Luận Văn Xác định thành phần hóa học trên cao clorofom của cây Lược vàng_Callisia fragrans (Lindl.) Woodson

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÓM TẮT
    Cây Lược vàng có tên khoa học là Callisia fragrans (Lindl) Woodson, thuộc họ Thài lài (Commelinaceae). Cây Lược vàng có xuất xứ từ Trung và Nam Mỹ, bắt đầu được trồng làm cảnh ở Nga từ hơn 100 năm trước. Năm 2007, Lược vàng di thực từ Nga sang Việt Nam dưới hình thức là cây cảnh, lúc đầu ở Thanh Hóa, giờ đây cây Lược vàng đã nhanh chóng lan ra các tỉnh thành khác trong cả nước.
    Từ 2007 đến nay Lược vàng được người dân xem như là một thần dược, có tác dụng chữa được nhiều chứng bệnh từ thông thường đến nan y. Tuy nhiên người dân chỉ sử dụng theo kinh nghiệm hoặc dựa vào các bản dịch từ tiếng Nga sang. Cho đến nay chỉ có một số tài liệu công bố về thành phần hóa học của cây Lược vàng. Trong đó, có những kết quả không giống nhau, như công bố của viện dược liệu Việt Nam thì trong cây Lược vàng có chứa thành phần flavonoid là kaempferol và quercetin, nhưng theo nghiên cứu mới đây của Đại học Dược Hà Nội thì xác nhận là tuy có flavonoid nhưng không có 2 loại chất này. Tại An Giang, hiện nay vẫn chưa có tài liệu nào nghiên cứu về cây này. Nhằm kiểm tra xem cây Lược vàng được trồng tại địa phương ra sao, cùng với khoảng thời gian ngắn nên tôi chỉ tiến hành khảo sát thành phần hóa học của cây Lược vàng trên cao trích clorofom.
    Qua quá trình thực nghiệm, sau khi tiến hành trích li và cô lập các chất hữu cơ trong phân đoạn cao trích clorofom. Tôi đã cô lập được một hợp chất ở phân đoạn M3 của cao trích này, chất này có dạng tinh thể hình kim màu trắng, sắc kí bản mỏng (hệ giải ly hexan: etyl axetat[7:3], hiện hình bằng H[SUB]2[/SUB]SO[SUB]4[/SUB] đặc) cho một vết màu nâu tím với giá trị Rf=0,65, lúc đầu tạm đặt tên là MC5, sau đó nhờ ứng dụng các phương pháp vật lý (phổ MS, [SUP]1[/SUP]H-NMR, [SUP]13[/SUP]C-NMR) chúng tôi đề nghị hợp chất này là hỗn hợp của [​IMG]-Sitosterol và stigmasterol.
    Hi vọng trong tương lai, nếu có điều kiện tôi sẽ tiến hành khảo sát kĩ hơn và sử dụng cột sắc kí lớn hơn, để quá trình phân lập được lượng chất nhiều hơn tiện lợi cho việc tiến hành khảo sát tiếp theo.



    PHẦN I
    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài:
    Từ thời xa xưa đến nay cha ông ta đã biết cách sử dụng những loại thảo mộc khác nhau để chữa một số bệnh thông thường, vừa không mất tiền vừa có thể trồng ngay tại vườn nhà để sử dụng. Vào năm 2007 đến nay dân gian xem cây Lược vàng như là một thần dược trị bách bệnh như: viêm răng, lợi, viêm họng, mụn nhọt, dị ứng, đến những bệnh nan y như ung thư, tiểu đường, tim mạch, Vấn đề đặt ra là phải nghiên cứu rõ hơn về cây Lược vàng, đặc biệt là thành phần hóa học của nó để xác định xem thật sự nó có tác dụng như dân gian truyền miệng không.
    Tuy nhiên, cho đến nay ngoài những bản dịch về kinh nghiệm chữa trị của cây Lược vàng từ tiếng Nga sang tiếng Việt thì ở Việt Nam chỉ có một số tài liệu nghiên cứu khoa học công bố về thành phần hóa học của cây Lược vàng. Trong số những nghiên cứu được công bố này, việc đưa ra thành phần hóa học một cách định tính về cây Lược vàng cũng có những điểm không giống nhau. Như công bố của viện dược liệu Việt Nam thì trong cây Lược vàng có chứa thành phần flavonoid là kaempferol và quercetin, tuy nhiên theo nghiên cứu mới đây của Đại học Dược Hà Nội thì xác nhận là tuy có flavonoid nhưng không có 2 loại chất này. Điều khác biệt này được cho là cây Lược vàng được trồng ở những nơi khác nhau, điều kiện sống khác nhau sẽ có thành phần hóa học khác nhau. Bên cạnh đó, tại An Giang hiện nay vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu trên cây này.
    Với những lí do trên, nhằm kiểm tra xem thành phần hóa học của cây Lược vàng trồng ở địa phương ra sao, cùng với điều kiện của phòng thí nghiệm Hoá học – Trường ĐHAG, và trình độ của bản thân, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Xác định thành phần hóa học trên cao clorofom của cây Lược vàng_Callisia fragrans (Lindl.) Woodson” được trồng tại xã Lương Phi, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang.
    2. Khách thể nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu:
    - Khách thể nghiên cứu: cây Lược vàng được trồng tại xã Lương Phi, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang.
    - Đối tượng nghiên cứu: thành phần hóa học trên cao clorofom của lá cây Lược vàng.
    3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài:
    3.1. Mục đích của đề tài:
    - Góp phần tìm hiểu thêm thành phần hóa học của cây Lược vàng, nhằm tìm hiểu thêm những công dụng của cây Lược vàng trong y học và đời sống.
    - Góp phần tìm hiểu quy trình trích ly, cô lập và xác định các chất hữu cơ từ cây Lược vàng, các phương pháp định tính và khảo sát thành phần hóa học của chúng.
    - Góp phần làm giàu kiến thức về việc nghiên cứu khoa học các hợp chất thiên nhiên.
    3.2. Nhiệm vụ của đề tài:
    - Giới thiệu chung về nguồn gốc, đặc điểm, thành phần hoá học và một vài công dụng của cây Lược vàng.
    - Tìm hiểu quy trình trích ly các chất hữu cơ trong cây Lược vàng và sau đó tiến hành khảo sát thành phần hóa học trên cao clorofom của cây Lược vàng bằng cách trích ly, cô lập rồi định danh chất cô lập được.
    - Viết báo cáo các kết quả thực nghiệm.
    4. Phạm vi nghiên cứu:
    4.1. Về nội dung:
    Nghiên cứu và lập quy trình trích ly, cô lập các chất hữu cơ trên cao clorofom của cây Lược vàng, khảo sát thành phần hóa học trên phân đoạn cao này.
    4.2. Thực nghiệm:
    Tiến hành trích ly, cô lập và khảo sát trong điều kiện của phòng thí nghiệm, trường ĐHAG.
    5. Phương pháp nghiên cứu:
    5.1. Về lý thuyết:
    - Tìm hiểu, phân tích và tổng hợp các tài liệu từ sách, báo, tạp chí khoa học chuyên ngành, mạng internet, từ đó so sánh, đối chiếu và rút ra những vấn đề có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
    - Tìm hiểu các đặc điểm thực vật, thành phần hóa học của cây Lược vàng. Tìm hiểu quy trình trích ly và cô lập các chất hữu cơ.
    5.2. Thực nghiệm:
    - Tiến hành trích ly các chất hữu cơ trong cây Lược vàng, tạo cao clorofom từ các hoá chất và dụng cụ của phòng thí nghiệm.
    - Tiến hành phân lập các chất hữu cơ trong phân đoạn cao clorofom bằng sắc kí cột silica gel, sắc kí bản mỏng.
    - Khảo sát, biện luận cấu trúc hợp chất cô lập được.
    6. Đóng góp của đề tài:
    - Giúp hiểu thêm về tính chất, thành phần hoá học và công dụng cây Lược vàng.
    - Làm nguồn tài liệu tham khảo cho độc giả quan tâm.
    7. Thời gian thực hiện đề tài:
    Từ ngày 17/11/2010 đến 25/04/2011

    8. Dàn ý của khóa luận:
    PHẦN I: MỞ ĐẦU
    PHẦN II: NỘI DUNG
    Chương I: Phần tổng quan
    I.1. Giới thiệu về họ Thài lài và chi Callisia.
    I.2. Giới thiệu chung về cây Lược vàng.
    I.3. Giới thiệu một số nhóm chất thiên nhiên.
    Chương II: Cơ sở lý thuyết
    II.1. Cơ sở lý thuyết về phương pháp chiết.
    II.2. Cơ sở lý thuyết của phương pháp sắc kí.
    II.3. Quy trình chung trích ly các chất hữu cơ.
    II.4. Một số phương pháp định tính các nhóm chất thiên nhiên.
    Chương III: Thực nghiệm
    III.1. Nguyên liệu, hóa chất, dụng cụ.
    III.2. Quy trình điều chế các loại cao.
    III.3. Định tính một số nhóm chất hữu cơ trong cây Lược vàng.
    III.4. Phân lập các chất hữu cơ trên cao clorofom của cây Lược vàng.
    III.5. Khảo sát cấu trúc hóa học của hợp chất cô lập được.
    PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
    Phụ lục
    Tài liệu tham khảo
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...