Tài liệu Xác định yếu tố nước ngoài trong tranh chấp thương mại được giải quyết tại trọng tài

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Xác định yếu tố nước ngoài trong tranh chấp thương mại được giải quyết tại trọng tài










    Tóm tắt. Trên cơ sở nghiên cứu Dự thảo Luật trọng tài và các quy định của pháp luật liên quan đến trọng tài thương mại, tác giả bài viết đã phân tích và làm sáng tỏ vấn đề xác định yếu tố nước ngoài trong tranh chấp thương mại được giải quyết tại trọng tại ở nước ta hiện nay.







    1. Đặt vấn đề

    cần có chương riêng quy định về trọng tài có





































































    tố nước ngoài mà chỉ đề cập vấn đề tranh chấp có yếu tố nước ngoài được giải quyết tại trọng tài.
    Khoản 4 Điều 2 Pháp lệnh trọng tài thương mại năm 2003 (sau đây xin viết tắt là PLTTTM) quy định: “Tranh chấp có yếu tố nước ngoài là tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại mà một bên hoặc các bên là người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài tham gia hoặc căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ có tranh chấp phát sinh ở nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến tranh chấp đó ở nước ngoài”. Như vậy, PLTTTM nêu ra ba dấu hiệu để xác định một tranh chấp có yếu tố nước ngoài mà trọng tài thương mại Việt Nam có thể có thẩm quyền giải quyết: i) Dấu hiệu chủ thể: có sự tham gia của chủ thể nước ngoài bao gồm người nước ngoài và pháp nhân nước ngoài; ii) Dấu hiệu sự kiện pháp lý: căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ có tranh chấp phát sinh ở nước ngoài; iii) Dấu hiệu tài sản: tài sản liên quan đến tranh chấp đó ở nước ngoài. Khi một quan hệ xuất hiện một trong ba dấu hiệu trên phát sinh tranh chấp sẽ được xem là tranh chấp có yếu tố nước ngoài. Việc xác định dấu hiệu nước ngoài trong tranh chấp do trọng tài giải quyết kéo theo nhiều vấn đề có liên quan như luật áp dụng, tố tụng trọng tài Tuy nhiên, cần chú ý tranh chấp có yếu tố nước ngoài quy định tại PLTTTM chỉ là những tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại. Hoạt động thương mại được quy định tại PLTTTM là việc thực hiện một hoặc nhiều hành vi thương mại của cá nhân, tổ chức kinh doanh. Quy định này của PLTTTM ra đời trong hoàn cảnh hoạt động thương mại trong văn bản pháp luật Việt Nam được hiểu theo phạm vi rất hẹp cũng như tương thích với phạm vi điều chỉnh của PLTTTM để giải quyết các tranh chấp thương mại.
    Dự thảo Luật trọng tài được xây dựng với yêu cầu phải làm cho trọng tài trở thành một công cụ hữu hiệu giải quyết các tranh chấp phát sinh trong đời sống kinh tế - xã hội bên cạnh hệ thống tòa án, tiến tới các chuẩn mực pháp lý quốc tế. Chính vì vậy việc mở rộng thẩm quyền giải quyết của trọng tài trở thành một nội dung

    quan trọng và có nhiều ý kiến tranh cãi quanh vấn đề này. Tựu trung lại, phần lớn các ý kiến đều thống nhất cần phải mở rộng thẩm quyền giải quyết của trọng tài nhưng mở rộng đến đâu thì vẫn chưa có câu trả lời cuối cùng, ít ra là cho đến thời điểm này khi dự thảo luật chưa được Quốc hội thông qua. Việc mở rộng thẩm quyền giải quyết của trọng tài kéo theo việc phải làm rõ phạm vi những vụ tranh chấp có yếu tố nước ngoài thuộc thẩm quyền giải quyết của trọng tài Việt Nam. Nói cách khác, dự thảo Luật trọng tài phải có những quy định về dấu hiệu xác định một tranh chấp có yếu tố nước ngoài do trọng tài giải quyết sao cho tương thích với thẩm quyền giải quyết của trọng tài. Tại khoản 4
    Điều 3 dự thảo quy định: “Tranh chấp có yếu tố nước ngoài là tranh chấp phát sinh trong quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được quy định tại Bộ luật dân sự”. Điều 758 Bộ Luật Dân sự năm 2005 quy định: “Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là quan hệ dân sự có ít nhất một trong các bên tham gia là cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc là các quan hệ dân sự giữa các bên tham gia là công dân, tổ chức Việt Nam nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài”.
    Như vậy theo quy định của Bộ Luật dân sự 2005 [2] có 03 dấu hiệu để xác định một quan hệ có yếu tố nước ngoài: i) Dấu hiệu về mặt chủ thể: trong quan hệ pháp luật có người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia; ii) Sự kiện pháp lý là căn cứ xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài hoặc xảy ra ở nước ngoài; iii) Dấu hiệu về mặt tài sản: tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài. So sánh quy định của Bộ Luật dân sự với quy định của PLTTTM chúng ta thấy phạm vi những quan hệ có yếu tố nước ngoài của Bộ luật dân sự rộng hơn rất nhiều vì đơn giản, phạm vi điều chỉnh của Bộ luật dân sự rộng hơn PLTTTM. Như vậy, theo quy định của dự thảo Luật trọng tài, những quan hệ dân sự nào theo quy định
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...