Thạc Sĩ Xây dựng bản đồ phân vùng sinh thái môi trường đất phục vụ quy hoạch phát triển nuôi tôm càng xanh h

Thảo luận trong 'Khoa Học Tự Nhiên' bắt đầu bởi Bích Tuyền Dương, 20/11/12.

  1. Bích Tuyền Dương

    Bài viết:
    2,590
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU

    1.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
    Một quốc gia hay một khu vực nào đó khi kinh tế phát triển sẽ kèm theo nạn ô nhiễm môi
    trường ngày càng gia tăng; nguồn tài nguyên thiên nhiên bị suy giảm, gây hậu quả xấu cho loài người, huỷ hoại nguồn thực phẩm, thuỷ sản, sinh cảnh, nguồn nước Vậy phải làm thế nào để vừa phát triển kinh tế vừa chống ô nhiễm. Đây thật sự là một bài toán rất nan giải và bức bách của tỉnh Đồng Tháp, để góp phần giải quyết vấn đề này thì việc phân vùng sinh thái môi trường đất trong tỉnh Đồng Tháp nói chung huyện Tam Nông nói riêng rất quan trọng để giúp nền kinh tế của tỉnh phát triển bền vững. Tam Nông là một trong những huyện của tỉnh Đồng Tháp thuộc vùng trũng Đồng Tháp Mười. Đồng Tháp Mười là một trong những vùng trũng của Đồng Bằng Sông Cửu Long, nằm ở phía bắc sông Tiền. Do thế nên ngập lũ định kỳ hàng năm phù hợp với quy luật của vùng đồng bằng châu thổ. Mùa lũ
    trùng với mùa mưa, do nước mưa theo dòng chảy từ thượng nguồn kết hợp với lượng mưa tại chỗ và kéo dài từ giữa tháng 8 đến tháng 12, bị lũ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất và sinh hoạt của người dân.

    Hoạt động kinh tế của huyện Tam Nông tập trung vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp là chủ yếu. Nên đất đai là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quí giá, là tư liệu sản xuất, đặc biệt là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố dân cư, kinh tế xã hội và an ninh quốc phòng. Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp mang tính nhỏ lẻ, phần lớn chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân và chiếm tỷ trọng thấp trong nền kinh tế. Phần lớn đất đai của huyện Tam Nông có nhóm đất phèn chiếm tỷ lệ rất cao 81,97% (theo tài liệu điều tra và xác định tài nguyên đất của Phân Viện Khoa Học Nông Nghiệp Miền Nam, 1999), nên chỉ thích nghi với những cây chịu phèn như: Lúa, tràm, năng mùa lũ ở HTN nước cao hơn mặt ruộng trung bình từ 1,5 đến 2,5m, thậm chí 4,25m nên vào mùa lũ thì không thể trồng lúa. Do vậy, thu nhập của người dân rất thấp. Gần đây việc trồng lúa kết hợp với nuôi thuỷ sản trong mùa lũ lại là một lợi thế của huyện Tam Nông, đặc biệt là tôm càng xanh trong hai năm qua đã đem lại lợi nhuận rất cao cho người dân. Nhưng diện tích nuôi TCX còn ít, chưa phát triển trên toàn huyện, việc “ Xây dựng bản đồ phân vùng sinh thái môi trường đất phục vụ quy hoạch phát triển nuôi tôm càng xanh Huyện Tam Nông” lại rất cần thiết để phát triển quy mô trên toàn huyện một cách khoa học và bền vững đây cũng là một trong những chiến lược phát triển của tỉnh Đồng Tháp nói chung, của huyện Tam Nông nói riêng. Trong đó việc bố trí mô hình thuỷ sản phù hợp với địa hình đất đai từng vùng nhằm giúp cho người dân có thể sống chung với lũ một cách căn cơ. Vì thế việc phân vùng đất sẽ giúp HTN tận dụng sản xuất và nuôi trồng thuỷ sản theo hướng bền vững.

    Phân vùng sinh thái môi trường đất làm cơ sở khoa học và thực tiễn xác định khu vực cụ thể canh tác, sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt, bảo tồn, lâm, ngư nghiệp trên địa bàn huyện Tam Nông tỉnh Đồng Tháp một cách hợp lý và bền vững. Xây dựng cơ sở, mục đích phân vùng sinh thái môi trường đất nuôi tôm càng xanh phục vụ định hướng phát triển kinh tế xã hội và đồng thời thành phong trào mang tính phổ biến ở HTN, tỉnh Đồng Tháp. Phân cụ thể vùng sinh thái môi trường đất phục vụ quy hoạch phát triển nuôi tôm càng xanh HTN. Lên bản đồ các vùng sinh thái môi trường đất theo các tiêu chí thích hợp nuôi tôm càng xanh và không thích hợp nuôi tôm càng xanh.

    3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
    Khảo sát và lấy mẫu đất, nước trên địa bàn HTN. Tìm hiểu về tình hình nuôi tôm càng xanh trên toàn huyện trong những năm qua. Nghiên cứu về các đối tượng có liên quan đến việc phân vùng sinh thái môi trường đất với mục đích phục vụ quy hoạch phát triển nuôi tôm càng xanh, các loại bản đồ của huyện. Thu thập, đánh giá các yếu tố tự nhiên, đặc điểm môi trường sinh thái trong mối tương quan đến đất và nghề NTTS ở HTN. Nghiên cứu các yếu tố tự nhiên: Khí tượng, thủy văn, thổ nhưỡng và các điều kiện liên quan đến việc nuôi TCX (chất lượng nguồn nước, đất đai, chế độ thủy văn, tính chất đất, hệ thực vật, nguồn thức ăn tự nhiên ) trong HTN. Điều tra, thu thập và xây dựng các bản đồ với các nội dung sau:

    Bản đồ hành chính.
    Bản đồ đất.
    Bản đồ Sông suối.
    Bản đồ Hiện trạng sử dụng đất của huyện.
    Bản đồ Giao thông.
    Bản đồ Phân bố ngập lũ.
    Bản đồ Địa hình địa mạo.
    Bản đồ Phân vùng sinh thái môi trường đất phục vụ quy hoạch phát triển nuôi tôm càng xanh.

    Đánh giá và xây dựng cơ sở dữ liệu về các yếu tố môi trường. Từ đó, lập các lớp bản đồ của các yếu tố tự nhiên có liên quan đến phân vùng sinh thái môi trường đất phục vụ nuôi tôm càng xanh. Chồng xếp bản đồ theo phương pháp GIS kết hợp với viễn thán CRS để xác định tính tối ưu hoá, sử dụng đất theo quan điểm sinh thái. Kiểm tra thực địa đối chiếu với lý thuyết. Sử dụng phân vùng sinh thái môi trường đất phục vụ quy hoạch phát triển nuôi tôm càng xanh HTN. Không phân vùng sinh thái môi trường đất phục vụ các linh vực khác ngoài việc nuôi tôm càng xanh. Không đi sâu vào chuyên đề xây doing bản đồ.

    4. Ý NGHĨA KHOA HỌC THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
    Giải quyết vấn đề xác định các vị trí tiểu vùng cơ bản đặc trưng cho việc nuôi tôm càng xanh của huyện TN. Xác định điều kiện sinh thái môi trường để định ra vùng cụ thể thích hợp cho nuôi tôm càng xanh Nâng cao tính khoa học phong trào nuôi tôm càng xanh ở HTN, giúp cho phong trào nuôi tôm thêm thành công và bền vững Xây dựng bản đồ cụ thể từng tiểu vùng phát triển nuôi tôm càng xanh ở HTN.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...