Tài liệu Xác định vốn đầu tư cho dự án

Thảo luận trong 'Đầu Tư - Chứng Khoán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    GIỚI THIỆU
    Theo Tổng cục Thống kê, “vốn đầu tư là toàn bộ những chi tiêu để làm tăng hay duy trì tài sản vật chất trong một thời kỳ nhất định. Vốn đầu tư thường được thực hiện qua các dự án đầu tư và một số chương trình mục tiêu quốc gia với mục đích chủ yếu là bổ sung tài sản cố định và tài sản lưu động”.
    Định nghĩa này là sát với định nghĩa của đầu tư (investment) trong kinh tế học vĩ mô, cũng như trong hệ thống tài khoản quốc gia (SNA) của Liên Hợp Quốc mà nước ta cũng dùng.
    Vốn (capital) là khái niệm mang tính khối tích lũy (stock) và có thể được xác định tại một thời điểm (thí dụ 31 tháng 12 hàng năm), còn “đầu tư” (investment) mang tính dòng, lưu lượng (flow) trong một khoảng thời gian (thí dụ, trong một năm chứ không phải tại một thời điểm).
    Sự tương tự sau có thể giúp ta dễ phân biệt khái niệm vốn và đầu tư. Vốn tương tự như lượng nước trong một cái hồ, tại mỗi thời điểm chúng ta có thể biết có bao nhiêu nước trong hồ. Còn đầu tư là lượng nước chảy vào hồ đó trong một khoảng thời gian nhất định.
    Lượng nước trong hồ (vốn) tại thời điểm T bằng lượng nước (vốn) tại thời điểm t trước đó cộng với (+) lượng nước chảy vào hồ (đầu tư) trong khoảng thời gian từ t đến T (-) trừ đi lượng nước bị hao hụt [thí dụ, do bốc hơi, rò rỉ (hao mòn)] trong cùng khoảng thời gian đó.
    Như thế, ở đây (trong kinh tế học, thống kê kinh tế, vốn và đầu tư là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau, và không có khái niệm “vốn đầu tư”.
    Việc Tổng cục Thống kê dùng từ “vốn đầu tư” theo nghĩa “đầu tư” gây ra lẫn lộn. Đáng tiếc nó lại được dùng cùng với “vốn đầu tư” theo nghĩa thông thường trong kinh doanh mà không có sự phân biệt, nên càng gây rắc rối.
    Để hội nhập được suôn sẻ và hiệu quả, thiết nghĩ chúng ta nên dùng các khái niệm được cộng đồng quốc tế chấp nhận và sử dụng, chứ đừng nên “sáng tạo” ra các từ “mới”, đại loại như “vốn đầu tư” với nghĩa “đầu tư”, hay “xã hội hóa”, “cổ phần hóa” . Vì như thế chỉ làm cho truyền thông thêm khó khăn, có hại cho sự phát triển của đất nước.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...