Tiến Sĩ Xác định tài sản TDTT ở một số tỉnh, thành phía Bắc để phục vụ quản lý TDTT ở nước ta

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 21/1/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
    NĂM 2013

    MỤC LỤC

    Trang
    Trang bìa
    Trang phụ bìa
    Lời cam đoan
    Mục lục
    Danh mục ký hiệu viết tắt trong luận án
    Danh mục các biểu bảng, hình, sơ đồ, đồ thị trong luận án
    Mở đầu 1
    Chương 1. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu 5
    1.1. Tổng quan nghiên cứu về tài sản TDTT ở trong và ngoài nước 5
    1.1.1. Nghiên cứu về tài sản TDTT ở nước ngoài 5
    1.1.2. Nghiên cứu về tài sản TDTT ở trong nước 33
    1.2. CSTT công lập cung ứng dịch vụ và sự cần thiết ứng dụng phương pháp tính toán kinh tế phục vụ quản lý TDTT 43
    1.2.1. Phương pháp toán kinh tế về tài sản TDTT liên quan đến quản lý nói chung 47
    1.2.2. Phương pháp toán kinh tế phục vụ quản lý TDTT quần chúng khi CSTT công lập chuyển sang cơ chế cung ứng dịch vụ 52
    1.3. Tóm tắt chương tổng quan 57

    Chương 2. Đối tượng, phương pháp và tổ chức nghiên cứu 59
    2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 59
    2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 59
    2.1.2. Phạm vi nghiên cứu 59
    2.2. Phương pháp nghiên cứu 59
    2.2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu 59
    2.2.2. Phương pháp phỏng vấn 60
    2.2.3. Phương pháp nghiên cứu hệ thống 61
    2.2.4. Phương pháp toán kinh tế 62
    2.3. Tổ chức nghiên cứu 73
    2.3.1. Thời gian nghiên cứu 73
    2.3.2. Địa điểm nghiên cứu 74

    Chương 3. Kết quả nghiên cứu và bàn luận 75
    3.1. Xác định cơ sở lý luận và thực tiễn về tài sản TDTT trong quy hoạch của tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang 75
    3.1.1. Các khái niệm và đặc tính của tài sản, trong đó có tài sản TDTT 75
    3.1.2. Phân loại, cấu trúc, đặc thù tài sản và sản phẩm TDTT 80
    3.1.3. Một số thuộc tính của tài sản TDTT quần chúng 101
    3.1.4. Những chỉ tiêu về tài sản và phát triển TDTT quần chúng trong quy hoạch phát triển TDTT của tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang 109
    3.1.5. Mối quan hệ giữa tài sản TDTT và quản lý TDTT 119
    3.1.6. Bàn luận 136
    3.2. Ứng dụng phương pháp tính và dự báo định mức kinh doanh tài sản trong quản lý nhằm đảm bảo thực hiện quy hoạch TDTT đến năm 2020 (giới hạn tài sản công về công trình TDTT trong TDTT quần chúng của tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang) 141
    3.2.1. Ứng dụng phương pháp tính và dự báo kinh doanh dịch vụ công trình TDTT trong quản lý nhằm đảm bảo thực hiện quy hoạch TDTT 141
    3.2.2. Bàn luận 169
    Kết luận và kiến nghị 179
    A. Kết luận 179
    B. Kiến nghị 180
    Danh mục các công trình nghiên cứu đã công bố có liên quan đến luận án 181
    Danh mục tài liệu tham khảo 182
    Phụ lục


    MỞ ĐẦU

    Thể dục thể thao thuộc lĩnh vực văn hoá – xã hội, nhưng những năm gần đây, TDTT hiện đại bắt đầu giao thoa với lĩnh vực kinh tế, hình thành “Kinh tế học của các vấn đề xã hội” (Sharp, Register và Grime, 1980) [9]. Một bộ phận không nhỏ sản phẩm TDTT trở thành hàng hoá tiêu thụ chung trong nền kinh tế để sinh lợi nhuận. Vì vậy, những năm gần đây, các quốc gia đã nhìn nhận quản lý TDTT bao gồm: quản lý Nhà nước, quản lý xã hội, trong đó có quản lý kinh doanh TDTT. Khác với quản lý TDTT trong cơ chế kế hoạch tập trung, quản lý TDTT ngày nay phải huy động tài sản, nguồn vốn để kinh doanh sinh lợi nhuận. Như vậy, để tăng hiệu quả quản lý TDTT, không thể không nắm vững tài sản, thực hiện các biện pháp tăng tài sản, tức là tăng những gì có giá trị tiền tệ để tạo lợi nhuận bằng các hoạt động TDTT. Ở một số quốc gia như: Mỹ - tài sản sự nghiệp TDTT đạt 260.000 tỷ USD, đứng thứ 7 so với các ngành kinh tế (chiếm hơn 2% GDP); Italia: nguồn thu cá cược bóng đá chiếm 1.5% nguồn tài chính của Italia. Nguồn thu tài trợ cho TDTT, chủ yếu là bóng đá đạt 791 triệu USD trong năm 1996. Ở Trung Quốc, nguồn thu từ thị trường kinh doanh giải trí và thể dục tăng cường sức khoẻ đạt 24.000 tỷ VNĐ trong năm 2002; nguồn thu xổ số thể thao và xổ số bóng đá đạt 4.538 tỷ VNĐ trong năm 2001 [9].
    TDTT là một loại hình hoạt động nhằm tăng cường thể chất cho con người. Cùng với các lĩnh vực khác (y tế, dinh dưỡng .), TDTT trở thành một bộ phận của chính sách bảo vệ sức khoẻ toàn dân, thuộc phạm vi về chính sách an sinh xã hội. Cùng với các công cụ quản lý khác, tài sản Nhà nước (bao gồm nguồn vốn và các phương tiện vật chất kỹ thuật) đã được sử dụng để quản lý xã hội như: ngân sách, đất đai, kết cấu hạ tầng, doanh nghiệp Nhà nước . Tài sản TDTT trong bộ máy Nhà nước cũng không nằm ngoài mục đích nêu trên. Vì vậy, khai thác tài sản TDTT hiệu quả trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN cần thiết phải được thực hiện ngay từ hoạch định phát triển kinh tế - xã hội. Trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, hoạch định phát triển tài sản TDTT và phát triển TDTT nói chung của các tỉnh thành được thể hiện trong văn bản quy hoạch về TDTT, nhằm đạt được lợi ích xã hội và kinh tế tối ưu nhất [7], [9], [23], [28], [33], [34], [57].
    Căn cứ nội dung quy hoạch phát triển TDTT của tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang đến năm 2020 đã khẳng định sự quan tâm đầu tư của các cấp chính quyền cho sự nghiệp TDTT. Đánh giá tổng quát quy hoạch của tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang cho thấy, quy hoạch đã được trình bày một cách toàn diện, đảm bảo các yêu cầu chuyên môn và phù hợp với cơ sở lý luận về hoạch định phát triển kinh tế - xã hội. Đặc biệt là phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang. Song trong kết luận và kiến nghị của quy hoạch phát triển TDTT của cả hai tỉnh còn tồn tại một số vấn đề khó khăn chung là "Cơ sở vật chất, sân bãi tập luyện chưa được quy hoạch, chưa đầu tư đúng mức, còn mất cân đối, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa".
    Qua tổng hợp tài liệu, nguồn NSNN chi cho phát triển TDTT ở mọi quốc gia đều tăng chậm, song nguồn thu từ kinh doanh tài sản TDTT lại tăng nhanh mỗi năm [9], [71], [75]. Nhờ đó, thể thao chuyên nghiệp, TDTT quần chúng phát triển mạnh mẽ không chỉ nhờ nguồn NSNN. Đồng thời cho tới nay, chưa có công trình khoa học nào ở trong nước nghiên cứu về tài sản TDTT phục vụ quản lý TDTT quần chúng. Vì vậy, những khó khăn trong xây dựng quy hoạch công trình TDTT của tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang cần được nghiên cứu trên cả hai phương diện: cơ sở lý luận và phương pháp tính toán.
    Bản chất kinh tế của tài sản là để chia sẻ các nguồn tài nguyên khan hiếm. Trong nghiên cứu về xác định tài sản TDTT phục vụ quản lý TDTT, tài sản TDTT được coi là biến đầu vào và nhu cầu tập luyện TDTT là biến đầu ra. Giữa tài sản TDTT và nhu cầu tập luyện TDTT luôn có trao đổi và quan hệ với nhau, trong đó sự tăng (giảm) tài sản TDTT phụ thuộc vào nhu cầu tập luyện TDTT. Song nhu cầu luôn là một hàm tuyến tính phụ thuộc vào nhiều nhân tố như: dân số, lứa tuổi, thu nhập, thời gian rảnh rỗi, môn thể thao sở thích, trình độ tập luyện . Tài sản TDTT là nhân tố đầu vào cần có các thông số điều chỉnh, mô phỏng để thoả mãn đầu ra là nhu cầu tập luyện của nhân dân. Vì nguồn lực tài sản TDTT luôn luôn hạn chế, do vậy không thể tạo ra trước một lượng tài sản TDTT, đáp ứng những thông số không ước đoán được. Xác định tài sản TDTT cốt lõi, đặc trưng và các trị số mô phỏng mối quan hệ giữa tài sản TDTT và nhu cầu tập luyện phục vụ phân tích, tính toán, hình thành luận cứ trong quá trình xây dựng quy hoạch phát triển TDTT ở các tỉnh là hết sức cần thiết. Thông qua phân tích mối quan hệ giữa tài sản TDTT và kết quả đầu ra nhằm rút ra những luận chứng khoa học về các chỉ tiêu định hướng (quỹ đất, số lượng công trình, vốn đầu tư .) trong xây dựng quy hoạch phát triển TDTT, theo từng điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương.
    Cơ sở lý luận và các phương pháp tính toán về tài sản TDTT sẽ là công cụ quan trọng để phục vụ công tác quản lý TDTT và kinh doanh TDTT, đảm bảo sự cân bằng giữa cung và cầu về dịch vụ TDTT. Đồng thời có thể được dùng làm công cụ để thu thập thông tin về tài sản TDTT nhằm định hướng, can thiệp, khắc phục khiếm khuyết, đảm bảo cả hai lợi ích kinh tế và xã hội của thể thao cho người dân, ngay từ khi xây dựng quy hoạch phát triển TDTT.
    Vì vậy, đề tài nghiên cứu về tài sản TDTT phục vụ quản lý TDTT quần chúng là cần thiết, vừa đáp ứng yêu cầu thực tiễn của nước ta, vừa sớm theo kịp xu thế phát triển hiện đại của thế giới. Chính vì vậy, chúng tôi tiếp cận vấn đề quản lý TDTT thông qua đề tài:
    Xác định tài sản TDTT ở một số tỉnh, thành phía Bắc để phục vụ quản lý TDTT ở nước ta”

    Mục đích nghiên cứu:
    Giúp các nhà quản lý dự báo một số chỉ tiêu cần thiết đảm bảo thực hiện quy hoạch TDTT tỉnh thành (dẫn chứng ở tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang) trong tương lai.
     
Đang tải...