Luận Văn Xây dựng bảng từ theo chủ đề ngữ nghĩa cho học sinh lớp 4, 5 ở tiểu học

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Lí do chọn đề tài
    Trong tiếng Việt, từ (hay ngữ cố định) là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất để tạo câu. Sự sắp xếp các từ (hay ngữ cố định) theo một trật tự nhất định về ngữ pháp và ngữ nghĩa tạo thành câu. Biết đặt câu thì học sinh mới viết được đoạn văn và tiến tới làm một bài văn hoàn chỉnh.
    Học sinh học từ ở tất cả các môn. Mỗi môn có những kháI niệm khoa học riêng, thuật ngữ riêng. Nhưng, chúng đều rất nhỏ so với kho từ vựng của dân tộc. Những từ thông dụng thuộc về môn Tiếng Việt - môn học đặc trưng dạy tiếng mẹ đẻ cho học sinh.
    Các từ trong tiếng Việt không tồn tại độc lạp với nhau, mà chúng liên hệ với nhau nhờ các mối quan hệ tạo thành hệ thống. Trong đó, mối quan hệ về ngữ nghĩa giữa các từ (hay ngữ cố định) giữ vai trò quan trọng. Nhớ các từ theo chủ dề, theo trường nghĩa là cách nhớ nhanh, dễ dàng, chính xác và hiệu quả. Số lượng các từ thuộc cùng một trường nghĩa lại rất lớn, nên có thể khẳng định chỉ cần sử dụng hết những từ này, học sinh có thể giao tiếp( nói hoặc viết) đạt mục tiêu dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học.
    Môn Tiếng Việt ở Tiểu học được chia làm nhiều phân môn: tập đọc, chính tả, kể chuyện, tập làm văn, luyện từ và câu. Mỗi môn có những đặc trưng riêng, Nhưng cùng một mục đích là dạy cho học sinh nắm vững Tiếng Việt. Muốn nắm vững Tiếng Việt thì trước hết phải quan tâm đến việc dạy từ. Vì vậy, việc mở rộng và tích lũy vốn từ cho học sinh là rất cần thiết và quan trọng. Xây dựng bảng từ theo chủ đề ngữ nghĩa cho học sinh chính là để nhằm mục đích đó. Bởi thực chất của bảng từ theo chủ đề ngữ nghĩa là tập hợp tất cả các từ (hay ngữ cố định) theo một tiêu chí về nghĩa nào đó, tạo thành một trường. Nó giống như một cuốn từ điển theo chủ đề (trong đó các từ không được giải thích nghĩa), hoàn toàn khác so với những cuốn từ điển chữ cái thông thường.
    Với cuốn từ điển này học sinh sẽ dễ dàng trong việc nhớ từ cũng như sử dụng từ để nói, viết cho lưu loát, phù hợp. Vì sự hữu ích như vậy tôi quyết định chọn đề tài: Xây dựng bảng từ theo chủ đề ngữ nghĩa cho học sinh lớp 4,5 ở tiểu học làm đề tài cho khóa luận tốt nghiệp của mình. Đây là một hướng khai thác mới, có tính ứng dụng và thực hành cao. Nó sẽ giúp ích rất nhiều cho cả giáo viên và học sinh trong quá trình dạy học.
    2. Lịch sử vấn đề
    Việc mở rộng và tích lũy vốn từ cho học sinh tiểu học là một việc làm quan trọng và cần thiết. Vì thế đã có rất nhiều đề tài khoa học, nhiều bài báo đề cập đến vấn đề này. Có hai trường hợp như sau:
    - Trường hợp một : Hầu hết việc nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở mức nghiên cứu thực trạng, từ đó rút ra nguyên nhân và biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả dạy học từ ngữ cho học sinh, như:
    + Mở rộng và tích lũy vốn từ ghép cho học sinh tiểu học.
    + Mở rộng và tích lũy vốn từ láy cho học sinh tiểu học.
    + Mở rộng và tích lũy vốn từ cho học sinh tiểu học.
    - Trường hợp 2 : Việc nghiên cứu vấn đề dưới dạng lí luận, như:
    + Dạy từ ngữ theo hệ thống( Tạp chí Ngôn ngữ số 3 năm 1973. Tác giả: Phan Thiều)
    + Giảng dạy từ ngữ ở trường Phổ thông. NXBGD 1993. Phan Thiều, Nguyễn Quốc Túy, Nguyễn Thanh Tùng.
    Mở rộng và tích lũy vốn từ cho học sinh Tiểu học bằng cách xây dựng bảng từ là việc làm hoàn toàn mới, một hướng nghiên cứu mới, chưa từng được đề cập đến trong bất kỳ công trình nào trước đây.




    3. Mục đích, yêu cầu
    3.1.Mục đích
    Đề tài ngiên cứu nhằm mục đích sau:
    - Thông qua khảo sát thống kê để tìm hiểu khả năng mở rộng và tích lũy vốn từ của học sinh lớp 4,5 Trên cơ sở một số chủ đề ngữ nghĩa.
    - Sau đó xây dựng bảng từ bao gồm các từ theo chủ đề ngữ nghĩa nhất định.
    - Đưa ra một số biện pháp giúp học sinh sử dụng bảng từ một cách hiệu quả.
    3.2. Yêu cầu
    Để đạt được mục đích trên, khi nghiên cứu đề tài, người nghiên cứu cần:
    - Hiểu rõ và nắm vững lí thuyết về trường nghĩa.
    - Nắm vững nội dung chương trình sách giáo khoa, các yêu cầu về số lượng từ mà học sinh cần biết trong mỗi chủ đề và thực tế giảng dạy Tiếng Việt ở Tiểu học.
    - Tiến hành điều tra, tập hợp, thống kê, phân loại các tài liệu về khả năng mở rộng và tích lũy vốn từ của học sinh.
    - Có vốn từ ngữ phong phú đa dạng.
    - Có những hiểu biết nhất định về các vấn đề của cuộc sống.
    4. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu
    4.1. Đối tượng nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các từ( hay ngữ cố định) trong tiếng Việt. Các từ (hay ngữ cố định) này phải có liên hệ với nhau về nghĩa (có chung một hoặc một vài nét nghĩa nào đó).
    4.2. Phạm vi nghiên cứu
    Các chủ đề ngữ nghĩa lấy làm được lấy làm tiêu chí tập hợp từ được chọn ra trong số 20 chủ đề ngữ nghĩa của Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4,5.
    Bảng từ được xây dựng dựa trên 5 chủ đề ngữ nghĩa sau:
    - Thiên nhiên
    - Cái đẹp
    - Dũng cảm
    - Trẻ em
    - Bảo vệ môi trường
    Các từ ngữ được đưa vào trong bảng đều dựa trên cơ sở Sách giáo khoa, Sách giáo viên Tiếng Việt lớp 4,5 và thực tế tâm sinh lí học sinh lớp 4,5, không tập hợp từ một cách tràn lan, tùy tiện.
    Việc khảo sát khả năng mở rộng, tích lũy và tích cực hóa vốn từ của học sinh được tiến hành trên học sinh ở hai khối lớp 4, 5 của trường Tiểu học Lưu Quý An( Thị xã Phúc Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc).
    5. Phương pháp nghiên cứu
    - Phương pháp điều tra
    - Phương pháp thông kê
    Quá trình tiến hành như sau:
    - Đọc tư liệu lí thuyết về trường nghĩa qua các giáo trình, tài liệu
    - Nghiên cứu Sách giáo khoa, Sách giáo viên Tiếng Việt lớp 4,5
    - Tiến hành khảo sát khả năng mở rộng, tích lũy và tích cực hóa vốn từ của học sinh
    - Xử lí số liệu
    - Xây dựng bảng từ
    - Đề xuất một số biện pháp để học sinh sử dụng bảng từ có hiệu quả
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...