Thạc Sĩ Xây dựng bản họa đồ tâm lý của giáo viên dạy trẻ chậm phát triển trí tuệ

Thảo luận trong 'Tâm Lý Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI : Thạc Sỹ Xây dựng bản họa đồ tâm lý của giáo viên dạy trẻ chậm phát triển trí tuệ

    MỞ ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài


    Dạy trẻ khuyết tật hòa nhập cộng đồng là mối quan tâm của cộng đồng quốc tế và cũng là một
    chủ trương đang được Đảng và Nhà nước ta quan tâm. Cùng với quá trình đổi mới kinh tế, Việt
    Nam đã ban hành nhiều chính sách, chương trình trợ giúp trẻ khuyết tật, nhằm tạo cơ hội cho trẻ
    khuyết tật hòa nhập cộng đồng và phát triển như những trẻ em khác. Công việc giáo dục trẻ khuyết
    tật tại các trường chuyên biệt và tại các cơ sở bảo trợ xã hội gặp rất nhiều khó khăn vất vả. Để đáp
    ứng được mong muốn của trẻ khuyết tật và hỗ trợ trẻ khuyết tật phát triển hòa nhập cộng đồng, đòi
    hỏi giáo viên không chỉ có cái tâm mà còn cần có kiến thức, kỹ năng và những phẩm chất nhân cách
    phù hợp, đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp.
    Hiện nay, bên cạnh các trường giáo dục chuyên biệt, các trung tâm bảo trợ trẻ khuyết tật ở các
    tỉnh phía nam cũng thực hiện nhiệm vụ giáo dục văn hóa cho trẻ khuyết tật. Giáo viên dạy trẻ
    khuyết tật nói chung và giáo viên dạy trẻ chậm phát triển trí tuệ nói riêng là một trong những lực
    lượng quan trọng để thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ trẻ chậm phát triển trí tuệ hòa nhập cộng đồng, sống
    tự lập và sống có ích góp phần làm giảm thiểu gánh nặng của xã hội. Người giáo viên dạy trẻ
    khuyết tật có vai trò quan trọng trong việc giáo dục trẻ khuyết tật. Họ góp một phần không nhỏ vào
    sự nghiệp công tác xã hội, giúp đỡ trẻ khuyết tật vươn lên, hòa nhập và phát triển. Việc hình thành
    phẩm chất nhân cách đặc trưng của người giáo viên dạy trẻ chậm phát triển trí tuệ đáp ứng được yêu
    cầu của nghề là một vấn đề cần được khoa học tâm lý quan tâm đúng mực .
    Vấn đề phẩm chất nhân cách cá nhân trong hoạt động nghề nghiệp đã được đề cập tới trong
    một số lĩnh vực như Kinh doanh, quản lý, thể thao, quân sự, y tế, giáo dục, .Tuy nhiên, cho đến
    nay việc nghiên cứu các phẩm chất nhân cách của giáo viên dạy trẻ chậm phát triển trí tuệ là vấn đề
    chưa được quan tâm nghiên cứu một cách đầy đủ.
    Việc giáo dục trẻ chậm phát triển trí tuệ có nhiều đặc thù riêng như tính Tính Linh hoạt trong
    xử lý các tình huống xảy ra bất thường, tính kiên trì nhẫn nại, sự chịu khó và am hiểu tâm – sinh lý
    của trẻ chậm phát triển trí tuệ, .Trên thực tế hầu hết giáo viên đến với nghề dạy trẻ chậm phát triển
    trí tuệ còn gặp nhiều bất cập về chuyên môn, thái độ với nghề và sự hiểu biết về nghề, nên chưa
    thực sự an tâm với nghề nghiệp của mình.
    Thực hiện thỏa thuận khung hợp tác giữa Bộ lao Động – Thương binh Xã hội và tổ chức
    Caritas (Cộng hòa Liên Bang Đức), trường Đại Học Lao Động Xã Hội (CSII) đã mở chuyên ngành
    mới “ Giáo dục chăm sóc người khuyết tật” nhằm mục đích đào tạo và bồi dưỡng nhận thức và tay
    nghề cho nhân viên và giáo viên hiện đang trực tiếp chăm sóc, giáo dục trẻ khuyết tật tại các trường, trung tâm bảo trợ xã hội các tỉnh phía nam được đào tạo một cách chuyên nghiệp, bài bản. Đồng
    thời nhằm mục đích phát triển nghề giáo dục chăm sóc người khuyết tật thành một nghề trong xã
    hội. Nghiên cứu cơ sở khoa học của việc hình thành những yếu tố tâm lý phù hợp với nghề giáo dục
    người khuyết tật đang được các trung tâm, trường đại học LĐXH, những người đang theo nghề
    quan tâm.
    Tóm lại: Xuất phát từ mục tiêu của Đảng, Chính phủ về việc hỗ trợ người Khuyết tật hòa nhập
    cộng đồng. Từ thực tiễn công tác giảng dạy chuyên ngành Giáo dục chăm sóc người khuyết tật cho
    các giáo viên làm công tác giáo dục người khuyết tật của trường ĐH Lao Động Xã hội (CSII) và của
    các trường chuyên biệt, trung tâm Bảo trợ xã hội về việc tuyển chọn, đào tạo những giáo viên dạy
    trẻ chậm phát triển trí tuệ. Từ chính nhu cầu của những người đã và đang theo nghề để điều chỉnh
    bản thân, đáp ứng phù hợp với những yêu cầu của nghề. Để giải quyết vấn đề nêu trên chúng tôi
    chọn đề tài nghiên cứu: “Xây dựng bản họa đồ tâm lý của giáo viên dạy trẻ chậm phát triển trí
    tuệ”

    2. Mục đích nghiên cứu

    - Đề tài khảo sát thực trạng nhận thức và tự đánh giá về những phẩm chất nhân cách đặc trưng
    của người giáo viên dạy trẻ chậm phát triển trí tuệ. Trên cơ sở đó xây dựng bản họa đồ tâm lý nghề
    nghiệp phục vụ cho công tác hướng nghiệp, tuyển chọn, đào tạo, sử dụng và quản lý giáo viên dạy
    trẻ chậm phát triển trí tuệ.

    3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu

    3.1. Đối tượng nghiên cứu: Bản họa đồ tâm lý của giáo viên dạy trẻ chậm phát triển trí tuệ

    3.2. Khách thể nghiên cứu: Tổng số 180 người trong đó bao gồm :
    -151 giáo viên dạy trẻ chậm phát triển trí tuệ tại một số trường chuyên biệt , các trung tâm
    BTXH phía nam (dùng trong nghiên cứu thực trạng).
    - 29 khách thể là lãnh đạo, ban giám hiệu một số trường chuyên biệt, các trung tâm BTXH phía
    nam (dùng cho nghiên cứu khảo nghiệm).
    Cụ thể số lượng khách thể được phân bố ở các đơn vị như sau :
    STT Đơn vị công tác Giáo viên Lãnh Đạo Ghi chú
    1. TTBTXH tỉnh Khánh Hòa 13 03
    2 TTBTXH Ninh Hòa 13 03
    3. TTBT XH Đồng Nai 13 02
    4. Trường chuyên biệt Ánh Dương (Q12) 11 03
    5. TT BTXH Trà Vinh 21 03
    6. TTBT Trẻ em tàn tật Thị Nghè (Q.BT) 40 03
    7. Trường chuyên biệt Hoàng Mai (Q.GV) 16 03 8. TTBTXH Gò Vấp 24 03
    9. TT BTXH Tỉnh Tiền Giang 0 03
    10. Trường Đại học Lao Động Xã Hội 0 03
    Tổng số (180): 151 29

    4. Nhiệm vụ nghiên cứu

    - Nghiên cứu cơ sở lý luận liên quan đến đề tài
    - Khảo sát thực trạng nhận thức và tự đánh giá về những phẩm chất nhân cách đặc trưng của
    giáo viên dạy trẻ chậm phát triển trí tuệ.
    - Xây dựng bản họa đồ tâm lý của người giáo viên dạy trẻ chậm phát triển trí tuệ.

    5. Phạm vi nghiên cứu

    5.1. Giới hạn về đối tượng nghiên cứu:


    Vì bản họa đồ tâm lý là một khái niệm rộng bao gồm toàn bộ các phẩm chất nhân cách của con
    người, nên trong phạm vi của luận văn này chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu các phẩm chất nhân
    cách đặc trưng của giáo viên dạy trẻ chậm phát triển trí tuệ.

    5.2. Giới hạn về khách thể nghiên cứu:

    Giáo viên dạy trẻ khuyết tật tại các trường chuyên biệt và trung tâm Bảo trợ Xã Hội tại một số
    tỉnh phía nam.

    6. Giả thuyết khoa học

    Nếu xác định được những phẩm chất nhân cách đặc trưng của người giáo viên dạy trẻ chậm
    phát triển trí tuệ, thì sẽ xây dựng được bản họa đồ tâm lý của họ- Làm cơ sở cho công tác hướng
    nghiệp, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng các giáo viên dạy trẻ chậm phát triển trí tuệ.

    7. Phương pháp nghiên cứu

    Để thực hiện đề tài này, chúng tôi thực hiện các phương pháp nghiên cứu sau:

    7.1.Các phương pháp nghiên cứu lý luận

    Phân tích, tổng hợp các tài liệu liên quan đến đề tài.

    7.2. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia

    Chúng tôi sử dụng phương pháp này để xin ý kiến các chuyên gia đại diện lĩnh vực: giáo dục
    đặc biệt; lãnh đạo các trung tâm Bảo trợ xã hội về vấn đề nghiên cứu.

    7.3. Phương pháp điều tra xã hội học bằng phiếu Anket.
    Là phương pháp chính của đề tài nghiên cứu. Cùng với việc nghiên cứu các vấn đề lý luận,
    chúng tôi đặc biệt chú ý đến phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi. Bước đầu, chúng tôi xây dựng
    phiếu hỏi với những câu hỏi mở nhằm thu thập ý kiến của khách thể nghiên cứu về những phẩm
    chất nhân cách đặc trưng của người giáo viên dạy trẻ CPTTT. Sau đó chúng tôi xây dựng bảng hỏi với những câu hỏi để tìm hiểu và hệ thống lại những phẩm chất nhân cách đặc trưng của người giáo
    viên dạy trẻ CPTTT.

    7.4.Phương pháp phỏng vấn sâu.
    Để minh họa cho kết quả nghiên cứu, chúng tôi tiến hành phỏng vấn những giáo viên dạy trẻ
    chậm phát triển trí tuệ giỏi, có kinh nghiệm trong nghề. Cụ thể chúng tôi phỏng vấn 08 người.

    7.5.Phương pháp toán thống kê
    Phương pháp này được sử dụng để xử lí số liệu thu thập từ phiếu điều tra.

    8. Đóng góp mới của đề tài

    8.1.Về mặt lý luận


    Đề tài hệ thống được những phẩm chất nhân cách của người giáo viên dạy trẻ CPTTT, trên cơ
    sở đó xây dựng bản họa đồ tâm lý của giáo viên họ là cơ sở cho quá trình đào tạo giáo viên ngành
    giáo dục- chăm sóc người khuyết tật.

    8.2.Về mặt thực tiễn:

    Chỉ ra thực trạng nhận thức và tự đánh giá về những phẩm chất nhân cách đặc trưng của giáo
    viên dạy trẻ chậm phát triển trí tuệ và xây dựng bản họa đồ tâm lý của họ, nhằm phục vụ cho công
    tác hướng nghiệp, tuyển chọn, đào tạo và sử dụng giáo viên dạy người khuyết tật


    [​IMG]


     
Đang tải...