Thạc Sĩ Xây dựng bộ đề phần hóa học vô cơ giúp học sinh THPT tăng cường khả năng tự kiểm tra - đánh giá

Thảo luận trong 'Hóa Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI: Xây dựng bộ đề phần hóa học vô cơ giúp học sinh THPT tăng cường khả năng tự kiểm tra - đánh giá​
    Information

    MS: LVHH-PPDH055
    SỐ TRANG: 146
    NGÀNH: HÓA HỌC
    CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HÓA HỌC
    TRƯỜNG: ĐHSP TPHCM
    NĂM: 2010



    Information

    GIỚI THIỆU LUẬN VĂN


    MỞ ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài
    Nghị quyết số 40/2000/QH10, ngày 09/12/2000 của Quốc hội khoá X về đổi mới chương
    trình giáo dục phổ thông đã khẳng định mục tiêu của đổi mới chương trình giáo dục phổ thông lần
    này là “Xây dựng nội dung chương trình, phương pháp giáo dục, sách giáo khoa phổ thông mới
    nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực
    phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phù hợp với thực tiễn và truyền thống Việt Nam,
    tiếp cận trình độ giáo dục phổ thông ở các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới”.
    Để nâng cao chất lượng giáo dục đòi hỏi phải đổi mới nội dung và phương pháp dạy học.
    Trong đó việc đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra – đánh giá là một khâu quan trọng. Đổi
    mới kiểm tra – đánh giá tạo động lực để đổi mới phương pháp dạy học và ngược lại đổi mới phương
    pháp dạy học là điều kiện quan trọng nhất để đổi mới kiểm tra – đánh giá. Kiểm tra – đánh giá là
    công cụ quan trọng, chủ yếu điều chỉnh hoạt động dạy và học, góp phần cải thiện, nâng cao chất
    lượng đào tạo con người theo mục tiêu. Ngoài việc giáo viên đánh giá học sinh còn phải chú trọng
    hướng dẫn học sinh phát triển khả năng và thói quen tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau. Tự đánh giá
    đúng mức độ tiếp thu kiến thức, kỹ năng và điều chỉnh hoạt động kịp thời là năng lực rất cần cho sự
    thành đạt trong cuộc sống mà nhà trường phải trang bị cho học sinh.
    Việc đổi mới phương pháp kiểm tra – đánh giá thực hiện theo định hướng: Tăng cường kiểm
    tra – đánh giá bằng việc sử dụng kiểm tra trắc nghiệm khách quan (TNKQ) kết hợp với trắc nghiệm
    tự luận (TNTL) trên cơ sở nghiên cứu những ưu, nhược điểm của từng loại trắc nghiệm để sử dụng
    nhằm đạt mục đích dạy học của bộ môn, từng lớp học, . trong quá trình dạy học và bước đầu
    khuyến khích HS tìm sách tham khảo để tự củng cố kiến thức, tự kiểm tra – đánh giá kiến thức, kĩ
    năng hoá học của mình.
    Cách thức thi cử hiện nay ở các kì thi quan trọng như thi tốt nghiệp THPT, thi tuyển vào các
    trường Đại học, Cao đẳng, Trung học thường sử dụng thi 100% TNKQ; TNTL thường chỉ chiếm
    một phần nhỏ trong các bài
    kiểm tra đánh giá.
    Mặt khác, trên thị trường, sách tham khảo về bài tập Hoá học có rất nhiều, nhưng HS không
    biết lựa chọn loại sách nào giúp tăng cường khả năng tự kiểm tra – đánh giá kiến thức, kĩ năng thật
    là hiệu quả.
    Đáp ứng nhu cầu đó, cũng như để giúp các em HS THPT có thể tự kiểm tra – đánh giá kiến
    thức, kĩ năng hoá học của mình, chúng tôi đã chọn đề tài: “Xây dựng bộ đề phần hóa học vô cơ
    giúp học sinh THPT tăng cường khả năng tự kiểm tra – đánh giá”.
    2. Mục đích nghiên cứu
    Xây dựng và sử dụng bộ đề kiểm tra kiến thức, kỹ năng phần hóa học vô cơ giúp học sinh
    THPT tự kiểm tra – đánh giá góp phần nâng cao kết quả học tập.

    3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
    - Khách thể nghiên cứu: quá trình kiểm tra – đánh giá kiến thức, kỹ năng hóa học của học
    sinh trong dạy học môn hóa học THPT phần hóa vô cơ.
    - Đối tượng nghiên cứu: xây dựng bộ đề kiểm tra phần hóa học vô cơ.

    4. Nhiệm vụ của đề tài
    - Nghiên cứu các tài liệu và hệ thống lý luận về kiểm tra – đánh giá.
    - Xác định hệ thống kiến thức, kỹ năng hóa học cần kiểm tra.
    - Xây dựng các bộ đề kèm theo đáp án giúp HS tự kiểm tra – đánh giá.
    - Thực nghiệm sư phạm.
    5. Giả thuyết khoa học
    Nếu việc xây dựng bộ đề kiểm tra kiến thức, kỹ năng phần hóa học vô cơ giúp HS tự kiểm tra
    – đánh giá thì sẽ nâng cao kết quả học tập môn Hóa ở trường THPT.

    6. Phương pháp nghiên cứu
    6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết
    - Nghiên cứu các vấn đề lý luận có liên quan đến đề tài.
    - Nghiên cứu tài liệu lý luận dạy học có liên quan đến phương pháp kiểm tra, đánh giá.
    - Quy trình xây dựng đề kiểm tra, đánh giá.
    - Nghiên cứu nội dung, cấu trúc phần hóa học vô cơ chương trình THPT.
    6.2. Nhóm các phương pháp thực tiễn
    Điều tra cơ bản
    - Điều tra, tổng hợp ý kiến của các nhà nghiên cứu giáo dục.
    - Trao đổi ý kiến với các giáo viên dạy hóa học ở các trường THPT về số lượng câu hỏi, nội
    dung, hình thức, khả năng sử dụng các đề kiểm tra.
    - Thăm dò ý kiến của học sinh sau khi sử dụng bộ đề kiểm tra.
    Thực nghiệm sư phạm
    6.3. Phương pháp toán học
    Sử dụng toán thống kê trong việc phân tích và xử lý số liệu thực nghiệm sư phạm.
    7. Phạm vi nghiên cứu
    * Nội dung: phần hóa học vô cơ THPT chương trình cơ bản, gồm các chương:
    - Nhóm halogen.
    - Oxi – Lưu huỳnh.
    - Nitơ – Photpho.
    - Cacbon – Silic.
    - Kim loại kiềm – kim loại kiềm thổ - nhôm.
    - Sắt và một số kim loại quan trọng.
    * Địa bàn: 4 trường THPT ở Tp.HCM.
    * Thời gian: năm học 2009 – 2010.

    8. Điểm mới của luận văn
    - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về phương pháp kiểm tra – đánh giá và vấn đề đổi mới phương
    pháp kiểm tra – đánh giá.
    - Tuyển chọn và xây dựng bộ đề kiểm tra kiến thức, kỹ năng hóa học phần hóa học vô cơ
    chương trình cơ bản để học sinh tự kiểm tra – đánh giá kiến thức, kỹ năng hóa học sau mỗi chương.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...