Tiểu Luận Xác định và hạch toán các khoản dự phòng trong Doanh nghiệp

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Quy Ẩn Giang Hồ, 8/12/14.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU

    Kinh doanh là hoạt động chứa đựng những rủi ro tiềm ẩn do nhiều nguyên nhân khác nhau. Để hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được duy trì ta phải dự phòng, hạn chế những rủi ro có thể dự đoán trước.
    Trong kinh doanh, hoạt động tài chính ngày nay đã trở thành một hoạt động không thể thiếu, nó vừa hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh vừa góp phần để tạo ra lợi nhuận cho Doanh nghiệp. Hoạt động tài chính các Doanh nghiệp chủ yếu thường là đầu tư vào chứng khoán để tìm kiếm lợi nhuận, tuy nhiên giá cả chứng khoán trên thị trường luôn biến động.
    Ngoài ra dự trữ hàng hoá của Doanh nghiệp, đặc biệt là Doanh nghiệp thương mại là lực lượng vật chất chủ yếu để đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong nền kinh tế quốc dân một cách thường xuyên, liên tục và đồng bộ.
    Hàng tồn kho, các khoản nợ phải thu là bộ phận tài sản có giá trị lớn tại doanh nghiệp. Ngoài ra, hoạt động đầu tư vào các loại chứng khoán là hoạt động đầu tư nhằm khai thác và sử dụng nguồn lực tiền nhàn rỗi của doanh nghiệp cũng chứa đựng không ít rủi ro. Xuất phát từ nguyên tắc thận trọng của kế toán, việc trích lập dự phòng cho các khoản này trong doanh nghiệp là việc rất cần thiết.
    Nhờ việc trích lập dự phòng này doanh nghiệp có thể hạn chế những rủi ro về mất ổn định nếu hàng tồn kho, các loại chứng khoán doanh nghiệp đã đầu tư bị giảm giá trên thị trường hoặc có những khoản nợ phải thu khách hàng không thể thu được.
    Xuất phát từ những suy nghĩ đó, em đã chọn đề tài: "Xác định và hạch toán các khoản dự phòng trong Doanh nghiệp " làm đề án môn học của mình.

    Đề tài gồm có 3 phần:
    Phần I : Các phương pháp xác định và hạch toán các khoản dự phòng trong hệ thống kế toán Việt Nam
    Phần II : Kế toán các khoản dự phòng trong hệ thống kế toán Pháp và Mỹ
    Phần III : Một số suy nghĩ về trích lập các khoản dự phòng trong hệ thống kế toán Việt Nam

    Mặc dù rất cố gắn, nhưng do hạn chế về thời gian cũng như kiến thức của bản thân về vấn đề này, nên chắc chắn đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự đóng góp ý kiến và giúp đỡ của các thầy cô để đề tài này được hoàn thiện hơn.

    LỜI NÓI ĐẦU . 1
    PHẦN I : CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH VÀ HẠCH TOÁN CÁC KHOẢN
    DỰ PHÒNG TRONG HỆ THỐNG KẾ TOÁN VIỆT NAM 2
    1. Khái quát chung về các khoản dự phòng 2
    1.1. Khái niệm chung về dự phòng . 2
    1.2. Ý nghĩa của việc lập dự phòng 2
    1.3. Thời điểm và nguyên tắc lập dự phòng 2
    1.4. Phân loại các khoản dự phòng . 3
    ã Dự phòng giảm giá trong đầu tư tài chính
    ã Dự phòng phải thu khó đòi
    ã Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
    1.5. Nhiệm vụ hạch toán các khoản dự phòng . 4
    2. Nội dung của các khoản dự phòng 4
    2.1. Dự phòng giảm giá chứng khoán trong đầu tư tài chính 4
    2.1.1. Khái niệm . 4
    2.1.2. Nguyên tắc kế toán . 5
    2.1.3. Phương pháp kế toán . 5
    2.2. Dự phòng phải thu khó đòi 6
    2.2.1. Khái niệm . 6
    2.2.2. Đối tượng cần lập dự phòng 7
    2.2.3. Xác định mức lập dự phòng phải thu khó đòi cần lập . 7
    2.2.4. Kế toán dự phòng phải thu khó đòi . 8
    2.3. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho . 9
    2.3.1. Khái niệm 9
    2.3.2. Nguyên tắc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho 9
    2.3.3. Kế toán các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho . 9

    PHẦN II: KẾ TOÁN CÁC KHOẢN DỰ PHÒNG TRONG HỆ THỐNG KẾ
    TOÁN PHÁP VÀ MỸ 11
    1. Kế toán các khoản dự phòng trong hệ thống kế toán Pháp 11
    1.1. Kế toán dự phòng giảm giá tài sản bất động 11
    1.2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho . 12
    1.3. Kế toán dự phòng giảm giá tài khoản khách hàng 12
    1.4. Kế toán dự phòng giảm giá chứng khoán 14

    2. Các khoản dự phòng trong hệ thống kế toán Mỹ . 14
    2.1. Kế toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho 14
    2.2. Kế toán dự phòng phải thu khó đòi 15
    2.3. Kế toán dự phòng giảm giá chứng khoán 16

    PHẦN III: MỘT SỐ SUY NGHĨ VỀ TRÍCH LẬP CÁC KHOẢN DỰ PHÒNG
    TRONG HỆ THỐNG KẾ TOÁN VIỆT NAM 17
    1. Đối tượng lập dự phòng 17
    1.1. Đối với các khoản dự phòng trong đầu tư tài chính . 17
    1.2. Đối với việc dự phòng giảm giá hàng tồn kho . 17
    1.3. Tài sản cố định . 17
    2. Kế toán các khoản dự phòng cần lập bổ sung 18
    2.1. Dự phòng giảm giá các khoản đầu tư góp vốn liên doanh . 18
    2.1.1. Xác định mức dự phòng giảm giá các khoản đầu tư góp vốn liên doanh 18
    2.1.2. Phương pháp hạch toán 18
    2.2. Kế toán dự phòng giảm giá TSCĐ . 19
    2.2.1. Xác định mức dự phòng giảm giá TSCĐ . 19
    2.1.1. Phương pháp hạch toán 19
    KẾT LUẬN 20
     
Đang tải...