Thạc Sĩ Xác định tài sản thể dục thể thao ở một số tỉnh, thành phía bắc để phục vụ quản lý thể dục thể thao

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 22/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    Thể dục thể thao thuộc lĩnh vực văn hoá – xã hội, nhưng những năm gần đây, TDTT hiện đại bắt đầu giao thoa với lĩnh vực kinh tế, hình thành “Kinh tế học của các vấn đề xã hội” (Sharp, Register và Grime, 1980) [9]. Một bộ phận không nhỏ sản phẩm TDTT trở thành hàng hoá tiêu thụ chung trong nền kinh tế để sinh lợi nhuận. Vì vậy, những năm gần đây, các quốc gia đã nhìn nhận quản lý TDTT bao gồm: quản lý Nhà nước, quản lý xã hội, trong đó có quản lý kinh doanh TDTT. Khác với quản lý TDTT trong cơ chế kế hoạch tập trung, quản lý TDTT ngày nay phải huy động tài sản, nguồn vốn để kinh doanh sinh lợi nhuận. Như vậy, để tăng hiệu quả quản lý TDTT, không thể không nắm vững tài sản, thực hiện các biện pháp tăng tài sản, tức là tăng những gì có giá trị tiền tệ để tạo lợi nhuận bằng các hoạt động TDTT. Ở một số quốc gia như: Mỹ - tài sản sự nghiệp TDTT đạt 260.000 tỷ USD, đứng thứ 7 so với các ngành kinh tế (chiếm hơn 2% GDP); Italia: nguồn thu cá cược bóng đá chiếm 1.5% nguồn tài chính của Italia. Nguồn thu tài trợ cho TDTT, chủ yếu là bóng đá đạt 791 triệu USD trong năm 1996. Ở Trung Quốc, nguồn thu từ thị trường kinh doanh giải trí và thể dục tăng cường sức khoẻ đạt 24.000 tỷ VNĐ trong năm 2002; nguồn thu xổ số thể thao và xổ số bóng đá đạt 4.538 tỷ VNĐ trong năm 2001 [9].
    TDTT là một loại hình hoạt động nhằm tăng cường thể chất cho con người. Cùng với các lĩnh vực khác (y tế, dinh dưỡng .), TDTT trở thành một bộ phận của chính sách bảo vệ sức khoẻ toàn dân, thuộc phạm vi về chính sách an sinh xã hội. Cùng với các công cụ quản lý khác, tài sản Nhà nước (bao gồm nguồn vốn và các phương tiện vật chất kỹ thuật) đã được sử dụng để quản lý xã hội như: ngân sách, đất đai, kết cấu hạ tầng, doanh nghiệp Nhà nước . Tài sản TDTT trong bộ máy Nhà nước cũng không nằm ngoài mục đích nêu trên. Vì vậy, khai thác tài sản TDTT hiệu quả trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN cần thiết phải được thực hiện ngay từ hoạch định phát triển kinh tế - xã hội. Trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, hoạch định phát triển tài sản TDTT và phát triển TDTT nói chung của các tỉnh thành được thể hiện trong văn bản quy hoạch về TDTT, nhằm đạt được lợi ích xã hội và kinh tế tối ưu nhất [7], [9], [23], [28], [33], [34], [57].
    Căn cứ nội dung quy hoạch phát triển TDTT của tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang đến năm 2020 đã khẳng định sự quan tâm đầu tư của các cấp chính quyền cho sự nghiệp TDTT. Đánh giá tổng quát quy hoạch của tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang cho thấy, quy hoạch đã được trình bày một cách toàn diện, đảm bảo các yêu cầu chuyên môn và phù hợp với cơ sở lý luận về hoạch định phát triển kinh tế - xã hội. Đặc biệt là phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang. Song trong kết luận và kiến nghị của quy hoạch phát triển TDTT của cả hai tỉnh còn tồn tại một số vấn đề khó khăn chung là "Cơ sở vật chất, sân bãi tập luyện chưa được quy hoạch, chưa đầu tư đúng mức, còn mất cân đối, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa".
    Qua tổng hợp tài liệu, nguồn NSNN chi cho phát triển TDTT ở mọi quốc gia đều tăng chậm, song nguồn thu từ kinh doanh tài sản TDTT lại tăng nhanh mỗi năm [9], [71], [75]. Nhờ đó, thể thao chuyên nghiệp, TDTT quần chúng phát triển mạnh mẽ không chỉ nhờ nguồn NSNN. Đồng thời cho tới nay, chưa có công trình khoa học nào ở trong nước nghiên cứu về tài sản TDTT phục vụ quản lý TDTT quần chúng. Vì vậy, những khó khăn trong xây dựng quy hoạch công trình TDTT của tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang cần được nghiên cứu trên cả hai phương diện: cơ sở lý luận và phương pháp tính toán.
    Bản chất kinh tế của tài sản là để chia sẻ các nguồn tài nguyên khan hiếm. Trong nghiên cứu về xác định tài sản TDTT phục vụ quản lý TDTT, tài sản TDTT được coi là biến đầu vào và nhu cầu tập luyện TDTT là biến đầu ra. Giữa tài sản TDTT và nhu cầu tập luyện TDTT luôn có trao đổi và quan hệ với nhau, trong đó sự tăng (giảm) tài sản TDTT phụ thuộc vào nhu cầu tập luyện TDTT. Song nhu cầu luôn là một hàm tuyến tính phụ thuộc vào nhiều nhân tố như: dân số, lứa tuổi, thu nhập, thời gian rảnh rỗi, môn thể thao sở thích, trình độ tập luyện . Tài sản TDTT là nhân tố đầu vào cần có các thông số điều chỉnh, mô phỏng để thoả mãn đầu ra là nhu cầu tập luyện của nhân dân. Vì nguồn lực tài sản TDTT luôn luôn hạn chế, do vậy không thể tạo ra trước một lượng tài sản TDTT, đáp ứng những thông số không ước đoán được. Xác định tài sản TDTT cốt lõi, đặc trưng và các trị số mô phỏng mối quan hệ giữa tài sản TDTT và nhu cầu tập luyện phục vụ phân tích, tính toán, hình thành luận cứ trong quá trình xây dựng quy hoạch phát triển TDTT ở các tỉnh là hết sức cần thiết. Thông qua phân tích mối quan hệ giữa tài sản TDTT và kết quả đầu ra nhằm rút ra những luận chứng khoa học về các chỉ tiêu định hướng (quỹ đất, số lượng công trình, vốn đầu tư .) trong xây dựng quy hoạch phát triển TDTT, theo từng điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương.
    Cơ sở lý luận và các phương pháp tính toán về tài sản TDTT sẽ là công cụ quan trọng để phục vụ công tác quản lý TDTT và kinh doanh TDTT, đảm bảo sự cân bằng giữa cung và cầu về dịch vụ TDTT. Đồng thời có thể được dùng làm công cụ để thu thập thông tin về tài sản TDTT nhằm định hướng, can thiệp, khắc phục khiếm khuyết, đảm bảo cả hai lợi ích kinh tế và xã hội của thể thao cho người dân, ngay từ khi xây dựng quy hoạch phát triển TDTT.
    Vì vậy, đề tài nghiên cứu về tài sản TDTT phục vụ quản lý TDTT quần chúng là cần thiết, vừa đáp ứng yêu cầu thực tiễn của nước ta, vừa sớm theo kịp xu thế phát triển hiện đại của thế giới. Chính vì vậy, chúng tôi tiếp cận vấn đề quản lý TDTT thông qua đề tài:
    “Xác định tài sản TDTT ở một số tỉnh, thành phía Bắc
    để phục vụ quản lý TDTT ở nước ta”
    Mục đích nghiên cứu:
    Giúp các nhà quản lý dự báo một số chỉ tiêu cần thiết đảm bảo thực hiện quy hoạch TDTT tỉnh thành (dẫn chứng ở tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang) trong tương lai.
    Mục tiêu nghiên cứu:
    Để thực hiện mục đích nghiên cứu nêu trên, đề tài đã giải quyết hai mục tiêu cơ bản sau:
    1. Xác định cơ sở lý luận và thực tiễn về tài sản TDTT trong quy hoạch của tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang.
    2. Ứng dụng phương pháp tính và dự báo định mức kinh doanh tài sản trong quản lý nhằm đảm bảo thực hiện quy hoạch TDTT đến năm 2020 (giới hạn tài sản công về công trình TDTT trong TDTT quần chúng của tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang).
    Giả thuyết khoa học:
    Việc thiếu cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp tính toán về mối quan hệ đặc thù của nhân tố tài sản TDTT trong lôgic quản lý TDTT quần chúng (Tài sản TDTT - Quá trình quản lý TDTT quần chúng - Kết quả), là một nguyên nhân cơ bản ảnh hưởng đến chất lượng các luận chứng khoa học để quy hoạch phát triển TDTT ở một số tỉnh thành phía Bắc, trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Căn cứ cách thức phân loại TSCĐ, thực trạng TDTT quần chúng và điều kiện kinh tế hiện nay, nhân tố tài sản TDTT nêu trên có thể là công trình TDTT.


    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1. Tiếng Việt:
    1. Phạm Đình Bẩm (2003), Quản lý chuyên ngành TDTT, Nxb TDTT, Hà Nội.
    2. Phạm Đình Bẩm (2005), Một số vấn đề cơ bản về quản lý TDTT – Nxb TDTT, Hà Nội.
    3. Phạm Đình Bẩm, Trần Tuấn Hiếu (2008), Quản lý TDTT, Nxb TDTT, Hà Nội.
    4. Bộ Tài chính (2008), Quyết định số 32/2008/QĐ-BTC ngày 29/5/2008 “về việc ban hành chế độ quản lý, tính hao mòn TSCĐ trong các cơ quan Nhà nuớc, đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ chức có sử dụng NSNN”, Bộ trưởng Bộ Tài chính.
    5. Bộ VH,TT&DL (2009), Quyết định số 2448/QĐ-BVHTTDL ngày 7/7/2009 về việc “ban hành quy chuẩn trung tâm văn hoá, thể thao xã”, Bộ trưởng Bộ VH,TT&DL.
    6. Dương Nghiệp Chí (1983), Đo lường thể thao, Nxb TDTT, Hà Nội.
    7. Dương Nghiệp Chí, Lương Kim Chung (2001), Xã hội học TDTT, Nxb TDTT, Hà Nội.
    8. Dương Nghiệp Chí, Trần Đức Dũng, Tạ Hữu Hiếu, Nguyễn Đức Văn (2004), Đo lường thể thao, Nxb TDTT, Hà Nội.
    9. Dương Nghiệp Chí, Lâm Quang Thành, Phạm Ngọc Viễn, Tạ Xuân Lai (2007), Tài sản TDTT kinh doanh và quản trị, Nxb TDTT, Hà Nội.
    10. Lương Kim Chung, Dương Nghiệp Chí, Tạ Xuân Lai (2003), Kinh tế học TDTT, Nxb TDTT, Hà Nội.
    11. Lương Kim Chung, Trần Hiếu, Dương Nghiệp Chí (2011), Kinh tế học TDTT, Nxb TDTT, Hà Nội.
    12. Nguyễn Văn Công (2006), Nguyên lý kinh tế học vĩ mô, Nxb Lao động, Hà Nội.
    13. Vũ Duy Cừ (2008), Tổ chức không gian kiến trúc các loại nhà công cộng, Nxb Xây dựng, Hà Nội.
    14. Cục Thống kê tỉnh Bắc Giang (2011), Niên giám thống kê tỉnh Bắc Giang 2010, Nxb Thống kê, Hà Nội.
    15. Ngô Huy Cương (1997), Khái niệm về tài sản, chức năng của luật tài sản hiện đại và Bộ luật Dân sự Việt Nam, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, Số chuyên đề.
    16. Trần Kim Cương (2009) Nghiên cứu những giải pháp phát triển các loại hình CLB TDTT cơ sở trong điều kiện phát triển kinh tế xã hội ở tỉnh Ninh Bình, Luận án tiến sĩ.
    17. Nguyễn Quang Dong (2006), Bài giảng kinh tế lượng, Nxb Thống kê, Hà Nội.
    18. Trương Anh Dũng (2007), Đề cương bài giảng phân tích hoạt động kinh doanh, Khoa Kế toán - Đại học KTQD, Hà Nội.
    19. Vũ Kim Dũng (2006), Giáo trình Nguyên lý kinh tế học vi mô, Nxb Thống kê, Hà Nội.
    20. Vũ Cao Đàm (2005), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.
    21. Đảng cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội.
    22. Nguyễn Thị Đông (2006), Giáo trình hạch toán kế toán trong các doanh nghiệp, Nxb Đại học KTQD, Hà Nội.
    23. Đoàn Thị Thu Hà, Nguyễn Thị Ngọc Huyền (2006), Giáo trình Chính sách kinh tế - xã hội, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
    24. Đoàn Thị Thu Hà, Nguyễn Thị Ngọc Huyền (2001), Giáo trình Khoa học quản lý, tập 1 và tập 2, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
    25. Đoàn Thị Thu Hà, Nguyễn Thị Ngọc Huyền (2007), Giáo trình Quản trị học, Nxb Giao thông vận tải, Hà Nội.
    26. Trịnh Trung Hiếu (1997), Lý luận và phương pháp TDTT trong nhà trường, Nxb TDTT, Hà Nội.
    27. Hội đồng biên soạn tài liệu các học viện TDTT Trung Quốc (1988), Quản lý học TDTT, dịch: Đinh Thọ, Nxb TDTT, Hà Nội.
    28. Vũ Thái Hồng (2010), Xã hội học TDTT, Nxb TDTT, Hà Nội.
    29. Lưu Thị Hương, Vũ Duy Hào (2006), Tài chính doanh nghiệp, Nxb Đại học KTQD, Hà Nội.
    30. Ivanôp V.X (1990), Những cơ sở của toán học thống kê, dịch: Trần Đức Dũng, Nxb TDTT, Hà Nội.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...