Tiến Sĩ Xác định tỷ lệ nhiễm và genotype của Human papillomavirus trên gái mại dâm tại Hải Phòng, Việt Nam

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 22/11/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    ĐẶT VẤN ĐỀ . 1
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU . 4
    1.1. Đặc điểm chung của Human Papillomavirus 4
    1.1.1. Hình thái và cấu trúc của HPV . 4
    1.1.2. Đặc điểm cấu trúc và chức năng các gen của HPV . 4
    1.2. Phân loại HPV 10
    1.2.1. Lịch sử phân loại 10
    1.2.2. Phân loại HPV 11
    1.3. Chu kỳ sống của HPV 14
    1.4. Cơ chế gây bệnh của HPV 16
    1.5. Đường lây truyền, các yếu tố nguy cơ gây nhiễm HPV 17
    1.5.1. Đường lây truyền của HPV 17
    1.5.2. Các yếu tố nguy cơ gây nhiễm HPV . 18
    1.6. Cách phòng nhiễm HPV . 18
    1.7. Các bệnh lý thường gặp do HPV và các điều trị . 18
    1.7.1. Các bệnh lý thường gặp do HPV 18
    1.7.2. Điều trị . 19
    1.8. Các phương pháp phát hiện HPV ở mức độ phân tử và xét nghiệm
    mô bệnh học . 19
    1.8.1. Các phương pháp phát hiện HPV ở mức độ phân tử . 19
    1.8.2. Xét nghiệm mô bệnh học 27
    1.9. Tình hình nhiễm HPV tại Việt Nam và trên thế giới . 27
    CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 29
    2.1. Đối tượng nghiên cứu . 29
    2.2. Phương pháp nghiên cứu 30
    2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 30
    2.2.2. Thu thập mẫu nghiên cứu . 31
    2.3. Quy trình kỹ thuật phân tích mẫu nghiên cứu . 32
    2.3.1. Sơ đồ quy trình phân tích mẫu nghiên cứu 33
    2.3.2. Quy trình kỹ thuật phát hiện HPV DNA và xác định genotype HPV 33
    2.3.3. Quy trình kỹ thuật xét nghiệm tế bào cổ tử cung theo phương pháp
    Papanicolaous . 49
    2.4. Xử lý số liệu . 51
    2.5. Đạo đức nghiên cứu Y học . 51
    CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 52
    3.1. Tỷ lệ nhiễm HPV ở đối tượng gái mại dâm tại Hải Phòng và một số yếu tố
    liên quan . 52
    3.1.1. Tỷ lệ nhiễm HPV ở đối tượng gái mại dâm tại Hải Phòng . 52
    3.1.2. Một số yếu tố liên quan đến tỷ lệ nhiễm HPV trên gái mại dâm
    tại Hải Phòng . 55
    3.2. Sự phân bố genotype HPV trên gái mại dâm tại Hải Phòng 63
    3.2.1. Kết quả xác định genotype HPV bằng phương pháp DNA microarray và
    phương pháp giải trình tự sau tách dòng . 63
    3.2.2. Sự phân bố và tình trạng đơn đa nhiễm genotype HPV . 70
    3.3. Mối liên quan giữa biến đổi tế bào cổ tử cung và genotype HPV . 80
    3.3.1. Kết quả xét nghiệm tế bào cổ tử cung trên gái mại dâm tại Hải Phòng 80
    3.3.2. Mối liên quan giữa biến đổi tế bào cổ tử cung và HPV . 81
    3.3.3. Mối liên quan giữa biến đổi tế bào cổ tử cung và một số yếu tố
    nguy cơ khác 83
    CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN . 85
    4.1. Tỷ lệ nhiễm HPV trên gái mại dâm tại Hải Phòng và một số yếu tố liên quan 85
    4.1.1. Tỷ lệ nhiễm HPV trên gái mại dâm tại Hải Phòng 85
    4.1.2. Một số yếu tố liên quan đến tỷ lệ nhiễm HPV trên gái mại dâm tại
    Hải Phòng 91
    4.2. Sự phân bố genotype HPV ở gái mại dâm tại Hải Phòng 102
    4.2.1. Xác định genotype HPV bằng phương pháp DNA microarray và
    phương pháp giải trình tự sau tách dòng . 102
    4.2.2. Sự phân bố và tình trạng đơn đa nhiễm genotype HPV . 107
    4.3. Mối liên quan giữa biến đổi tế bào cổ tử cung và genotype HPV . 117
    4.3.1. Kết quả xét nghiệm tế bào cổ tử cung trên gái mại dâm tại
    Hải Phòng . 117
    4.3.2. Mối liên quan giữa biến đổi tế bào cổ tử cung và HPV . 119
    4.3.3. Mối liên quan giữa biến đổi tế bào cổ tử cung và một số yếu tố nguy
    cơ khác 121
    KẾT LUẬN . 123
    CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ CÓ LIÊN
    QUAN CÓ LIÊN QUAN ĐẾN NỘI DUNG LUẬN ÁN
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC

    DANH MỤC BẢNG
    Bảng 1.1. Tỷ lệ nhiễm HPV trên gái mại dâm ở một số nước trên thế giới . 29
    Bảng 2.2. Trình tự nucleotide của các mồi GP5+/GP6+ 34
    Bảng 3.1. Mối liên quan của tuổi, tình trạng hôn nhân, trình độ học vấn, tình
    trạng hút thuốc lá và sử dụng ma túy đến tỷ lệ nhiễm HPV . 55
    Bảng 3.2. Mối liên quan của tiền sử sản phụ khoa đến tỷ lệ nhiễm HPV 57
    Bảng 3.3. Mối liên quan của các bệnh lây truyền qua đường tình dục đến tỷ lệ
    nhiễm HPV 59
    Bảng 3.4. Kết quả phân tích hồi quy đa biến giữa một số yếu tố liên
    quan có ý nghĩa thống kê với tình trạng nhiễm HPV 61
    Bảng 3.5. Kết quả xác định genotype HPV bằng giải trình tự gen sau tách dòng . 65
    Bảng 3.6. Sự phân bố genotype HPV trên gái mại dâm tại Hải Phòng 70
    Bảng 3.7. Tình trạng đơn nhiễm và đa nhiễm genotype HPV trên gái mại dâm
    tại Hải Phòng . 72
    Bảng 3.8. Mối liên quan của lứa tuổi và tình trạng đơn, đa nhiễm
    genotype HPV . 74
    Bảng 3.9. Mối liên quan của tình trạng hôn nhân và tình trạng đơn, 75đa nhiễm
    genotype HPV . 75
    Bảng 3.10. Mối liên quan của tình trạng hút thuốc lá và tình trạng đơn, đa nhiễm
    genotype HPV . 76
    Bảng 3.11. Mối liên quan của tiền sử có thai và tình trạng đơn, đa nhiễm
    genotype HPV . 77
    Bảng 3.12. Mối liên quan của tình trạng nhiễm HIV và tình trạng đơn, đa nhiễm
    genotype HPV . 78
    Bảng 3.13. Mối liên quan của tình trạng nhiễm C.trachomatis và tình trạng đơn,
    đa nhiễm genotype HPV . 79
    Bảng 3.14. Kết quả xét nghiệm tế bào cổ tử cung trên gái mại dâm tại
    Hải Phòng 80
    Bảng 3.15. Mối liên quan giữa biến đổi tế bào cổ tử cung và HPV . 82
    Bảng 3.16. Mối liên quan giữa biến đổi tế bào cổ tử cung và một số yếu tố nguy
    cơ khác 84
    DANH MỤC HÌNH
    Hình 1.1. Hạt vi rút của HPV 4
    Hình 1.2. Cấu trúc bộ gen của Papillomavirus và HPV 16 5
    Hình 1.3. Cây phả hệ của 118 genotype Papillomavirus dựa trên trình tự
    gen vùng L1 ORF. Chuỗi gen được xử lý bằng phần mềm Phylip
    version 3.572 và phân tích phả hệ bằng Treeview program . 12
    Hình 1.4. Chu kỳ sống của HPV . 16
    Hình 1.5. Phương pháp lai phân tử phát hiện HPV 20
    Hình 1.6. Phương pháp lai huỳnh quang tại chỗ phát hiện HPV 22
    Hình 1.7. Sự phân bố tỷ lệ nhiễm HPV ước tính trên thế giới . 28
    Hình 2.1. Kit xác định genotype HPV bằng kỹ thuật DNA microarray 36
    Hình 2.2. Genotype HPV phát hiện bằng kỹ thuật DNA microarray trên
    máy scan 45
    Hình 2.3. Vectơ tách dòng pCR
    ®
    2.1 . 47
    Hình 3.1. Kết quả kiểm tra độ tinh sạch và định lượng nồng độ DNA tổng
    số trên máy NanoDrop 52
    Hình 3.2. Kết quả khuếch đại 140 bp vùng gen L1 HPV bằng phản ứng
    PCR với mồi GP5+/GP6+ original và GP5+/GP6+ modified . 53
    Hình 3.3. Kết quả xác định genotype HPV bằng kỹ thuật DNA microarray 63
    Hình 3.4. Kết quả biến nạp vectơ tái tổ hợp vào tế bào khả biến E.coli
    chủng InVαF’ . 64
    Hình 3.5 . Kết quả giải trình từ gen sau tách dòng(mãu HPV-2-068 khuếch
    đại bằng phản ứng PCR sử dụng mồi GP5+/GP6+ modified). 67
    Hình 3.6. So sánh kết quả giải trình gen sau tách dòng (mẫu HPV-2-068)
    với trình tự gen đã công bố trên GeneBank . 68
    Hình 3.7. Sơ đồ kết quả xác định tỷ lệ nhiễm và genotype HPV trên gái
    mại dâm tại Hải Phòng. 69
    Hình 3.8. Sự phân bố genotype HPV trên gái mại dâm tại Hải Phòng 71
    Hình 3.9. Tình trạng đơn nhiễm và đa nhiễm genotype HPV ở gái mại dâm
    tại Hải Phòng 73
    Hình 3.10. Kết quả xét nghiệm tế bào cổ tử cung trên gái mại dâm tại Hải Phòng . 80


    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Human Papillomavirus (HPV) là tác nhân thường gặp nhất trong các
    nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục và là nguyên nhân quan trọng dẫn
    tới ung thư cổ tử cung (UTCTC), loại ung thư đứng hàng thứ hai trong các
    loại ung thư ở nữ giới [1].
    Hàng năm trên thế giới, ước tính có khoảng 529.000 ca mắc mới
    UTCTC, tử vong khoảng 275.000 trường hợp, trong đó 85% tổng số các
    trường hợp bệnh gặp ở những nước đang phát triển [2]. Mỗi năm, Châu Á có
    thêm khoảng 312.000 bệnh nhân UTCTC, chiếm 59% trường hợp mắc mới
    trên toàn thế giới đặc biệt ở khu vực Nam Á và Đông Nam Á, nơi có tỷ lệ
    nhiễm HPV cao nhất trong châu lục [1], [2]. Cùng với sự tăng nhanh tỷ lệ
    nhiễm HPV trong cộng đồng, UTCTC thực sự trở thành gánh nặng bệnh tật
    toàn cầu, gây ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe và tâm lý của nữ giới.
    HPV thuộc họ Papillomaviridea với hơn 200 genotype khác nhau về vật
    liệu di truyền trong đó đã được xác định khoảng 100 genotype, và khoảng 40
    genotype HPV đã được xác định ở niêm mạc đường sinh dục người [3], [4].
    Những genotype HPV "nguy cơ cao" gây tăng sinh, loạn sản và gây biến đổi tế
    bào cổ tử cung dẫn đến ung thư thường thuộc loại alpha mucosotropic -5, -6, -7,
    -9, -11 [5], [6]. Tám genotype HPV (HPV-16, -18, -31, -33, -35, -45, -52, và -58)
    được thống kê là những genotype phổ biến nhất, có liên quan tới hơn 90% các
    trường hợp UTCTC trên toàn thế giới và riêng HPV-16, -18 gặp ở 70% các
    trường hợp [7], [8].
    HPV không chỉ có mối liên quan mật thiết với UTCTC mà còn có vai
    trò quan trọng trong sự hình thành ung thư hậu môn, âm hộ, âm đạo, dương
    vật, ung thư phổi và một số ung thư vùng hầu họng. Đồng thời, HPV còn là
    nguyên nhân của nhiều bệnh cảnh lâm sàng trên da và niêm mạc như hạt cơm,
    sùi mào gà sinh dục-hậu môn, u nhú thanh quản trẻ sơ sinh .[9].
    Hiện nay, vắc xin phòng chống HPV-16 và HPV-18 đã góp phần đáng
    kể trong việc giảm tỷ lệ UTCTC trên thế giới. Tuy nhiên, sự phân bố các
    genotype HPV lại thay đổi theo từng vùng địa lý và theo từng sắc tộc khác nhau 2

    [10]. Hơn nữa, khả năng bảo vệ chéo của vắc xin phòng chống HPV-16, -18
    được chứng minh là kém hiệu quả hơn đối với các genotype "nguy cơ cao" khác
    (dưới 1%) [11], [12]. Theo kết quả nghiên cứu dịch tễ học, HPV-16 và HPV-18
    là những genotype phổ biến nhất tại châu Âu và châu Mỹ [13], ngược lại ở châu
    Á, HPV-16, HPV-52 và HPV-58 là những genotype chiếm tỷ lệ cao nhất [14].
    Tại Nhật Bản, Philippine, Đài Loan và tỉnh Chiết Giang phía nam Trung Quốc,
    HPV-52 được xác định là genotype HPV thường gặp nhất [15], [16], [17], [18].
    Vì vậy, nghiên cứu về sự phân bố dịch tễ học genotype HPV liên quan tới sự
    biến đổi tế bào theo vùng địa lý và chủng tộc là những thông tin rất cần thiết cho
    chương trình triển khai vắc xin phòng chống HPV và kế hoạch triển khai các
    phương pháp phát hiện, sàng lọc sớm HPV trong cộng đồng.
    Tại Việt Nam, theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới năm 2010,
    UTCTC hiện đang là loại ung thư chiếm tỷ lệ cao nhất ở nữ giới lứa tuổi 15 -
    44, với hơn 6000 ca nhiễm mới (tỷ lệ: 11,7 trên 100,000 phụ nữ) và tử vong
    hơn 3000 trường hợp mỗi năm [1]. Điều đặc biệt quan tâm là phần lớn các
    trường hợp UTCTC thường được phát hiện ở giai đoạn muộn, trong khi quá
    trình diễn tiến từ nhiễm vi rút đến ung thư thường trải qua trong một thời gian
    dài. Quá trình tiến triển từ mức độ loạn sản nhẹ, loạn sản vừa, loạn sản nặng
    đến ung thư tại chỗ (giai đoạn tổn thương có thể phục hồi) và đến giai đoạn
    ung thư xâm nhập có thể kéo dài từ 10 - 25 năm [19]. Đây chính là cơ hội có
    ý nghĩa cho việc phát hiện nhiễm HPV, sàng lọc những người có nguy cơ mắc
    UTCTC nhằm giúp quá trình điều trị hiệu quả các tổn thương tiền ung thư và
    ung thư giai đoạn sớm. Tuy nhiên, ở Việt Nam xét nghiệm tế bào mô bệnh
    học (xét nghiệm Pap smear) và phát hiện HPV DNA còn chưa phổ biến rộng
    rãi [20]. Hơn nữa, các kết quả nghiên cứu về sự phân bố dịch tễ học HPV
    trong cộng đồng còn hạn chế [14].
    Với tầm quan trọng và ý nghĩa của việc các định genotype HPV cũng
    như xuất phát từ thực tiễn nêu trên, đề tài "Xác định tỷ lệ nhiễm và genotype
    của Human Papillomavirus trên gái mại dâm tại Hải Phòng, Việt Nam"
    được thực hiện với các mục tiêu sau: 3

    1. Xác định tỷ lệ nhiễm Human Papillomavirus và một số yếu tố liên
    quan trên đối tượng gái mại dâm tại Hải Phòng, Việt Nam.
    2. Khảo sát sự phân bố genotype của HPV ở gái mại dâm nhiễm HPV.
    3. Đánh giá sự liên quan giữa sự biến đổi tế bào cổ tử cung và các
    genotype HPV.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...