Luận Văn Xác định thành phần trái mướp đắng

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Mit Barbie, 12/12/11.

  1. Mit Barbie

    Mit Barbie New Member

    Bài viết:
    2,273
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lý do chọn đề tài:

    Ngày nay, với sự tiến bộ của con người cùng với sự phát triển vượt bậc của ngành khoa học công nghệ đã tạo ra hàng loạt các dược phẩm có nguồn gốc nhân tạo với tính năng chữa bệnh rất công hiệu và mang lại kết quả rất nhanh chóng. Nhưng đằng sau đó còn có những hạn chế, tác dụng phụ gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Do vậy khuynh hướng quay về với thiên nhiên sử dụng những loài thực vật vừa có giá trị dinh dưỡng và dược tính chữa bệnh đang ngày càng được quan tâm. Trong đó trái mướp đắng (hay còn gọi là trái khổ qua) được xem là một loại thực vật hội đủ các nhu cầu thiết yếu của con người hơn hẳn các loại thực vật khác trong tự nhiên.
    Trong cuộc sống hàng ngày, trái mướp đắng được con người sử dụng như một loại thực phẩm thông dụng gần như không thể thiếu trong mỗi gia đình. Trong y học dược tính được của mướp đắng ứng dụng điều trị các loại bệnh như: tiểu đường, viêm phổi, sốt cao Theo các nghiên cứu gần đây thì thành phần trong trái mướp đắng còn có tính diệt khuẩn cao và có cả hiệu lực chống ung thư. Vào năm 1990, Liên Hiệp Quốc đã chọn mướp đắng là một trong sáu cây thuốc trị bệnh tiêu biểu trên thế giới.
    Nước ta ở vùng nhiệt đới, thực vật phát triển quanh năm nên việc nghiên cứu trái mướp đắng có nhiều triển vọng nhưng còn nhiều hạn chế về trình độ khoa học và phương pháp nghiên cứu về mặt hóa học. Với mong muốn tìm hiểu một số hoạt chất có trong trái mướp đắng nhằm nâng cao hiệu quả nghiên cứu về tầm quan
    trọng của mướp đắng trong công nghệ hóa học và dược phẩm đã thúc đẩy người nghiên cứu chọn nghiên cứu đề tài “Xác định thành phần trái mướp đắng (momordica charantina Linn) thuộc họ bầu bí bằng phương pháp sắc kí lớp mỏng”.





    2. Mục đích nghiên cứu:

    đề tài nghiên cứu này nhằm xác định các thành phần sẵn có trong quả mướp

    đắng bằng phương pháp sắc kí lớp mỏng:

    + Thành phần dinh dưỡng.

    + Thành phần hóa học.

    3. đối tượng nghiên cứu:

    đề tài có đối tượng nghiên cứu như sau:

    + Nguyên liệu: Trái mướp đắng tươi (xanh).

    + Phương pháp sắc kí lớp mỏng.

    4. Phạm vi nghiên cứu:

    - Do nội dung kiến thức khá rộng, cũng như khả năng nghiên cứu của bản thân nên đề tài cần xoáy sâu vào xác định thành phần của quả mướp đắng bằng phương pháp sắc kí lớp mỏng.
    - đề tài thực hiện nghiên cứu quả mướp đắng ở một số địa bàn và tiến hành phân tích thực nghiệm tại phòng thí nghiệm.
    5. Phương pháp nghiên cứu:

    - Phương pháp nghiên cứu tài liệu.

    - Phương pháp quan sát.

    - Phương pháp thực nghiệm:

    + Dùng phương pháp sắc kí cột để ly trích dịch chiết.

    + Dùng phương pháp sắc kí lớp mỏng để xác định thành phần.

    MỤC LỤC



    Trang phụ bìa i
    Lời cam đoan ii
    Lời cảm ơn iii
    Mục lục 1
    Danh mục các từ viết tắt . 3

    PHẦN MỞ đẦU 4

    PHẦN NỘI DUNG . 6

    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

    1.1. Giới thiệu chung về cây mướp đắng . 6

    1.1.1. Mô tả cây mướp đắng 6

    1.1.2. Phân bố - Sinh thái . 7

    1.1.3. Tính chất và công dụng chữa bệnh của các bộ phận của cây mướp

    đắng trong dân gian 8

    1.2. Các nghiên cứu hóa học về trái mướp đắng . 10

    1.2.1. Các nghiên cứu trong nước 10

    1.2.2. Các nghiên cứu trên thế giới . 10

    1.3. Cơ sở lý thuyết của các phương pháp phân tích 11

    1.3.1. Phương pháp sắc kí. 11

    1.3.1.1. Phương pháp phân tích bằng sắc kí cột 13

    1.3.1.2. Phương pháp phân tích bằng sắc kí lớp mỏng (TLC) 16

    1.3.1.3. Phương pháp phân tích bằng sắc kí khí (GC) . 18

    1.3.1.4. Phương pháp phân tích bằng sắc ký khí – khối phổ (GC/MS) 19

    1.3.2. Phương pháp phân tích bằng phổ hồng ngoại (IR) . 20

    1.3.3. Phương pháp phân tích bằng cộng hưởng từ hạt nhân (NMR) . 21

    CHƯƠNG 2: KĨ THUẬT THỰC NGHIỆM

    2.1. Dụng cụ và hóa chất 23

    2.1.1. Dụng cụ . 23

    2.1.2. Hóa chất . 23

    2.2. Phương pháp thực nghiệm 23

    2.2.1. Thu mẫu và xử lí mẫu . 23

    2.2.2. Xác định độ ẩm nguyên liệu . 24

    CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ - BIỆN LUẬN

    3.1. định tính thành phần trái mướp đắng tươi . 25

    3.1.1. điều chế cao EtOAc từ trái mướp đắng tươi . 25

    3.1.2. Khảo sát sự hiện diện các thành phần hợp chất hữu cơ trong trái

    mướp đắng tươi 26

    3.1.2.1. Khảo sát sự hiện diện của Sterol 26

    3.1.2.2. Khảo sát sự hiện diện của Tanin . 28

    3.1.2.3. Khảo sát sự hiện diện của Flavonoid . 29

    3.1.2.4. Khảo sát sự hiện diện của Glycosid 30

    3.2. định tính thành phần bột trái mướp đắng khô 31

    3.2.1. Khảo sát sự hiện diện các thành phần hợp chất hữu cơ trong bột trái

    mướp đắng khô . 31

    3.2.1.1. Khảo sát sự hiện của Sterol 31

    3.2.1.2. Khảo sát sự hiện của Tanin 31

    3.2.1.3. Khảo sát sự hiện của Flavonoid . 32

    3.2.1.4. Khảo sát sự hiện của Glycosid . 32

    3.2.2. điều chế cao EtOAc từ bột trái mướp đắng khô 33

    PHẦN KẾT LUẬN – đỀ XUẤT . 38

    1. Kết luận 38

    2. đề xuất . 38

    Tài liệu tham khảo 39
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...