Tiểu Luận Xác định thiệt hại trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    A.PHẦN MỞ ĐẦU

    1.Tính cấp thiết của đề tài.
    Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một trong những chế định pháp lý của bồi thường dân sự, trong lịch sử pháp luật việc bồi thường dân sự thường được giải quyết bằng phạm trù đạo đức, khi xã hội chưa có nhà nước, chưa có pháp luật vấn đề bồi thường dân sự được giải quyết theo phong tục tập quán của từng bộ tộc người hoặc của từng nhóm người. Khi xã hội phát triển nhà nước và pháp luật ra đời, bồi thường dân sự nói chung và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói riêng được điều chỉnh bởi quan hệ pháp luật dân sự, bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo quy định của bộ luật dân sự thường hết sức da dạng phức tạp, khó giải quyết, khó xác định các chủ thể tham gia trong quan hệ pháp luật này, nhưng theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam thì người nào gây thiệt hại thì người đó phải bồi thường.
    Theo quy định của Bộ luật dân sự thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợi đồng khi xảy ra thiệt hại trong các trường hợp sau đây:
    - Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm.
    - Thiệt hại do sức khỏe bị xâm hại.
    - Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm
    - Thiệt hại do danh dự nhân phẩm và uy tín bị xâm phạm
    Người bị thiệt hại có quyền yêu cầu người gây ra thiệt hại phải bồi thường cho mình nhưng phải theo nguyên tác cơ bản đó là : Phải có thiệt hại xảy ra,người gây ra thiệt hại phải có lỗi,phải có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả.
    Trong thực tế xét xử, Tòa án xác định yếu tố lỗi trong trường hợp này là hết sức phức tạp, thường là lỗi hỗn hợp, do đó tôi chọn đề tài này nhằm nghiên cứu giữa lý luận và thực tiễn để đề tài được sôi động hơn.
    2. Mục đích nghiên cứu đề tài.
    Như đã nói ở phần trên, vấn đề bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một phạm trù hết sức phức tạp cả về lý luận và thực tiễn, do đó tôi chọn đề tài này để đối chiếu so sánh và đưa ra một số giải pháp và kiến nghị để góp phần vào việc hoàn chỉnh chế định pháp lý của đề tài này.
    3. Phương pháp nghiên cứu đề tài.
    Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác Lê Nin,tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật,đồng thời nghiên cứu về hiên pháp của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam,quan điểm tư tưởng chỉ đạo của Đảng và pháp luật nhà nướcđể di sâu nghiên cứu một cách đúng đắng,đề tài cũng được nghiên cứu, so sánh luật dân sự Việt Nam thời phong kiến và luật dân sự việt nam hiện đại,để thấy được tính ưu việt của pháp chế xã hội chủ nghĩa.
    4/ Kết cấu đề tài:
    1/ Phần mở đầu.
    2/ Phần kết luận.
    Đề tài gồm có 02 chương:
    - Chương1: Cơ sở lý luận về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
    - Chương2: Một số vấn đề về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và thực tiễn áp dụng pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.


    ĐỀ TÀI. 1
    A.PHẦN MỞ ĐẦU 3
    CHƯƠNG I. 5
    1.1. Khái quát về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. 5
    1.2. Khái niệm chung về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo luật dân sự Việt Nam. 6
    2.Điều kiện của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. 8
    CHƯƠNG 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG. 12
    1. Vấn đề về trách nhiệm bồi thường trong bồi thường. 12
    2. Cơ sở xác định thiệt hại và nguyên tắc bồi thường trong bồi thường thiệt hại hợp đồng. 17
    3. Thực tiễn xét xử và không hạn chế trong công tác bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. 22
    KẾT LUẬN: 26
    I LIỆU THAM KHẢO 27
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...