Thạc Sĩ Xây dựng báo cáo tài chính hợp nhất cho Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam theo mô hình công ty mẹ

Thảo luận trong 'Kinh Tế' bắt đầu bởi Bích Tuyền Dương, 16/11/12.

  1. Bích Tuyền Dương

    Bài viết:
    2,590
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU

    Nền kinh tế nước ta đang trên con đường hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Đầu tư trong nước và nước ngoài đang ngày lớn mạnh về quy mô trên các lĩnh vực cũng như quy mô về vốn. Ngày nay có nhiều tập đoàn kinh tế mang tích chất toàn cầu đầu tư vào Việt Nam. Trong xu thế đó, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước, đồng thời hình thành một số tập đoàn kinh tế mạnh, làm nòng cốt cho khu vực kinh tế nhà nước, Chính phủ đã và đang chuyển đổi nhiều doanh nghiệp nhà nước sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con.
    Ngày 30 tháng 10 năm 2006 Thủ tướng chính phủ đã có quyết định số 249/2006/QĐ-TTg về việc thành lập công ty mẹ là Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam, hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con. Bên cạnh đó, trong bối cảnh nền kinh tế nước ta vận hành theo cơ chế thị trường, các thiết chế pháp luật, hành lang pháp lý dần được xác lập và hoàn chỉnh. Hệ thống kế toán Việt Nam hiện nay đang trong quá trình hội nhập và hoàn thiện, nhất là các chuẩn mực kế toán Việt Nam, trong đó có các chuẩn mực liên quan đến vấn đề lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất trong các tập đoàn kinh tế và công ty mẹ - công ty con. Tuy những vấn đề này đã được ban hành dưới dạng các chuẩn mực kế toán và đã có các thông tư hướng dẫn thực hiện, nhưng đây là những vấn đề khá mới mẻ đối với các doanh nghiệp Việt Nam và việc vận dụng chúng vào trong thực tế còn gặp nhiều khó khăn.
    Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam được thành lập trên cơ sở chuyển đổi Tổng công ty cao su Việt Nam. Trước đây tổng công ty cao su Việt Nam chưa lập Báo cáo tài chính hợp nhất mà chỉ lập báo cáo tài chính tổng hợp trên cơ cở cộng theo khoản mục tương ứng trên báo cáo tài chính riêng của văn phòng tổng công ty và báo cáo tài chính của các công ty thành viên. Bên cạnh đó, Tổng công ty cao suViệt Nam cũng chưa xây dựng một chính sách kế toán riêng nhằm hướng dẫn thực hiện thống nhất chế độ kế toán cho toàn bộ tổng công ty.
    Xuất phát từ những tình hình thực tế đó, tôi đã chọn đề tài “Xây dựng báo cáo tài chính hợp nhất cho Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam theo mô hình công ty mẹ - công ty con” nhằm cung cấp những tư liệu hữu ích để Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam có thể vận dụng vào việc lập báo cáo tài chính hợp nhất cho Tập đoàn. Từ đó cung cấp những thông tin đầy đủ, chính xác và phản ánh đúng tình hình tài chính cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn bộ tập đoàn. Qua đó các nhà quản lý công ty mẹ, những người chịu trách nhiệm kiểm soát nguồn lực và hoạt động của các công ty con có thể ra các quyết định có liên quan đến hoạt động của tập đoàn; các cổ đông hiện tại và tương lai của tập đoàn có thể ra các quyết định đầu tư; các chủ nợ có thể đánh giá tình hình tài chính ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của toàn bộ tập đoàn,
    Trong phạm vi đề tài, tôi chỉ đề cập đến những vấn đề khái quát nhất về cơ cở lý luận của mô hình công ty mẹ - công ty con và báo cáo tài chính hợp nhất nhằm giúp cho người sử dụng hướng đến một trọng tâm là lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất theo mô hình công ty mẹ công ty con. Từ tình hình thực tế lập và trình bày báo cáo tài chính tổnghợp của tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam; phát huy những ưu điểm và khắc phục những nhược điểm; trên cơ sở các chuẩn mực kế toán liên quan đến vấn đề báo cáo tài chính hợp nhất; và xu hướng phát triển của tập đoàn, tôi đã xây dựng trình tự các bước lập báo cáo tài chính hợp nhất cho tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam. Bên cạnh đó đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của mô hình công ty mẹ - công ty con và góp phần hoàn thiện báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn.
    Kết cấu của luận văn gồm những phần cơ bản sau:
    Lời mở đầu.
    Chương 1: Cơ sở lý luận về tập đoàn kinh tế theo mô hình công ty mẹ - công ty con và báo cáo tài chính hợp nhất.
    Chương 2: Tình hình thực hiện chế độ báo cáo tài chính của tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam.
    Chương 3: Xây dựng báo cáo tài chính hợp nhất cho tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam theo mô hình công ty mẹ - công ty con.
    Kết luận.

    MỤC LỤC
    Trang
    Trang phụ bìa
    Lời cam đoan
    Mục lục
    Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt
    Lời mở đầu.
    Chương 1
    CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TẬP ĐOÀN KINH TẾ
    THEO MÔ HÌNH CÔNG TY MẸ - CÔNG TY CON
    VÀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT
    1.1 Địa vị pháp lý của các doanh nghiệp thành viên Tổng công ty theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con trong pháp luật Việt Nam.
    1.1.1. Bản chất của mô hình Công ty mẹ - Công ty con. 01
    1.1.1.1 Khái niệm. . 01
    1.1.1.2 Bản chất của mô hình công ty mẹ - Công ty con. . 02
    1.1.2. Đặc điểm của mô hình công ty mẹ - Công ty con và Các dấu hiệu nhận biết tập đoàn kinh tế. 03
    1.1.2.1 Đặc điểm của mô hình công ty mẹ - Công ty con. 03
    1.1.2.2 Các yếu tố nhận biết tập đoàn kinh tế. 04
    1.1.3. Địa vị pháp lý của các doanh nghiệp thành viên Tổng công ty nhà nước theo mô hình công ty mẹ - công ty con trong pháp luật Việt Nam. 06
    1.1.3.1 Khái niệm và một số văn bản pháp luật về địa vị pháp lý của doanh nghiệp. 06
    1.1.3.2 Những vấn đề đặt ra về địa vị pháp lý của các doanh nghiệp thành viên Tổng công ty nhà nước theo mô hình công ty mẹ - công ty con . 07
    1.2 Lý luận chung về Báo cáo tài chính hợp nhất.
    1.2.1. Lý luận chung về Báo cáo tài chính. 08
    Trang 4
    1.2.1.1 Mục đích và yêu cầu của Hệ thống Báo cáo tài chính. . 08
    1.2.1.2 Các nguyên tắc và giả thuyết kế toán chi phối đến việc lập BCTC . 10
    1.2.2. Xác định phạm vi hợp nhất Báo cáo tài chính. . 12
    1.2.3. Mục đích và nội dung của hệ thống Báo cáo tài chính hợp nhất. . 13
    1.2.3.1 Mục đích của hệ thống Báo cáo tài chính hợp nhất. . 13
    1.2.3.2 Nội dung của hệ thống Báo cáo tài chính hợp nhất. . 13
    1.3 Nguyên tắc và kỹ thuật lập Báo cáo tài chính hợp nhất.
    1.3.1. Nguyên tắc lập và trình bày Báo cáo tài chính hợp nhất. . 14
    1.3.2. Trình tự lập Báo cáo tài chính hợp nhất. 16
    1.3.2.1 Trình tự lập Bảng cân đối kế toán hợp nhất. . 16
    1.3.2.2 Trình tự lập Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất . 20
    1.3.2.3 Trình tự lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất. 23
    1.3.2.4 Trình tự lập Thuyết minh báo cáo tài chính hợp nhất. . 23
    1.3.3. Sổ kế toán hợp nhất. . 24
    1.4 So sánh vấn đề trình bày báo cáo tài chính hợp nhất giữa chuẩn mực kế toán quốc tế và chuẩn mực kế toán Việt Nam. . 25
    Kết luận chương 1 27
    Chương 2
    TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ BÁO CÁO TÀI CHÍNH
    CỦA TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP CAO SU VIỆT NAM
    2.1 Sơ lược hoạt động và cơ cấu tổ chức của Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam.
    2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển ngành cao su Việt Nam. 28
    2.1.2 Đặc điểm hoạt động của tập đoàn. 30
    2.1.2.1 Mục tiêu xây dựng một tập đoàn kinh tế mạnh. 30
    2.1.2.2 Ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh. 32
    2.1.2.3 Sơ đồ bộ máy tổ chức. 32
    2.1.3 Cơ cấu tổ chức và đặc điểm công tác kế toán tại tập đoàn. 33
    2.1.3.1 Sơ đồ bộ máy kế toán. . 33
    Trang 5
    2.1.3.2 Đặc điểm công tác kế toán. . 34
    2.2 Thực trạng lập Báo cáo tài chính tại Tập đoàn công nghiệp cao su
    Việt Nam.
    2.2.1 Nội dung của hệ thống Báo cáo tài chính tại tập đoàn. 35
    2.2.1.1 Đối với các đơn vị thành viên, công ty con của tập đoàn. 35
    2.2.1.2 Đối với văn phòng tập đoàn (công ty mẹ). . 36
    2.2.2 Thực trạng áp dụng các chính sách kế toán để lập Báo cáo tài chính tại tập đoàn. . 36
    2.2.2.1 Các chính sách kế toán áp dụng tại tập đoàn. . 36
    2.2.2.2 Áp dụng chính sách kế toán vào việc lập Báo cáo tài chính tại tập đoàn 41
    2.2.3 Những ưu, khuyết điểm của Hệ thống Báo cáo tài chính hiện tại của tập đoàn. . 46
    2.2.3.1 Ưu điểm. 46
    2.2.3.2 Khuyết điểm. . 46
    Kết luận chương 2 48
    Chương 3
    XÂY DỰNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT
    CHO TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP CAO SU VIỆT NAM
    3.1 Quan điểm xây dựng BCTC HN cho Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam theo mô hình CTM - CTC.
    3.1.1 Xây dựng BCTC HN phù hợp với chuẩn mực kế toán Việt Nam. . 49
    3.1.2 Thống nhất chính sách kế toán và phương pháp kế toán giữa công ty mẹ - công ty con. 49
    3.1.3 Xây dựng BCTC hợp nhất phải đảm bảo tương thích với chuẩn mực quốc tế về kế toán. 50
    3.2 Xây dựng BCTC HN cho tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam theo mô hình CTM – CTC.
    3.2.1 Xây dựng chính sách kế toán cho việc lập BCTC HN tại tập đoàn 51
    Trang 6
    3.2.1.1 Cơ sở lập Báo cáo tài chính. 51
    3.2.1.2 Cơ sở hợp nhất. . 51
    3.2.1.3 Ngoại tệ. 52
    3.2.1.4 Các công cụ tài chính phái sinh. 53
    3.2.1.5 Phòng ngừa rủi ro. . 53
    3.2.1.6 Tài sản cố định hữu hình. 54
    3.2.1.7 Tài sản cố định vô hình. 55
    3.2.1.8 Các khoản đầu tư. 57
    3.2.1.9 Hàng tồn kho. . 58
    3.2.1.10 Vốn cổ phần. . 58
    3.2.1.11 Các khoản vay chịu lãi. 59
    3.2.1.12 Doanh thu. 59
    3.2.1.13 Chi phí. . 60
    3.2.1.14 Thuế thu nhập doanh nghiệp. . 60
    3.2.2 Trình tự và thủ tục xử lý nghiệp vụ trong quá trình hợp nhất BCTC tại tập đoàn. . 63
    3.2.2.1 Đối với Bảng cân đối kế toán hợp nhất. . 63
    3.2.2.2 Đối với Báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất. 66
    3.2.2.3 Đối với Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất. 75
    3.2.2.4 Đối với Bản thuyết minh Báo cáo tài chính hợp nhất. . 76
    3.3 Một số kiến nghị liên quan đến Báo cáo tài chính hợp nhất và hoạt động của mô hình công ty mẹ - công ty con.
    3.3.1 Đối với các cơ quan quản lý nhà nước. 76
    3.3.2 Đối với Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam. . 77
    Kết luận chương 3 80
    Kết luận chung 81
    Tài liệu tham khảo.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...