Luận Văn Xác định tài sản của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phả sản

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Xác định tài sản của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phả sản

    LỜI MỞ ĐẦU .1


    - Lý do chon đề tài .1


    - Đối tượng nghiên cứu 2


    - Mục tiêu nghiên cứu 2


    - Phạm vi nghiên cứu 2


    - Phương pháp nghiên cứu 2


    - Cấu trúc của luận văn .3


    CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VÈ DOANH NGHIỆP LÂM VÀO TÌNH TRẠNG PHÁ SẢN VÀ Ý NGHĨA CỦA VIỆC XÁC ĐỊNH TÀI SẢN


    CỦA DOANH NGHIỆP LÂM VÀO TÌNH TRẠNG PHÁ SẢN 4


    1.1. Khái niệm doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản 4


    1.2. Cách xác định thời điểm doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản 6


    1.3. Sự cần thiết của việc xác định tài sản của doanh nghiệp lâm vào tình


    trạng phá sản 11


    CHƯƠNG 2: XÁC ĐỊNH TÀI SẢN CỦA DOANH NGHIỆP LÂM VÀO TÌNH TRẠNG PHÁ SẢN 13


    2.1. Vấn đề xác định tài sản của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản 13


    2.2. Những nguyên tắc và cách thức xác định tài sản của doanh nghiệp lâm


    vào tình trạng phá sản .15


    2.2.1 Tài sản và quyền về tài sản mà doanh nghiệp có tại thời điểm Tòa án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản 15


    2.2.1.1. Tài sản cố định và tài sản lưu động của doanh nghiệp đang có


    ở doanh nghiệp .15


    2.2.1.1.1. Tài sản cố định 15


    2.2.1.1.2. Tài sản lưu động 17


    2.2.1.2. Tiền hoặc tài sản góp vốn liên doanh, liên kết cá nhân, doanh nghiệp hoặc tổ chức khác .18


    2.2.1.3. Tiền hoặc tài sản của doanh nghiệp mà các nhân, tổ chức


    doanh nghiệp khác đang nợ hoặc chiếm đoạt 20


    2.2.1.4. Tài sản mà doanh nghiệp đang cho thuê hoặc cho mượn 21


    2.2.1.4.1. Đối với tài sản cho thuê 21


    2.2.1.4.2. Đối với tài sản cho mượn 22

    2.2.2. Các khoản lợi nhuận, các tài sản và quyên vê tài sản mà doanh nghiệp sẽ có do việc thực hiện các giao dịch được xác lập trước khi Tòa án


    thụ lý đơn yêu càu mở thủ tục phá sản 23


    2.2.3. Tài sản là vật bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp.


    Trường hợp thanh toán tài sản là vật bảo đảm được trả cho các chủ nợ bảo đảm, nếu giá trị của vật bảo đảm vượt quá khoản nợ có bảo đảm phải thanh


    toán thì phần vượt qua đó là tài sản của doanh nghiệp 23


    2.2.4. Giá trị quyền sử dụng đất của doanh nghiệp .26


    2.2.5. Số tiền còn lại của doanh nghiệp đã trả trước tiền thuê nhưng chưa hết thời hạn thuê trong trường hợp doanh nghiệp bị áp dụng thủ tục thanh lý tài sản 28


    2.2.6. Tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh không


    trực tiếp dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh 28


    2.2.7. Những tài sản thu hồi từ giao dịch vô hiệu .32


    2.2.8. Tài sản, quyền tài sản có thể hình thành trong khoảng thời gian từ khi Tòa án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đến thời điểm Tòa án ra


    quyết định đình chỉ thanh lý tài sản phá sản 34


    2.2.8.1. Tài sản, quyền tài sản có thể hình thành trong khoảng thời gian từ khi Tòa án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đến thời điểm có


    quyết định mở thủ tục phá sản 35


    2.2.8.2. Tài sản, quyền tài sản có thể hình thành từ thời điểm mở thủ


    tục phá sản đến thời điểm có quyết định đình chỉ thủ tục thanh lý tài sản .35


    2.2.8.2.1. Tài sản, quyền tài sản hình thành từ quá trình phục


    hồi hoạt động sản xuất kinh doanh 36


    2.2.8.2.2. Tài sản, quyền tài sản có thể hình thành trong giai


    đoạn thanh lý tài sản .37


    CHƯƠNG 3: NHỮNG HẠN CHẾ CỦA VIỆC XÁC ĐỊNH TÀI SẢN CỦA DOANH NGHIỆP LÂM VÀO TÌNH TRẠNG PHÁ SẢN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT PHÁ SẢN NHÀM XÁC ĐỊNH TÀI SẢN CỦA DOANH NGHIỆP LÂM VÀO TÌNH TRẠNG PHÁ SẢN 40


    3.1. Những hạn chế của việc xác định tài sản của doanh nghiệp lâm vào tình


    trạng phá sản 40


    3.2. Một số giải pháp hoàn thiện pháp Luật Phá sản nhằm xác định tài sản


    của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản 46


    KẾT LUẬN

    LỜI MỞ ĐẦU


    Lý do chon đề tài:


    Phá sản trong nền kinh tế thị trường là hiện tượng tất yếu của quá trình cạnh tranh, chọn lọc và đào thải tự nhiên để loại bỏ các doanh nghiệp yếu kém, khẳng định sự tồn tại và phát triển đối với doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả. Đối với một doanh nghiệp cụ thể, có thể vì nhiều lý do như: xác định phương hướng đầu tư, lựa chọn ngành nghề đầu tư không đúng hoặc gặp phải sự cố, rủi ro trên thương trường . dẫn đến tình trạng kinh doanh gặp phải khó khăn, thua lỗ thì việc phá sản được coi là một cơ hội để doanh nghiệp rút ra khỏi thương trường một cách có trật tự để có điều kiện tìm kiếm một cơ hội kinh doanh khác. Với tinh thần đó thì phá sản là càn thiết cho sự phát triển, phá sản để phát triển chứ không phải phá sản là mất đi. Ra đời, hoạt động, phá sản doanh nghiệp là một quá trình gắn kết với nhau. Quá trình này không thể nằm ngoài sự điều chỉnh của pháp luật. Nước ta xây dựng một nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự điều tiết của nhà nước cũng có nghĩa là phải chấp nhận các thuộc tính, quy luật vốn có của nó, trong đó có vấn đề phá sản. Trước yêu cầu đó, pháp luật về phá sản ở Việt Nam với tư cách là một bộ phận cấu thành của hệ thống pháp luật kinh tế đã được hình thành là một tất yếu khách quan. Mốc quan trọng đánh dấu cho sự hình thành pháp luật phá sản Việt Nam là Luật phá sản doanh nghiệp được Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 30/12/1993, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/1974. Đây là văn bản quy phạm pháp luật đầu tiên để điều chỉnh trình tự, thủ tục phá sản của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản. Tuy nhiên, trong mười năm thực hiện Luật phá sản doanh nghiệp năm 1993 đã bộc lộ nhiều khiếm khuyết. Luật phá sản năm 2004 ra đời tưởng chừng như đã khắc phục được những hạn chế của Luật phá sản doanh nghiệp 1993. Thế nhưng sau bốn năm thi hành, năm 2008 số lượng các vụ việc phá sản được thụ lý vẫn ở mức rất khiêm tốn, tổng cộng chỉ có 136 đơn. Điều này không có nghĩa là tất cả doanh nghiệp ở nước ta hoạt động kinh doanh không bị thua lỗ mà phản ánh rằng có rất nhiều doanh nghiệp đang lâm vào tình trạng phá sản nhưng ngay cả doanh nghiệp mắc nợ và cả chủ nợ lo ngại một khi yêu cầu tuyên bố mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp thì quyền lợi của mình có được bảo đảm một cách tốt nhất. Đối với doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản thì doanh nghiệp lo ngại phạm vi khối tài sản của mình có được xác định một cách chính xác và đày đủ. Còn đối với chủ nợ thì sợ rằng số tài sản còn lại của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản không được xác định một cách toàn diện để thanh toán nợ.

    Vì vậy, việc xác định phạm vi khối tài sản của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản theo quy định của pháp luật về phá sản có ý nghĩa rất quan trọng vì nó không chỉ ảnh hưởng đến quyền lợi tối đa của các chủ nợ và các bên có liên quan mà còn có ý nghĩa lớn trong việc quyết định phương hướng giải quyết một vụ việc phá sản cụ thể. Nó là căn cứ để xác định một doanh nghiệp đã thật sự lâm vào tình trạng phá sản hay chưa và tình trạng phá sản của doanh nghiệp đó ra sao, từ đó sẽ chi phối việc lựa chọn thủ tục tố tụng phù hợp (nếu Tòa án xác định được rằng, tài sản của con nợ không còn hoặc còn nhưng không đáng kể thì Tòa án có thể tuyên bố ngay con nợ bị phá sản và chấm dứt vụ việc mà không phải tiến hành bất cứ một thủ tục pháp lý nào khác). Bên cạnh đó, việc xác định này nhằm đánh giá sự cần thiết áp dụng các biện pháp bảo toàn, quản lý tài sản của doanh nghiệp trong trình tự tố tụng.


    Đối tượng nghiên cứu:


    Luận văn nghiên cứu vấn đề xác định tài sản của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản.


    Mục tiêu nghiên cứu:


    Luận văn phân tích, đánh giá vấn đề xác định tài sản của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản, khối tài sản của doanh nghiệp được xác định dựa theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành (bao gồm tài sản quy định tại Điều 49, Điều 43 của Luật Phá sản năm 2004) và tài sản phát sinh từ khi Tòa án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đến thời điểm Tòa án quyết định đình chỉ thủ tục thanh lý tài sản. Từ đó, đưa ra những hạn chế của việc xác định tài sản của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản theo quy định của pháp luật hiện hành và thực tiễn áp dụng. Đồng thời, đưa ra một số giải pháp phục vụ cho việc hoàn thiện pháp Luật Phá sản nhằm xác định tài sản của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản.


    Phạm vỉ nghiên cứu:


    Luận văn nghiên cứu về việc xác định tài sản của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản theo quy định của pháp luật hiện hành và cả những tài sản có thể phát sinh từ thời điểm Tòa án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đến thời điểm Tòa án ra quyết định đình chỉ thủ tục thanh lý tài sản.


    Phương pháp nghiên cứu:


    Luận văn chủ yếu sử dụng các phương pháp nghiên cứu: phân tích tài liệu, tổng hợp, so sánh, thống kê vụ việc phá sản từ năm 2005-2008.

    Cấu trúc của luận văn:


    Nội dung của luận văn gồm ba chương:


    Chương 1: Khái quát về doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản và ý nghĩa của việc xác định tài sản của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản


    Chương 2: Xác định tài sản của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản.


    Chương 3: Những hạn chế của việc xác định tài sản của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản và một số giải pháp hoàn thiện pháp Luật Phá sản nhằm xác định tài sản của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản.


    “Xác định tài sản lâm vào tình trạng phá sản” là một đề tài tương đối hẹp và khó. Mặc dù bản thân em đã rất nổ lực để hoàn thành luận văn một cách tốt nhất, song do sự hiểu biết của em còn hạn chế nên chắc chắn không thể tránh khỏi những sai sót trong bài viết của mình. Vì vậy, em rất mong được sự đóng góp ý kiến của thầy (cô) và các bạn để luận văn của em được hoàn thiện hơn.


    Trong quá trình nghiên cứu đề tài, em xin chân thành cám ơn cô Dư Ngọc Bích đã giúp đỡ nhiệt thành cho em để em được hoàn thành luận vãn của mình một cách tốt nhất.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...