Luận Văn Xác định thành phần hóa học trong tinh dầu quất Thành phố Hội An, Quảng Nam

Thảo luận trong 'Hóa Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Khóa luận tốt nghiệp năm 2012
    Đề tài: Xác định thành phần hóa học trong tinh dầu quất Thành phố Hội An, Quảng Nam


    MỞ ĐẦU
    Lý do chọn đề tài:
    Tinh dầu là một hỗn hợp các chất có giá trị cao trong các lĩnh vực y tế, mỹ
    phẩm, thực phẩm .
    Từ thời cổ đại, trong các cung điện hay các gia đình quyền quý ở Ai Cập, Trung
    Hoa, Hi Lạp . tinh dầu đã được chưng cất và sử dụng.
    Trong lĩnh vực Y học, các nhà nghiên cứu đã tổng hợp được rất nhiều hợp chất
    có tác dụng chữa bệnh, ức chế và tiêu diệt các loại vi khuẩn thâm nhập vào cơ thể
    người và động vật, giúp cho việc điều chỉnh một số chức năng của tế bào. Tuy
    nhiên những hợp chất tổng hợp thường có những tác dụng phụ. Vì thế hiện nay
    khuynh hướng sử dụng thuốc chữa bệnh có nguồn gốc thảo mộc an toàn và ít độc
    ngày càng được ưa chuộng.
    Ở Việt Nam nguồn dược liệu phong phú sẵn có, với nền y học cổ truyền phát
    triển nên việc nghiên cứu các hoạt chất tự nhiên trên cơ sở kết hợp y học cổ truyền
    với y học hiện đại đã được các nhà khoa học quan tâm.
    Địa hình Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, khí hậu nóng ẩm, mưa
    nhiều tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của nhiều cây tinh dầu có giá trị.
    Trong đó có nhiều cây trồng đại trà ở các nông trường hay ở quy mô hộ gia đình và
    có cả những cây mọc hoang dại đều là nguồn tinh dầu quý có giá trị kinh tế cao.
    Cho nên việc nghiên cứu xác định thành phần hóa học được tách ra từ các loại cây
    này có ý nghĩa vô cùng quan trọng và cần thiết.
    Cây quất có những quả tròn trĩnh với màu đỏ da cam, chín mọng trông rất đẹp
    không những làm đẹp cảnh quan ngày tết, mong muốn năm mới gặp nhiều may
    mắn, phát đạt mà còn là vị thuốc hay trong y học cổ truyền và kinh nghiệm dân
    gian.
    Hiện nay người ta đã tìm ra nhiều tác dụng chữa bệnh to lớn của quả quất. Đặc
    biệt, trong vỏ quả quất, dược liệu có vị chua, hơi ngọt, the, mùi thơm, tính ấm,
    không độc có tác dụng điều khí, chữa ho, nôn mửa, tiêu đờm, giải rượu, trướng
    bụng, ngăn ngừa phát sinh ung thư gan, thực quản, đại tràng, dạ dày .
    Chính vì vậy, việc khai thác và sử dụng tinh dầu được tách ra từ vỏ quả quất có
    ý nghĩa vô cùng quan trọng và cần thiết.
    Xuất phát từ tầm quan trọng trên của vỏ quả quất, chúng tôi chọn đề tài: Xác
    định thành phần hóa học trong tinh dầu quất Thành phố Hội An - Quảng
    Nam.


    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
    1.1. Tổng quan về tinh dầu:
    1.1.1. Khái niệm: [3]; [5]; [8]; [12];
    Tinh dầu còn được gọi là tinh du hay hương du, là hỗn hợp của nhiều hợp chất
    bay hơi, có mùi thơm hay mùi hắc khó chịu mà ta có thể tách được từ các loài cây
    hay loài vật.
    Tinh dầu là sản phẩm cuối cùng của quá trình trao đổi chất và không được sử
    dụng trở lại trong hoạt động sống của cây. Tinh dầu do các mô chứa tế bào tiết ra và
    trữ lại. Tinh dầu có trong lông tiết, ống nhựa mủ và túi tiết .
    Thành phần của tinh dầu: Có thể là hiđrocacbon béo hoặc thơm và những dẫn
    xuất của nó như ancol, anđehit, xêton, este, ete ., ngoài ra còn có một số hợp chất
    của sunfua và nitơ. Thành phần phổ biến trong tinh dầu là monotecpen.
    Tinh dầu là một hỗn hợp các chất có giá trị cao trong các lĩnh vực y tế, mỹ
    phẩm, thực phẩm, xuất khẩu.
    - Trong y dược: Tinh dầu được dùng thuốc xoa bóp và thuốc chữa bệnh .
    - Trong công nghiệp mỹ phẩm: Người ta sử dụng tinh dầu để sản xuất nước hoa,
    phấn và các loại kem xoa .
    - Trong công nghiệp thực phẩm: Tinh dầu được dùng để sản xuất nước giải khát,
    chất gia hương cho bánh kẹo, rượu mùi, chế biến các món ăn .
    - Trong công nghiệp tiêu dùng: Tinh dầu được dùng sản xuất thuốc đánh răng,
    xà phòng thơm .
    1.1.2. Tính chất vật lý của tinh dầu: [1]; [3]; [8]; [12]
    Tinh dầu nói chung có một số tính chất khác với các hóa chất tổng hợp hoặc hợp
    chất thiên nhiên khác, đó là:


    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    [1]. Đỗ Chung Võ, Vũ Ngọc Lộ, Những cây tinh dầu Việt Nam – Khai
    Thác, chế biến, ứng dụng, NXB KH – KT Hà Nội, 1996.
    [2]. Đỗ Tất Lợi, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB KH-KT, Hà
    Nội, 1977.
    [3]. Đỗ Tất Lợi, Tinh dầu Việt Nam, NXB Y học, TP. HCM, 1985.
    [4]. Lê Ngọc Thạch, Tinh dầu, NXB Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh,
    2003.
    [5]. Ngô Thị Lành, Đồ án tốt nghiệp cử nhân sư phạm, ĐHSP Đà Nẵng,
    2006.
    [6]. Ngô Thị Thuận, Thực tập hóa học hữu cơ, NXB Đại học Quốc Gia Hà
    Nội, 2001.
    [7]. Nguyễn Thị Lý, Lê Thị Đề Oanh, Phan Thị Bảo Vy, Huỳnh Mai
    Thảo, Chuyên đề Nghiên cứu Khoa học, Đại học Bách Khoa, TP. Hồ Chí Minh,
    2005.
    [8]. Nguyễn Văn Đàn, Nguyễn Viết Tựu, Phương pháp nghiên cứu hóa
    học cây thuốc, NXB Y học TP. HCM, 1985.
    [9]. Nguyễn Năng Vinh, Kỹ thuật khai thác và sơ chế tinh dầu, NXB Nông
    nghiệp, 1978.
    [10]. Nhà xuất bản Giáo Dục, Thực hành hóa hữu cơ, tập 1, 1983.
    [11]. Phan Tống Sơn, Hóa học tecpen và tecpenoid, ĐHTH Hà Nội –
    ĐHTH Amsterdam, 1986.
    [12]. Trần Thị Quyên, khóa luận tốt nghiệp cử nhân sư phạm, ĐHSP Đà
    Nẵng, 06-2009.
    [13]. Trương Thị Đẹp, Thực vật dược, NXB Giáo Dục, 2007.
    [14]. D.S. Võ Văn Chuyên, Đặc điểm các họ cây thuốc, NXB Y học,1976.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...