Thạc Sĩ Xác lập và quản lý chỉ dẫn địa lý cho hàng nông sản Việt Nam – Thực trạng và giải pháp

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 30/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI NÓI ĐẦU
    Ngày 07/11/2006, Việt Nam đã trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Sự kiện này được đánh giá là sẽ mở ra rất nhiều cơ hội cho nước ta trong quá trình hội nhập và phát triển kinh tế song bên cạnh đó cũng đặt ra không ít những khó khăn, thách thức và nông nghiệp được xem là lĩnh vực sẽ phải chịu nhiếu áp lực nhất. Để thực hiện những cam kết của mình, Việt Nam sẽ phải cắt giảm thuế quan và tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hoá của nước ngoài xâm nhập vào thị trường nội địa. Hàng hoá từ các nước khác sẽ tràn ngập thị trường Việt Nam trong đó sẽ phải kể đến các mặt hàng nông sản của các nước như Trung Quốc, Thái Lan Làm sao để hàng hoá Việt Nam nói chung và nông sản nói riêng không bị “thua ngay trên sân nhà” chứ chưa nói tới việc “mang chuông đi đánh xứ người” vẫn đang là một câu hỏi đặt ra không chỉ cho các nhà quản lý mà còn cả các doanh nghiệp. Xây dựng và phát triển thương hiệu nhằm nâng cao sức cạnh tranh được xem là một hướng đi đúng trong đó xác lập quyền đối với chỉ dẫn địa lý cho hàng nông sản chính là cách làm hiệu quả nhất. Chỉ dẫn địa lý chính là sự khẳng định về uy tín cũng chất lượng đối với các sản phẩm. Chúng ta không phải hay nói chính xác hơn là không thể tạo ra chỉ dẫn địa lý mà chỉ phải làm sao để chỉ dẫn địa lý được thừa nhận một cách chính thức.
    Do đặc điểm địa lý tự nhiên cùng với kinh nghiệm canh tác, sản xuất truyền thống và tinh thần lao động cần cù sáng tạo của người nông, nước ta có rất nhiều mặt hàng nông sản có thể được đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý. Tuy nhiên trên thực tế, nước ta mới chỉ có một số lượng rất ít các nông sản được đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý, một số lượng lớn còn lại vẫn đang bị bỏ ngỏ.
    Hiện nay, mặc dù đã có 11 sản phẩm của Việt Nam được chính thức đăng bạ chỉ dẫn địa lý nhưng chúng ta vẫn chưa thiết lập được cơ chế quản lý cho các mặt hàng đó. Phải làm sao để có thể duy trì được uy tín cũng như chất lượng của các sản phẩm sau khi được bảo hộ đồng thời cũng cần phải hài hoà hoá lợi ích giữa các chủ thể cùng tham gia sản xuất, kinh doanh các sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý. Đây thực sự vẫn còn là một bài toán khó.
    Hiểu được ý nghĩa và tầm quan trọng của chỉ dẫn địa lý cũng như nhận thức được những bất cập trong công tác xây dựng và quản lý chỉ dẫn địa lý của Việt Nam trong thời gian qua, em đã chọn cho mình đề tài “Xác lập và quản lý chỉ dẫn địa lý cho hàng nông sản Việt Nam – Thực trạng và giải pháp” làm đề tài khoá luận tốt nghiệp.
    2. Mục đích nghiên cứu
    Trên cơ sở nghiên cứu một cách hệ thống các vấn đề lý luận về chỉ dẫn địa lý, phân tích thực trạng của hoạt động xác lập và quản lý chỉ dẫn địa lý cho các mặt hàng nông sản của Việt Nam, đánh giá những hạn chế và nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong hoạt động này, khoá luận sẽ đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xác lập chỉ dẫn địa lý và nâng cao hiệu quả quản lý các chỉ dẫn địa lý cho các mặt hàng nông sản của Việt Nam.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    * Đối tượng nghiên cứu
    - Các Điều ước quốc tế và những quy định pháp luật của Việt Nam về chỉ dẫn địa lý
    - Hoạt động xác lập và quản lý chỉ dẫn địa lý đối với hàng nông sản của Việt Nam
    * Phạm vi nghiên cứu
    - Các chỉ dẫn địa lý đã được đăng ký bảo hộ đối với các mặt hàng nông sản ở Việt Nam
    4. Phương pháp nghiên cứu
    Khoá luận sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
    - Phương pháp thu thập, tổng hợp phân tích thông tin, nghiên cứ tài liệu
    - Phương pháp so sánh, đánh giá
    - Phương pháp phỏng vấn chuyên gia
    5. Kết cấu của đề tài
    Ngoài phần lời nói đầu và phần kết luận, khoá luận gồm ba chương
    Chương I: Một số vấn đề lý luận về chỉ dẫn địa lý.
    Chương II: Thực trạng hoạt động xác lập và quản lý chỉ dẫn địa lý đối với hàng nông sản tại Việt Nam
    Chương III: Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xác lập và nâng cao hiệu quả quản lý chỉ dẫn địa lý cho hàng nông sản tại Việt Nam
    CHƯƠNG I
    MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHỈ DẪN ĐỊA LÝ
    I. ChØ dÉn ®Þa lý vµ vai trß cña chØ dÉn ®Þa lý
    1 Khái niệm:
    1.1 Chỉ dẫn địa lý
    Trong nhiều năm trở lại đây, sở hữu trí tuệ ngày càng đóng vai trò quan trọng trong các giao dịch thương mại quốc tế. Các quan hệ thương mại song phương và đa phương đều đưa vấn đề sở hữu trí tuệ vào chương trình đàm phán. Sở hữu trí tuệ là quyền đối với các tác phẩm do con người tạo ra thông qua các hoạt động sáng tạo và các tác phẩm đó gọi là tài sản trí tuệ. Tài sản trí tuệ được chia thành ba loại chính là: Quyền sở hữu công nghiệp và Quyền tác giả và các quyền liên quan và quyền đối với giống cây trồng. Chỉ dẫn địa lý chính là một trong số những đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp.
    1.1.1. Khái niệm chỉ dẫn địa lý theo pháp luật quốc tế
    Xét dưới góc độ pháp luật quốc tế, cho đến nay chỉ dẫn địa lý đã được đề cập trong 3 Điều ước quốc tế là: Công ước Paris 1883 về bảo hộ sở hữu công nghiệp (viết tắt là Công ước Paris 1883), Thoả ước Madrid 1891 về chống chỉ dẫn sai lệch hoặc lừa dối về nguồn gốc hàng hoá (viết tắt là Thoả ước Madrid 1891) và Thoả ước Lisbon 1958 về bảo hộ và đăng ký quốc tế tên gọi xuất xứ hàng hoá (viết tắt là Thoả ước Lisbon 1958).

    Công ước Paris 1883 cũng như Thoả ước Madrid 1891 đều không nhắc tới thuật ngữ chỉ dẫn địa lý mà chỉ nhắc tới hai thuật ngữ chỉ dẫn nguồn gốc (Indication of Source) và tên gọi xuất xứ (Apellations of Origin). Tuy nhiên cả Công ước và Thoả ước kể trên không đưa ra được khái niệm về hai thuật ngữ này mà chỉ nhắc tới chúng với tư cách là đối tượng sở hữu công nghiệp được bảo hộ. Đến năm 1958, Thoả ước Lisbon về bảo hộ và đăng ký quốc tế tên gọi xuất xứ của hàng hoá ra đời đã lần đầu tiên đưa ra khái niệm về tên gọi xuất xứ hàng hoá. Trong Thoả ước này, tên gọi xuất xứ được hiều là tên địa lý của một nước, một vùng hay một địa điểm cụ thể xác định một sản phẩm có nguồn gốc chính tại nơi có điều kiện địa độc đáo và cần thiết để tạo chất lượng đặc trưng của sản phẩm, bao gồm các yếu tố tự nhiên và con người[1]
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...