Tiến Sĩ Xác định tính giá trị và khả thi của phương pháp quan sát với acid acetic (VIA) trong sàng lọc ung t

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 27/4/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    i
    MỤC LỤC

    ĐẶT VẤN ĐỀ . 1
    MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 3
    CHƯƠNG I. TỔNG QUAN 4
    1.1. Khái niệm về ung thư cổ tử cung. . 4
    1.2. Dịch tễ học ung thư cổ tử cung . 8
    1.3. Các phương pháp sàng lọc ung thư cổ tử cung 18
    1.4. Sàng lọc ung thư cổ tử cung bằng phương pháp VIA 26
    1.5. Kết quả nghiên cứu về hiệu quả của các chương trình sàng lọc ung thư cổ tử
    cung trên thế giới và tại Việt Nam. 33
    CHƯƠNG II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 39
    2.1. Đối tượng nghiên cứu . 39
    2.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu . 39
    2.4. Cỡ mẫu nghiên cứu và phương pháp chọn mẫu. 40
    2.5. Các hoạt động thu thập số liệu 44
    2.6. Các chỉ số nghiên cứu . 49
    2.7. Các phân loại tổn thương cổ tử cung được sử dụng trong nghiên cứu 52
    2.8. Sai số và khống chế sai số . 54
    2.9. Đạo đức nghiên cứu 54
    2.10. Phân tích số liệu 55
    CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 56
    3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu sàng lọc ung thư cổ tử cung bằng
    phương pháp VIA. . 56
    3.2. Xác định tỷ lệ các tổn thương bất thường cổ tử cung qua sàng lọc bằng phương
    pháp VIA, tế bào học và mô bệnh học. 61
    3.3. Xác định tính giá trị của VIA trong sàng lọc ung thư cổ tử cung. 65
    3.4. Tìm hiểu khả năng thực thi triển khai sàng lọc ung thư cổ tử cung tại tuyến y tế
    cơ sở bằng phương pháp VIA. . 69
    3.5. Xác định một số yếu tố liên quan đến ung thư cổ tử cung. 77

    ii
    CHƯƠNG IV: BÀN LUẬN 87
    4.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu sàng lọc ung thư cổ tử cung bằng
    phương pháp VIA 87
    4.2. Tỷ lệ các tổn thương bất thường cổ tử cung qua sàng lọc. . 91
    4.3. Xác định tính giá trị của phương pháp VIA trong sàng lọc ung thư cổ tử cung.96
    4.4. Bàn luận về khả năng thực thi triển khai thực hiện sàng lọc ung thư cổ tử cung
    tại tuyến y tế cơ sở bằng phương pháp VIA. 100
    4.5. Một số yếu tố liên quan đến ung thư cổ tử cung . 106
    KẾT LUẬN . 116
    KHUYẾN NGHỊ . 118
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 120














    iii
    DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
    Hình 1. 1. Cấu tạo giải phẫu tử cung, cổ tử cung và âm đạo. . 4

    DANH MỤC SƠ ĐỒ
    Sơ đồ 1. 1. Diễn tiến tự nhiên của ung thư cổ tử cung 8
    Sơ đồ 2. 1: Quy trình xử lý sau sàng lọc ung thư cổ tử cung 48
    Sơ đồ 3. 1: Sơ đồ tóm tắt kết quả thu thập số liệu nghiên cứu 56

    DANH MỤC BIỂU ĐỒ
    Biểu đồ 1. 1: Tỷ lệ mắc chuẩn theo tuổi của 10 loại ung thư phổ biến nhất ở nữ giới,
    Việt Nam, 2010. . 11
    Biểu đồ 3. 1: Tiền sử mắc bệnh phụ khoa của đối tượng nghiên cứu 59
    Biểu đồ 3. 2: Tiền sử khám sàng lọc ung thư cổ tử cung. . 60
    Biểu đồ 3. 3. Phân bố kết quả khám lâm sàng của đối tượng nghiên cứu . 60
    Biểu đồ 3. 4: Phân bố kết quả dương tính theo các phương pháp sàng lọc. . 61
















    iv
    DANH MỤC BẢNG

    Bảng 1. 1. Tỷ lệ thoái lui và tiến triển của các tổn thương nội biểu mô vảy . 7
    Bảng 1. 2. Giá trị của phương pháp PAP trong sàng lọc ung thư cổ tử cung. 22
    Bảng 1. 3. Độ nhạy, độ đặc hiệu của VIA và PAP qua một số nghiên cứu. 24
    Bảng 1. 4: VIA và thái độ xử trí được khuyến cáo tại tuyến y tế cơ sở. 32
    Bảng 3. 1. Một số đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 57
    Bảng 3. 2: Kết quả VIA, tế bào học và mô bệnh học dương tính phân theo địa danh 62
    Bảng 3. 3: Phân loại mức độ tổn thương cổ tử cung theo các phương pháp VIA, tế
    bào học và mô bệnh học. . 62
    Bảng 3. 4: Kết quả sàng lọc VIA (+), PAP (+) theo nhóm tuổi. . 63
    Bảng 3. 5: Kết quả xét nghiệm mô bệnh học (+) theo nhóm tuổi. . 64
    Bảng 3. 6. Phân bố mức độ tổn thương tiền ung thư bằng sàng lọc tế bào học theo
    nhóm tuổi. . 64
    Bảng 3. 7. Phân bố mức độ tổn thương tiền ung thư bằng xét nghiệm mô bệnh học
    theo nhóm tuổi. 65
    Bảng 3. 8. Giá trị của VIA so với tiêu chuẩn mô bệnh học là CIN I . 66
    Bảng 3. 9. Giá trị của xét nghiệm VIA so với tiêu chuẩn mô bệnh học là CIN II . 66
    Bảng 3. 10: Giá trị của xét nghiệm VIA so với tiêu chuẩn mô bệnh học là CIN III. 67
    Bảng 3. 11. Giá trị của xét nghiệm PAP so với tiêu chuẩn GPB là CIN I . 68
    Bảng 3. 12. Giá trị của xét nghiệm PAP so với tiêu chuẩn GPB là CIN II 68
    Bảng 3. 13: Giá trị của xét nghiệm PAP so với tiêu chuẩn GPB là CIN III 69
    Bảng 3. 14: Phân bố tuổi của đối tượng trong nghiên cứu bệnh chứng . 78
    Bảng 3. 15: Kết quả phân tích đặc điểm kinh tế - xã hội giữa nhóm bệnh và chứng78
    Bảng 3.16: Kết quả phân tích về tiền sử sinh đẻ giữa nhóm bệnh và chứng. . 80
    Bảng 3. 17: Kết quả phân tích các yếu tố liên quan đến hành vi tình dục và tiền sử
    sản phụ khoa giữa nhóm bệnh và nhóm chứng. 80
    Bảng 3. 18. Kết quả phân tích về các yếu tố liên quan đến tình trạng kinh nguyệt
    giữa nhóm bệnh và chứng. . 82
    Bảng 3. 19. Kết quả phân tích về các yếu tố vệ sinh, môi trường khác. 83

    v
    Bảng 3. 20. Kết quả phân tích đa biến mô hình hồi quy logistic các yếu tố gây ung
    thư cổ tử cung. . 84





















    1
    ĐẶT VẤN ĐỀ

    Ung thư cổ tử cung (UTCTC) là loại ung thư thường gặp ở nữ giới, đứng hàng
    thứ ba trong các loại ung thư chung và đứng thứ tư trong số các nguyên nhân gây tử
    vong ở phụ nữ trên toàn thế giới. Tỷ lệ mắc ung thư cổ tử cung có xu hướng gia tăng
    trong những năm gần đây, đặc biệt tại các quốc gia nghèo gây nên gánh nặng bệnh tật
    rất lớn đối với phụ nữ tại các quốc gia này [67].
    Tại Việt Nam, ung thư cổ tử cung được ghi nhận là loại ung thư có tỷ lệ mắc và tử
    vong cao ở nữ giới. Theo ghi nhận tình hình mắc ung thư tại 6 tỉnh, thành phố giai đoạn
    2001-2004 cho thấy, ung thư cổ tử cung là một trong 5 loại ung thư phổ biến ở nữ giới
    [5]. Năm 2010, tỷ lệ mắc ung thư cổ tử cung là 13,6/100.000 dân đứng thứ 3 trong số
    các ung thư ở nữ giới [10].
    Các yếu tố nguy cơ gây ung thư cổ tử cung đã được các nghiên cứu trên thế giới
    ghi nhận. Trong đó nguyên nhân trực tiếp, chủ yếu là việc nhiễm vi rút HPV, bên
    cạnh đó một số yếu tố về điều kiện kinh tế xã hội, hành vi tình dục không an toàn,
    quan hệ tình dục sớm, quan hệ với nhiều đối tượng, tình trạng sinh nhiều con, sử
    dụng viên thuốc uống tránh thai, tiếp xúc khói thuốc lá, chế độ dinh dưỡng, tuổi,
    chủng tộc, tiền sử gia đình được xác định có liên quan chặt chẽ đến sự xuất hiện ung
    thư cổ tử cung ở phụ nữ.
    Ung thư cổ tử cung là hậu quả cuối cùng của một quá trình diễn biến tự nhiên
    qua nhiều giai đoạn [13, 63], bệnh có thể dự phòng và phát hiện sớm, trong đó việc
    thực hiện các chương trình sàng lọc nhằm kịp thời phát hiện các tổn thương cổ tử
    cung ở giai đoạn sớm được đánh giá là biện pháp có hiệu quả góp phần làm giảm tỷ
    lệ mắc và tử vong do ung thư cổ tử cung, làm giảm gánh nặng ung thư cổ tử cung
    tại các nước trên thế giới [13, 63, 75, 93, 99].
    Các quốc gia trên thế giới hiện đang sử dụng một số kỹ thuật sàng lọc ung thư cổ
    tử cung khác nhau, trong đó quan sát cổ tử cung bằng mắt thường với dung dịch Acid
    acetic 5% (phương pháp VIA) được coi là phương pháp sàng lọc ung thư cổ tử cung
    phù hợp với các quốc gia có nguồn lực thấp do đáp ứng được các yêu cầu về kỹ thuật
    và phù hợp với hệ thống y tế, giá thành thấp [89].

    2
    Tại Việt Nam, sàng lọc ung thư ung thư cổ tử cung được thực hiện chủ yếu tại
    các cơ sở y tế, sàng lọc ung thư tại cộng đồng còn rất hạn chế. Phương pháp quan
    sát cổ tử cung bằng mắt thường với dung dịch Acid acetic 3%-5% được Bộ Y tế hướng
    dẫn và quy định là phương pháp sàng lọc ung thư cổ tử cung đầu tay thực hiện tại các
    tuyến y tế từ tuyến Trung ương, tuyến tỉnh đến tuyến huyện, xã [1]. Tuy nhiên, thực tế
    tại các tuyến y tế cơ sở trong những năm gần đây việc sử dụng phương pháp VIA trong
    sàng lọc ung thư cổ tử cung chưa được triển khai thực hiện.
    Cho đến hiện tại, có một số nghiên cứu tại Việt Nam xác định giá trị thực hiện
    sàng lọc ung thư cổ tử cung bằng phương pháp VIA. Tuy nhiên chưa có nghiên cứu
    nào xác định giá trị của phương pháp sàng lọc tại tuyến y tế cơ sở cũng như khả
    năng triển khai thực hiện và những yếu tố đảm bảo để duy trì và thự hiện sàng lọc
    ung thư cổ tử cung bằng phương pháp VIA trong thực tiễn, các yếu tố liên quan đến
    ung thư cổ tử cung. Câu hỏi nghiên cứu đặt ra: Vậy giá trị của phương pháp VIA
    trong sàng lọc ung thư cổ tử cung tại Việt Nam như thế nào? Liệu phương pháp
    VIA triển khai tại tuyến y tế cơ sở có khả thi không? Những yếu tố ảnh hưởng đến
    việc triển khai thực hiện phương pháp VIA tại tuyến y tế cơ sở? Những yếu tố có
    liên quan đến việc mắc nguy cơ ung thư cổ tử cung tại Việt Nam? . Để trả lời cho
    những câu hỏi trên và đánh giá kết quả thực hiện sàng lọc ung thư cổ tử cung của
    phương pháp VIA tại tỉnh Bắc Ninh và Thành phố Cần Thơ, nhằm cung cấp những
    bằng chứng khoa học góp phần định hướng chính sách sàng lọc ung thư cổ tử cung
    tại Việt Nam trong thời gian tới, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Xác định tính giá
    trị và khả thi của phương pháp quan sát với acid acetic (VIA) trong sàng lọc ung thư
    cổ tử cung tại Bắc Ninh và Cần Thơ, một số yếu tố liên quan đến ung thư cổ tử
    cung”.






    3
    MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

    1. Xác định tỷ lệ các tổn thương bất thường cổ tử cung qua sàng lọc bằng
    phương pháp VIA, tế bào học và mô bệnh học.
    2. Xác định tính giá trị của VIA trong sàng lọc ung thư cổ tử cung đối chiếu với
    phương pháp tế bào học và mô bệnh học.
    3. Tìm hiểu khả năng thực thi triển khai sàng lọc ung thư cổ tử cung tại tuyến
    y tế cơ sở bằng phương pháp VIA.
    4. Xác định một số yếu tố liên quan đến ung thư cổ tử cung.
     
Đang tải...