Luận Văn Xác định tỷ lệ nhiễm giun kim trên trẻ mẫu giáo huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh

Thảo luận trong 'Y Khoa - Y Dược' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 18/1/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Ở các nước đang phát triển, với nền kinh tế chưa vững chắc, vệ sinh môi trường thấp và ý thức vệ sinh của người dân chưa cao, nhiễm ký sinh trùng đường ruột là một trong những vấn đề khá phổ biến, trong đó nhiễm giun kim vẫn chiếm tỉ lệ không nhỏ. Theo đánh giá năm 1994, khoảng 1 tỉ người trên thế giới dương tính với phết Graham [SUP](2)[/SUP], trẻ em là đối tượng chủ yếu, đặc biệt những trẻ sống trong môi trường tập trung đông đúc như nhà trẻ, lớp mẫu giáo, . Năm 2004, y văn ước tính hơn 30% trẻ bị nhiễm giun kim [SUP](3)[/SUP]. Các điều tra năm 2006 tại một số vùng thuộc Hoa Kỳ và Canada đã phát hiện tỷ lệ hiện mắc ở trẻ em thay đồi từ 30% đến 80% [SUP](7)[/SUP]. Ở Việt Nam, các khảo sát trước năm 2007 tại khu vực miền Bắc và miền Trung cũng ghi nhận con số tương tự, 18,5 – 47%, có vùng lên đến 73,45% [SUP](4,5,6, 8,9,10,13,15) [/SUP]và cũng tập trung ở tuổi nhà trẻ, mẫu giáo. Tại miền Nam, các huyện Củ Chi là một huyện ngoại thành TP. HCM, đang ngày càng được công nghiệp hóa, có điều kiện tiếp cận nhiều thông tin về sức khỏe và chương trình xổ giun định kỳ cũng được triển khai từ nhiều năm qua. Thiết nghĩ bệnh giun kim đã được kiểm soát đáng kể. Tuy nhiên, trong quá trình xét nghiệm phân tầm soát nhiễm giun móc cho học sinh cấp I, Bộ môn Ký Sinh – Vi Nấm Học đã tình cờ phát hiện nhiều mẫu nhiễm giun kim (2,89%, số liệu không công bố). Điều cần nhấn mạnh là : i) xét nghiệm phân không phải là kỹ thuật đặc hiệu để chẩn đoán nhiễm Enterobius vermicularis; ii) học sinh cấp I không phải là đối tượng chủ yếu của bệnh; iii) bệnh do tác nhân này mang tính tập thể. Như vậy “phải chăng tỷ lệ nhiễm giun kim ở trẻ mẫu giáo huyện Củ Chi vẫn chưa được kiểm soát ?” Từ đó nghiên cứu “Xác định tỷ lệ nhiễm giun kim trên trẻ học mẫu giáo huyện Củ Chi” được thực hiện, góp phần cung cấp thông tin cơ sở cho việc đề xuất những biện pháp can thiệp hợp lý, hiệu quả giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất lẫn trí tuệ.
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1. Lại Quang Sáng, Hoàng Thị Hòa & Nguyễn Thị Thu Huyền. (2004). Tình hình nhiễm giun kim của trẻ em lứa tuổi nhà trẻ - Mẫu giáo tại trường mầm non số 2 thành phố Nam Định và hiệu quả của Mebendazol. Tạp chí y học thực hành, số 477, trang 93 -95.
    2. Lê Thị Tuyết. (2006). Thực trạng nhiễm giun kim ở trẻ em nhà trẻ, mẫu giáo và nhận thức, thực hành của người nuôi, dạy trẻ ở 3 xã tỉnh Thái Bình Tạp chí phòng chống bệnh sốt rét và các bệnh ký sinh trùng, số 6, trang 72 -79.
    3. Lương Thúy Vân, Nguyễn Đức Chỉnh & Trần Công Trưởng. (2007-2008). Hiệu quả của Mebendazole đơn liều trong việc kiểm soát nhiễm giun kim ở trẻ học mẫu giáo tại huyện Củ Chi, TP.HCM. Luận văn tốt nghiệp bác sĩ đa khoa. Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch, TP.HCM.
    4. Murray & al. Microbiology and Immunology (3rd ed.). pp. 646-660. South Carolia.
    5. Nguyễn Văn Dũng & Nguyễn Xuân Tuế. (1996). Tình hình nhiễm giun kim ở trẻ em thành phố Buôn Ma Thuột lứa tuổi từ 1 - 10. Luận văn tốt nghiệp bác sĩ đa khoa. Trường Đại học Tây Nguyên, Buôn Ma Thuột.
    6. Phan Thị Hương Liên, Hoàng Tân Dân & Lê Thanh Phương. (1996). Nghiên cứu tình trạng nhiễm giun đường ruột ảnh hưởng đến sự phát triển thể lực (cân nặng) ở trẻ em lứa tuổi nhà trẻ, mẫu giáo và hiệu quả của Helmintox trong điều trị giun đường ruột. Thông tin phòng chống bệnh sốt rét và các bệnh ký sinh trùng, số 3, trang 39-46.
    7. Phan Thị Hương Liên, Hoàng Tân Dân, Lê Thanh Phương, Đặng Hồng sáu & La Tô Hòa. (1997-2003). Nghiên cứu tình hình nhiễm giun đường ruột ở trẻ em trường mầm non Việt - Bun, Hà Nội và đánh giá hiệu quả của Nasoko (Mebendazole) trong điều trị giun đường ruột. Tạp chí y học thực hành, số 477, trang 95 -99.
    8. Phan Thị Hương Liên. (1996). Nghiên cứu tình trạng nhiễm giun đường ruột, bệnh nhiễm giun đường ruột ảnh hưởng đến cân nặng trẻ em tuổi mẫu giáo. Học viện quân y, Hà Nội.
    9. Sung - Tae Hong, Seung - Yull Cho, Byong - Seol Seo & Chong - Ku Yun. (1979). Chemotherapeutic Control of Enterobius vermicularis infection in Orphanages. The Korean Journal of Parasitology, 18, 37 - 44.
    10. Trần Thị Thanh Tâm & Nguyễn Thị Thảo Hiền. (1994). Phân tích dịch tể học tỷ lệ nhiễm giun kim tại hai trường mầm non 15A Q. Phú Nhuận (nội thành TP.HCM), mầm non Linh Xuân - Thủ Đức (ngoại thành TP.HCM). Luận văn tốt nghiệp bác sĩ đa khoa. Trung tâm đào tạo và bồi dưỡng cán bộ y tế, TP.HCM.
     
Đang tải...