đại học là giảng dạy và để làm tốt công tác này các năng lực, nhiệm vụ khác như nghiên cứu khoa học, tổ chức, hiểu sinh viên có nhiệm vụ hỗ trợ cho hoạt động giảng dạy đạt kết quả cao. Do vậy, trong khuôn khổ nghiên cứu của một luận văn thạc sỹ và để nghiên cứu đạt kết quả cao chúng tôi lựa chọn nghiên cứu vấn đề quan trọng nhất, bao trùm nhất của cán bộ giảng dạy là năng lực giảng dạy của giảng viên, từ đây chúng tôi tập trung vào nghiên cứu và đề xuất: “Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên trong trường đại học”.
    Phạm vi về không gian và thời gian: Nghiên cứu này tập trung áp dụng thử nghiệm tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội.
    Phạm vi về loại hình đánh giá: Nghiên cứu này tập trung vào hai loại hình đánh giá chính đó là:
    - Tự đánh giá của giảng viên.

    - Sinh viên đánh giá giảng viên.

    3. Mục đích nghiên cứu

    Mục đích nghiên cứu của đề tài:

    - Hình thành cơ sở lý thuyết và thực tiễn cho việc xây dựng bộ tiêu chíđánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên trong trường đại học.

    - Mô tả nội dung bộ tiêu chí đánh giá

    - Kiểm chứng độ tin cậy của bộ tiêu chí đánh giá.

    4. Câu hỏi nghiên cứu

    Câu hỏi nghiên cứu của đề tài:

    - Bộ tiêu chí đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên trong trườngđại học cần được xây dựng như thế nào? Dựa trên cơ sở nào?

    - Dựa trên cách thức nào để đánh giá độ tin cậy của bộ tiêu chí đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên trong trường đại học?
    5. Phương pháp nghiên cứu

    5.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết

    Nghiên cứu các văn kiện của Đảng, Nhà nước về phát triển giáo dục, về quản lý đội ngũ nhà giáo và cán bộ giảng dạy; các sách, tài liệu, báo cáo về quản lý giáo dục, quản lý đội ngũ . Từ đó phân tích tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa các tài liệu để xây dựng khung lý thuyết và các khái niệm công cụ làm luận cứ lý luận cho vấn đề nghiên cứu.
    5.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

    Là đề tài nghiên cứu về đánh giá năng lực của cán bộ giảng dạy trong trường đại học nên trong quá trình tiến hành, đề tài sẽ sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu sau đây :
    - Phương pháp thảo luận nhóm;

    - Phương pháp phỏng vấn.

    - Trao đổi kinh nghiệm.

    - Phương pháp quan sát;

    - Phương pháp khảo sát, chọn mẫu điều tra;

    - Dùng bảng hỏi để thu thập thông tin, dữ liệu;

    - Phân tích dữ liệu qua mô tả, tương quan;

    - Phương pháp quan sát, điều tra xã hội học, thống kê

    - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Phân tích, tổng hợp các tài liệu có liên quan đến đề tài.
    - Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: Tham khảo ý kiến của cácchuyên gia có kinh nghiệm trong giáo dục đại học.

    - Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS và phần mềm Quest.

    5.3. Mô tả mẫu nghiên cứu

    Sau khi nghiên cứu xây dựng bộ tiêu chí có thể áp dụng thử nghiệm:

    - Chọn ngẫu nhiên 220 cán bộ giảng dạy để phát phiếu tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên.

    - Chọn ngẫu nhiên 250 sinh viên để phát phiếu hỏi ý kiến sinh viên về

    năng lực giảng dạy của giảng viên.

    6. Phạm vi và thời gian khảo sát

    - Phạm vi nghiên cứu: Tại một trong số các trường đại học thành viên thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội.
    - Thời gian triển khai nghiên cứu: Dự kiến sẽ nghiên cứu trong khoảng12 tháng (từ tháng 4/2009 đến tháng 4/2010).

    7. Cấu trúc của luận văn

    Mở đầu

    Chương 1: Tổng quan, cơ sở lý luận và thực tiễn.

    Chương 2: Đề xuất xây dựng bộ tiêu chí đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên trong trường đại học.
    Kết luận và khuyến nghị

    1. Kết luận

    2. Khuyến nghị

    Tài liệu tham khảo

    Phụ lục.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...