Thạc Sĩ Xâm phạm quyền tác giả ở Việt Nam –thực trạng và giải pháp

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 17/3/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC
    NĂM 2012


    MỤC LỤC

    LỜI MỞ ĐẦU .1
    CHƯƠNG 1 - KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUYỀN TÁC GIẢ THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH 3
    1.1. Chủ thể của quyền tác giả 3
    1.2. Đối tượng thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả 6
    1.3. Căn cứ phát sinh quyền tác giả 12
    1.4. Nội dung quyền tác giả 12
    1.5. Giới hạn quyền tác giả 17
    1.6. Thời hạn bảo hộ quyền tác giả 18
    CHƯƠNG 2 - XÁC ĐỊNH HÀNH VI VÀ THỰC TRẠNG XÂM PHẠM QUYỀN NHÂN THÂN CỦA TÁC GIẢ 20
    2.1. Xác định các hành vi xâm phạm quyền nhân thân của tác giả 20
    2.2. Thực trạng xâm phạm quyền nhân thân của tác giả 25
    CHƯƠNG 3 - XÁC ĐỊNH HÀNH VI VÀ THỰC TRẠNG XÂM PHẠM QUYỀN TÀI SẢN CỦA TÁC GIẢ 34
    3.1. Xác định các hành vi xâm phạm quyền tài sản của tác giả 34
    3.2. Thực trạng xâm phạm quyền tài sản của tác giả 41
    CHƯƠNG 4 - NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN THỰC TRẠNG XÂM PHẠM
    QUYỀN TÁC GIẢ VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
    50
    4.1. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng xâm phạm quyền tác giả. 50
    4.2. Một số kiến nghị 53
    4.1.1. Kiến nghị hoàn thiện các quy định chung về quyền tác giả 53
    4.1.2. Kiến nghị hoàn thiện các quy định về xử lý hành vi xâm phạm quyền tác giả 55
    4.1.3. Kiến nghị hoàn thiện cơ chế bảo vệ quyền tác giả. 59
    LỜI KẾT .62
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC
    LỜI MỞ ĐẦU
    Ngày 01/01/2006, Bộ luật Dân sự năm 2005 có hiệu lực, bao gồm các điều khoản quy định các vấn đề liên quan đến quyền tác giả, tạo cơ sở cho các quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ. Ngày 1-7-2006, Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 có hiệu lực; và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ có hiệu lực từ ngày 01/01/2010 quy định chi tiết và cụ thể hơn về những vấn đề thuộc quyền tác giả; bao gồm các quy định về tác giả, đối tượng thuộc phạm vi bảo hộ, điều kiện bảo hộ, nội dung quyền, giới hạn quyền và thời hạn bảo hộ, chủ sở hữu quyền tác giả Tiếp đó, những văn bản hướng dẫn thi hành cũng được ban hành, đó là: Nghị định của Chính phủ số 100/2006/NĐ-CP ngày 21/9/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật dân sự, Luật sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan; Nghị định 85/2011/NĐ-CP ngày 20/9/2011 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 100/2006/NĐ-CP ngày 21/9/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan .
    Có thể nói, hệ thống pháp luật Việt Nam đã tạo hành lang pháp lý an toàn khuyến khích các hoạt động sáng tạo và bảo hộ thành quả của lao động đó. Hệ thống này là phương tiện để các chủ thể quyền tác giả sử dụng nhằm bảo vệ quyền lợi của mình đồng thời là công cụ quản lý của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
    Tuy nhiên, hiện nay tình trạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, đặc biệt là xâm phạm quyền tác giả không hề giảm đi mà vẫn có chiều hướng gia tăng, có tính phức tạp và ngày càng nghiêm trọng. Việc nhận thức được thực trạng xâm phạm quyền tác giả ở Việt Nam hiện nay có ý nghĩa quan trọng trong việc tìm ra nguyên nhân và đề xuất những giải pháp hữu hiệu để khắc phục tình trạng này. Vì vậy, người viết đã chọn đề tài “Xâm phạm quyền tác giả ở Việt Nam – Thực trạng và giải pháp” để làm khóa luận tốt nghiệp.
    Thông qua việc nghiên cứu đề tài, người viết mong muốn khái quát được các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về quyền tác giả, xác định được các hành vi xâm phạm quyền tác giả, khái quát được thực trạng xâm phạm quyền tác giả ở nước ta, từ đó rút ra một số nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thực trạng này và đưa ra một số kiến nghị.
    Về phương pháp nghiên cứu, khóa luận đã sử dụng phương pháp thu thập thông tin kết hợp với phương pháp phân tích - tổng hợp để giải quyết những vấn đề mà đề tài đặt ra.
    Về bố cục, khóa luận kết cấu thành bốn chương như sau:
    Chương 1: Khái quát chung về quyền tác giả theo pháp luật Việt Nam hiện hành.
    Chương 2: Xác định hành vi và thực trạng xâm phạm quyền nhân thân của tác giả.
    Chương 3: Xác định hành vi và thực trạng xâm phạm quyền tài sản của tác giả.
    Chương 4: Nguyên nhân dẫn đến thực trạng xâm phạm quyền tác giả và một số kiến nghị.
     
Đang tải...