Đồ Án Xác định quyền năng nhận tiền gửi và đề xuất ý kiến về quy định hiện hành về quyền năng này áp dụng

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU
    1.LÝ DO CHON ĐỀ TÀI:

    Với xu hướng “toàn cầu hoá ” hiện nay, nhu cầu về vốn cho phát triển kinh tế đã không còn là vấn đề riêng của bất kỳ một quốc gia nào. Việt Nam đang thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá hiện địa hoá đất nước, tích cực chủ động hội nhập kinh tế khu vực và thế giới nên nhu cầu về vốn lại càng trở nên cấp thiết. các Tổ chức tín dụng (TCTD) có vai trò hết sức quan trọng đối với việc huy động mọi nguồn vốn trong dân cư để cung ứng cho nền kinh tế với nhứng điều kiện nhất định. Vốn để các TCTD tiến hành và phát triển các hoạt động kinh doanh của mình không chỉ riêng nguồn vốn tự có mà chủ yếu là nguồn vốn huy động được. Với sự kiện Việt Nam gia nhập WTO, nhiều tổ chức tài chính nước ngoài đã nghiên cứu và xác định khả năng, thời điểm tiếp cận thị trường tài chính - tiền tệ Việt Nam để tham gia vào thị trường này dưới những hình thức khác nhau. Do việc áp dụng lộ trình nới lỏng các quy định đối với các tổ chức tài chính nước ngoài, nhất là về việc mở chi nhánh và các điểm giao dịch, việc dỡ bỏ hạn chế về huy động tiền gửi bằng VND và khả năng mở rộng dịch vụ ngân hàng nên hoạt động của các TCTD nước ngoài ngày càng sôi động. Ngoài hình thức mở chi nhánh, sự tham gia góp vốn của các ngân hàng nước ngoài vào các ngân hàng Việt Nam gần đây và trong tương lai sẽ giúp các ngân hàng trong nước có điều kiện tăng vốn, tiếp thu kiến thức, kinh nghiệm và công nghệ hiện đại về quản lý và hoạt động ngân hàng. Điều này thể hiện sự đóng góp tích cực của nhóm ngân hàng có vốn nước ngoài vào lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam.
    Kể từ khi Việt Nam mở cửa trong lĩnh vực ngân hàng đến nay, các TCTD có vốn nước ngoài, TCTD liên doanh hoạt động tại Việt Nam luôn là một bộ phận quan trọng trong hệ thống các TCTD của Việt Nam. Vậy pháp luật Việt Nam đã quy định như thế nào về hoạt động huy động vốn bằng nhận tiền gửi của các ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài? Đi tìm câu trả lời cho câu hỏi này cũng chính là lý do tác giả chọn đề tài: “Xác định quyền năng nhận tiền gửi và đề xuất ý kiến về quy định hiện hành về quyền năng này áp dụng đối với ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài.” làm đề tài cho bài tập học kì môn Luật ngân hàng của mình.

    2.MỤC ĐÍCH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Nghiên cứu pháp luật và xác định quyền năng nhận tiền gửi, đề xuất ý kiến về quy định hiện hành về quyền năng này áp dụng đối với ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài trên cơ sở hệ thống lý luận cơ bản và thông qua việc phân tích đánh giá thực trạng các quy định của pháp luật, thực tiễn áp dụng các quy định đó của các TCTD để chỉ ra những thành tựu đạt được cũng như những tồn tại hạn chế cần phải khắc phục trong quá trình huy động vốn và nguyên nhân của thực trạng đó; từ đó đưa ra một số định hướng nhằm hoàn thiện pháp luật về huy động vốn của các TCTD ở Việt Nam. Bài viết sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, phân tích, tổng hợp, so sánh làm rõ vấn đề.
    PHẦN NỘI DUNG
    I.CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ HUY ĐỘNG VỐN BẰNG NHẬN TIỀN GỬI CỦA CÁC TCTD:
    1.Các quy phạm pháp luật về huy động vốn bằng nhận tiền gửi của các TCTD.

    Theo giải thích từ ngữ tại khoản 13 Điều 4 Luật các TCTD năm 2010 thì Nhận tiền gửi được hiểu là hoạt động nhận tiền của tổ chức, cá nhân dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và các hình thức nhận tiền gửi khác theo nguyên tắc có hoàn trả đầy đủ tiền gốc, lãi cho người gửi tiền theo thỏa thuận.
    Nhận tiền gửi là nghiệp vụ huy động vốn đặc thù của TCTD, do vậy nó chịu sự điều chỉnh chủ yếu bằng các quy phạm pháp luật trong các văn bản pháp luật về ngân hàng, cụ thể : Trong luật các TCTd; Luật ngân hàng nhà nước; các Nghị định của Chính phủ như: Nghị định số 49/2000/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của ngân hàng thương mại; Nghị định số 16/2001/NĐ-CP về tổ chức và hoạt dộng của công ty cho thuê tài chính; Nghị định số 13/1999/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của TCTD nước ngoài, văn phòng đại diện của tTCTD nước ngoài tại Việt Nam; Nghị định số 79/2002/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của công ty tài chính; Nghị định số 89/1999/NĐ-CP về Bảo hiểm tiền gửi ; Nghị định số 70/2000/ NĐ-CP về việc giũ bí mật, lưu trữ và cung cấp thông tin liên quan đến tiền gửi và tài sản gửi của khách hàng; Nghị định số 64/2001/NĐ-CP về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán Trên cở sỏ các Luật và các Nghị định của Chính Phủ, Ngân hàng nhà nước ban hành ra nhiều Thông tư hướng dẫn và ban hành các quyết định của Thống đốc ngân hàng nhà nước để cụ thể hóa và hướng dẫn thi hành.
    Tình hình chung hiện nay cho thấy các quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động huy động vốn bằng nhận tiền gửi của các TCTD cũng khá nhiều. Nó được quy định trong nhiều các văn bản pháp luật khác nhau, do nhiều cơ quan ban hành. Các quy định của pháp luật về vấn đề này tương đối chặt chẽ và đầy đủ, cụ thể hóa các nội dung như: Các loại tiền gửi được phép huy động; Giới hạn quyền được nhận tiền gửi đối với từng loại hình TCTD; quyền và nghĩa vụ các bên trong quan hệ tiêng gửi; đặc biệt quy định về các trách nhiệm của TCTD phải thực hiện khi huy động vốn bằng nhận tiền gửi; quy định về quản lý nhà nước đối với hoạt động huy động vốn bằng nhận tiền gửi cùng nhiều nội dung khác có liên qua
    Vai trò của hoạt động huy động vốn bằng nhận tiền gửi của ngân ngân hàng:
    - Đối với ngân hàng: nhận tiền gửi là hình thức huy động vốn dễ dàng, nhanh chóng, đơn giản, tiện lợi, thường xuyên, tốn ít chi phí. Thông qua hoạt động này lại cho ngân hàng một nguồn vốn khổng lồ để cấp tín dụng. Không những thế nhận tiền gửi còn tạo tiền đề để ngân hàng tiền hành các hoạt động kinh doanh khác như làm dịch vụt thanh toán, ngân quỹ
    - Đối với người gửi tiền: nhờ có TCTD nhận tiền gửi người dân có được nơi bảo quản tài sản an toàn nhất; nó tạo cho họ có được một phương thức đàu tư vốn nhàn rỗi nhằm mục đích thu lợi mà ít gặp rủi ro nhất (không như thị trường chứng khoán hay thị trường bất động sản lên xuống thất thường). Ngoài ra người gửi tiền còn được hưởng các dịch vụ ngân hàng tiện ích do TCTD cung ứng thông qua việc đem tiền đi gửi ở các TCTD.
    - Đối với nhà nước và xã hội: Thông qua hoạt động nhận tiền gửi của TCTD xã hội có thêm một kênh thu hút các nguồn vốn nhàn rỗi khác nhau trong dân cư để đáp ừng nhu cầu đầu tư cho phát triển kinh tế- xã hội, xây dựng cơ sở hạ tầng, sự cung cầu vốn trong xã hội gặp nhau dễ dàng; nhà nước có thể kiểm soát, điều hành chính sách tiền tệ, góp phần ổn định giá trị đồng tiền, thúc đảy phát triển kinh tế Nếu hoạt động nhận tiền gửi và dịch vụ ngân hàng phát triển sẽ giúp nhà nước giảm chi phí trong in ấn và vận chuyển, bảo quản, thu đổi, tiêu hủy tiền, giúp nhà nước kiểm soát các nguồn thu nhập ở các chủ thể trong xã hội. Căn cứ vào số vốn tiền gửi trên các tài khoản của khách hàng sẽ là cơ sở cho các cơ quan chức năng của nhà nước thanh tra, kiểm tra thực hiện được nhiệm vụ nhanh chóng, chính xác, phát hiện kịp thời tệ tham ô, trốn thuế, ngăn chặn hành vi tiêu cực, xử lý kịp thời vi phạm pháp luật, góp phần ổn định kinh tế, nâng cao trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong xã hội.
    2.Các quy định về loại tiền gửi mà TCTD được phép huy động:
    Thuật ngữ tiền gửi đã hình thành từ rất lâu trong lịch sử tiền gửi của các ngân hàng. Ngày nay do mục đích của người gửi tiền rất đa dạng, họ gửi tiền không chỉ nhằm mục đích an toàn về tiền vốn và thu lợi tức từ việc gửi tiền mà còn hướng tới các dịch vụ tiện ích do tổ chức nhận tiền gửi cung ứng. tiền gửi mà khách mang gửi tại các tổ chức tín dụng không thuần túy chỉ là nguồn vốn nhàn rỗi mà có thể là nguồn vốn đang sử dụng trong quá trình kinh doanh hay tiêu dùng để đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của người gửi tiền, các tổ chức nhận tiền gửi đã đưa ra nhiều hình thức gửi tiền có nhiều laoij tiền gửi khác nhau để người gửi tiền lựa chọn hình thức gửi tiền cho thích hợp với mục đích, tính chất nguồn vốn của mình. Chính vì thế rất khó có thể đưa ra một định nghĩa chung về tiền gửi.
    Ở Việt Nam tại khoản 9 Điều 20 luật các tổ chức tín dụng(TCTD)năm 1997 có đưa ra định nghĩa tiền gửi như sau: “Tiền gửi là số tiền khách hàng gửi tại các TCTD dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các hình thức khác. Tiền gửi có thể để được hưởng lại hoặc không được hưởng lãi và phải được hoàn trả cho người gửi tiền.” Như vậy tiền gửi còn đươc hiểu là một khoản tiền mà người dân gửi vào ngân hàng với mục đích khác nhau, là một quan hệ kinh tế phát sinh giữa một bên là tổ chức, các nhân gửi tiền với bên kia là các tổ chức nhận gửi tiền. Theo đó bên gửi tiền chuyển giao cho bên nhận một số tiền nhất định, bên nhận gửi có trách nhiệm quản lý, được quyền sử dụng số tiền gửi này để cấp tín dụng làm các dịch vụ ngân hàng khác và có trách nhiệm hoàn trả toàn bộ hay một phần số tiền gửi này cho người gửi tiền đến hạn hay khi người người gủi tiền yêu cầu. Ngoài ra các bên còn có thể cam kết thỏa thuận việc cung cấp dịch vụ thanh toán hoặc trả lãi cho số tiền gửi đó.
    Pháp luật hiện hành có rất ít quy định về vấn đề này. Trong Luật các TCTD 2010( Điều 4) có đề cập đến các loại tiền gủi gồm: tiền của tổ chức, cá nhân dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và các hình thức nhận tiền gửi khác. Pháp luật chủa có những văn bản giải thích một cách cụ thể về từng loại tiền gửi nêu trên, mà chủ yếu trong quá trình áp dụng thì các TCTD bằng nghiệp vụ của mình tự xác định lấy sao cho phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của mình. Với hạn chế này, có thể gây ra tình trạng hiểu không rõ ràng, không nhất quán về từng loại hình tiền gửi, không thể phân định rõ tính chất và đặc điểm của từng loại tiền gửi, đặc biệt là những người không trực tiếp hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng. Việc pháp luật còn thiếu các quy định về các loại tiền gửi gây ra những trở ngại chp quá trình thực thi pháp luật, ngay các cơ quan nhà nước khi thanh tra ,kiểm tra hoạt động nhận tiền gửi của các TCTD cũng gặp khó khăn. Chẳng hạn một cá nhân gửi tiền ở TCTD thời hạn 12 tháng, có thể coi đây là tiền gửi có kỳ hạn hoặc có thể xem đây là tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn.Thống đốc NHNN có ban hành quyết định số 432/2000/QĐ-NHNN quy định về nghiệp vụ huy động vốn bằng Đồng Việt Nam bảo đảm giả trị theo giả vàng của các TCTD.Theo quy định trong quyết định này thì chỉ có TCTD có giấy phép hoạt động ngoại hối mới được huy động vốn bằng hình thức này.TCTD huy động vốn VNĐ bảo đảm giả trị theo giá vàng được thực hiện dưới hình thức tiết kiệm có kỳ hạn; phát hành chững chỉ huy động VNĐ bảo đảm theo giá vàng
    Ý nghĩa của việc phân loại tiền gửi:
    - Đối với các ngân hàng: việc phân chia nhiều loại tiền gửi khác nhau với đặc tính khác nhau của mỗi laoij tiền gửi nhằm giúp các ngân hàng nhận tiền gửi thu hút được nhiều người tham gia gửi tiền, bởi mục đích gửi tiền của người gửi tiền rất đa dạng, việc đưa ra nhiều loại tiền gửi khác nhau đó sẽ đáp ứng hết được mọi nhu cầu cảu khách hàng. Đồng thời để tạo điều kiện cho ngân hàng sử dụng vốn huy động bằng tiền gửi được một cách có hiệu quả và đảm bảo khả năng thanh toán, chi trả, duy trì độ an toàn chung cho hoạt động kinh doanh của các ngân hàng.
    - Đối với người gửi tiền: do mỗi loại tiền gửi có mỗi đặc tính riêng như: tiền gửi không kỳ hạn có thể rút ra bất cứ lúc nào điều đó tạo cho người gửi tiền sử dụng số tiền gửi một cách linh hoạt nhưng lại không hưởng lãi hoặc lãi quá ít, nên nó chỉ phù hợp với khách hàng có nhu cầu sử dụng tiền gửi linh hoạt, đáp ứng nhu cầu thanh toán. Còn tiền gửi có kỳ hạn thì phải tuân thủ theo kỳ hạn nhưng thường có lãi xuất cao. Chính vì thế mà khi có các loại tiền gửi khác nhau người gửi tiền có thể căn cứ vào mục đích, tính chất của việc gửi tiền, nguồn vốn của mình đẻ lựa chọn hình thức gửi thích hợp.
    - Đối với nhà nước: tính chất của từng loại tiền gửi khác nhau, mức độ rủi ro và đảm bảo khả năng thanh toán là khác nhau, đòi hỏi nhà nước trong quản lý phải có cơ chế kiểm soát thích hợp đảm bảo cho các ngân hàng huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn huy động bằng nhận tiền gửi, quyền lợi của các bên trong quan hệ gửi tiền, cũng như sự an toàn của hệ thống ngân hàng, bảo đảm sự ốn định của tiền gửi quốc gia và ổn định sự phát triển nền kinh tế.
    Có thể nói tính chất, đặc điểm của mỗi loại tiền gửi có ảnh hưởng chi phối đến nội dung điều chỉnh của pháp luật và mức độ quản lý, kiểm soát của nhà nước đối với mỗi loại tiền gửi mà các TCTD được phép huy động. Nhằm kiểm soát, hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các TCTD cũng như đảm bảo quyền lợi cho người gửi tiền.
    3. Các quy định về trách nhiệm, nghĩa vụ của TCTD trong việc huy động vốn bằng nhận tiền gửi.
    Trong quan hệ tiền gửi giữa TCTD và người gửi tiền về bản chất là quan hệ hợp đồng vay nợ đước các bên tự nguyện, bình đẳng thõa thuận cam kết thiết lập. Qua đó làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ đối với các bên. Pháp luật tôn trọng và bảo vệ các quyền và nghĩa vụ mà các bên cam kết. Các bên đều phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mình trong quan hệ hợp đồng đó. Tuy nhiên, do tính đặc thù của quan hệ tiền gửi mà pháp luật có những quy định cụ thể hơn về trách nhiệm của các TCTD trong huy động vốn bằng nhận tiền gửi như sau:
    Luật các TCTD co quy định về trách nhiệm và nghĩa vụ khái quát chung mà TCTD phải thực hiện trong hoạt động huy động vốn bằng nhận tiền gửi gồm:
    - Tham gia tổ chức bảo toàn hoặc bảo hiểm tiền gửi, mức bảo toàn hoặc bảo hiểm do Chính phủ quy định.
    -Tạo thuận lợi cho khách hàng, gửi và rút tiền theo yêu cầu; bảo đảm trả đầy đủ, đúng hạn gốc và lãi của mọi khoản tiền gửi.
    -Bảo đảm bí mất sổ dư tiền gửi của khách hàng, từ chối việc điều tra, phong tỏa, cầm giữ, trích chuyển tiền gửi mà không có sự đồng ý của khách hàng, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.-Thông báo công khai mức lãi suất tiền gửi.
    -TCTD có nhận tiền gửi phải mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng Nhà nước và duy trì tại đó sơ dư bình quân không thấp hơn mức dự trữ bắt buộc do Ngân hang Nhà nước quy định.-TCTD phải duy trì tỷ lệ bảo đảm an toàn như: Tỷ lệ bảo đảm khả năng chi trả; tỷ lệ an toàn tối thiểu; Tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng cho vay trung và dài hạn; ty lệ tối đã dư nợ cho vay so với sơ dư tiền gửi
    Trên cơ sở các quy định chung có tính nguyên tắc đó thì một loại các văn bản pháp quy đã được các cơ quan nhà nước ban hành để cụ thể hóa các quy định nêu trên.
    4.Những quy định của pháp luật về quản lý nhà nước đối với hoạt động huy động vốn bằng nhận tiền gửi:
    Pháp luật về quản lý nhà nước đối với hoạt động ngân hang nói chung và hoạt động huy động vón bằng nhận tiền gửi cảu các TCTD nói riêng được quy định khá chi tiết đầy đủ trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau. Trong đó quy định rõ các cơ quan có chức năng quản lý nhà nước, thẩm quyền quản lý nhà nước, nội dung quản lý nhà nước đối với hoạt động ngân hang nói chung và hoạt động huy động vốn bằng nhận tiền gửi nói riêng. Các quy định về quảnl ý nhà nước đối với hoạt động huy động vốn bằng nhận tiền gửi của các tổ chức tín dụng được thể hiện cụ thể trong các quy định về các điều kiện để được cấp giấy phép thành lập hoạt động đối với các TCTD; quy định giới hạn quyền được nhận tiền gửi đối với từng loại hình TCTD; quy định về các hạn chế nhằm đảm bảo an toàn trong kinh doanh Đặc biệt là các quy định trong quy chế kiểm soát đắc biệt đối với các TCTD mất khả năng chi trả, các quy định kề kiểm tra thanh tra và xử lý vi phạm trong huy động vốn bằng nhận tiền gửi. Quy định về quản lý nhà nước như vậy là khá chặt chẽ tuy nhiên còn tản mạn ở nhiều văn bản pháp luật và một số quy định chưa cụ thể hóa một cách rõ ràng.
    II.QUYỀN NĂNG NHẬN TIỀN GỬI ÁP DỤNG ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI.
    1.Quy định quyền huy động vốn bằng nhận tiền gửi đối với ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài trước khi Việt Nam gia nhập WTO:
    Các TCTD có quyền huy động vốn bằng nhận tiền gửi. Tuy nhiên không phải mọi TCTD đều có quyền huy động như nhau. Pháp luật có quy định giới hạn quyền huy động vốn bằng nhận tiền gửi đối với từng loại hình TCTD cho phù hợp với tính chất, đặc điểm của nó, nhằm đảm bảo an toàn cho các TCTD và quyền lợi cho người gửi tiền.
    Xét về góc độ lịch sử lập pháp: Trước khi Việt Nam gia nhập WTO pháp luật đã từng có quy định chung như sau:
    TCTD là ngân hàng được nhận tiền gửi của tổ chức, cá nhân và các TCTD khác dưới các hình thức tiền gửi không kì hạn, tiền gửi có kì hạn và các loại tiền gửi khác( pháp luật không giới hạn chủ thể gửi tiền và các loại tiền gửi được phép huy động).TCTD phi ngân hang được nhận tiền gửi có kỳ hạn từ 1 năm trở lên theo quy định của NHNN. Như vậy, TCTD phi ngân hàng không được huy động tiền gửi không kì hạn, tiền gửi có kỳ hạn dưới 1 năm (trừ trường hợp NHNN cho phép)Trước khi Việt Nam gia nhập WTO, việc cấp phép hoạt động cho các ngân hàng nước ngoài vào Việt Nam xuất phát từ nhu cầu phát triển kinh tế và thị trường tài chính của đất nước. Các chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ được phép thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng với các đối tượng và phạm vi quy định trong giấy phép hoạt động. Thời gian hoạt động đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài là không quá 20 năm; đối với các ngân hàng liên doanh, công ty tài chính liên doanh và 100% vốn nước ngoài tối đa là 50 năm, văn phòng đại diện tối đa là 5 năm.
    Quy định mức vốn pháp định của chi nhánh ngân hàng nước ngoài là 15 triệu USD, của ngân hàng liên doanh là 10 triệu USD. Ngân hàng nước ngoài được mở chi nhánh tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và không được mở chi nhánh phụ, không được mở các điểm giao dịch dưới bất kỳ hình thức nào ngoài trụ sở chính của mình, không được đặt văn phòng đại diện tại nơi đã được mở chi nhánh. Trong nghị định số 13/1999/NĐ-CP ngày 17 tháng 3 năm 1999 về tổ chức và hoạt động của TCTD nước ngoài, văn phòng đại diện của TCTD nước ngoài tại Việt Nam có quy định:
    - Chi nhành ngân hang nước ngoài được nhận tiền gửi có kì hạn và không kì hạn theo quy định của ngan hang nhà nước, không đươc nhận tiền gửi tiết kiệm dưới bất kì hình thức nào;
    - Ngân hang liên doanh được nhận tiền gửi có kì hạn và không kì hạn;
    - TCTD phi ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài( công ty cho thuê tài chính liên doanh, Công ty cho thuê tài chình 100% vốn nước ngoài) được nhận tiền gửi có kỳ hạn từ 1 năm trở lên không được phép nhận tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm.
    Trong nghiệp vụ huy động vốn, ngân hàng nước ngoài không được nhận tiền gửi tiết kiệm dưới bất kỳ hình thức nào, chỉ được nhận tiền gửi có kỳ hạn và không kỳ hạn theo quy định của NHNN Việt Nam là nhận tiền gửi không kỳ hạn bằng đồng Việt Nam của các thể nhân và pháp nhân không có quan hệ tín dụng tối đa 25%, đối với những khách hàng có quan hệ tín dụng bằng 100% so với mức vốn của ngân hàng nguyên xứ; nhận tiền gửi có kỳ hạn từ những tổ chức có quan hệ tín dụng không quá 50% vốn điều lệ. Ngoài ra, còn có các quy định hạn chế khác như: các chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được nhận thế chấp bằng quyền sử dụng đất; nước ngoài góp vốn không được quá 50% vốn điều lệ trong các ngân hàng liên doanh; một cổ đông nước ngoài không được góp quá 10% và tổng số vốn cổ phần của nước ngoài không quá 30% vốn điều lệ của một NHTM cổ phần Việt Nam. Những quy định mang tính hạn chế này cho thấy, mức độ mở cửa thị trường của Việt Nam còn rất hạn chế khi chưa gia nhập WTO.
    Với quy định trên của pháp luật về giới hạn quyền huy động vốn bằng nhận tiền gửi của các TCTD em có một số nhẫn xét sau:
    - Trước hết, Viêc pháp luật giới hạn quyền được nhân tiền gửi đối với từng loại hình TCTD là cần thiết, bởi mỗi loại tiền gửi có đặc tính khác nhau, mỗi loại hình TCTD có đặc thù riêng trong hoạt động kinh doanh của mình, việc cho phép từng loại hình TCTD được nhận tiền gửi nào xuất phát từ nhiều lý do khác nhau sao cho TCTD có thể hoạt dộng hiệu quả, phù hợp với tính chất hoạt động, phù hợp với quy mô, phạm vi hoạt dộng, phù hợp với điều kiện cơ sỏ vật chất, với trình dộ khả năng quản lý, Đồng thowifcugnx là để bảo vệ lợi ích của người gửi tiền, bảo đảm cho nhà nước quản lý và kiểm soát tốt được hoạt động kinh doanh cảu các ngân hang có vốn đầu tư nước ngoài.
    - Thứ hai, với các quy định về quyền nhận tiền gửi đối với loại hình ngân hàng có vốn nước ngoài trong pháp luật hiện hành ở nước ta hiện nay theo em là không đảm bảo đầy đủ tính khoa học , tính có căn cứ và chưa chuẩn mực.
    - Có thể thấy, pháp luật về huy động vốn bằng nhận tiền gửi có tình trạng “ trên buông, dưới thắt” hạn chế quyền của TCTD được văn bản có hiệu lực cao hơn quy định. Cụ thể, như đối với ngân hang liên doanh trong luật TCTD quy định TCTd là ngân hang được nhận các loại tiền gửi. Nhưng trong thực tiễn thì Nghị định số 13/1999/NĐ-CP đã từng quy định ngan hang liên doanh chỉ được nhận tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn. Vậy, câu hỏi đặt ra là đối với ngân hang liên doanh có được nhận tiền gửi tiết kiệm và các loại tiền gửi khác không, ngoài tiền gửi có kỳ hạn và không kỳ hạn được thực hiện mà pháp luật đã quy định? Thậm chí sau khi luật các TCTD có hiệu lực, Thống đốc Ngân hang nhà nước có ban hành Quyết định số 415/1998/ QĐ-NHNN5 về việc sửa đổi nội dung hoạt động của ngân hang liên doanh tại Việt Nam trong đó quy định: “ Ngân hàng liên doanh hoạt động tại Việt Nam được phép nhận tiền gứi không kỳ hạn bằn đồng Việt Nam của cá nhân là người Việt Nam và pháp nhân là tổ chức Việt Nam không có quan hệ tín dụng với ngân hàng tối đa bằng 100% vốn điều lệ của ngân hang liên doanh, và nhận tiền gửi có kỳ hạn bằng đồng Việt Nam của đối tượng khách hàng này tối đa bằng 50 % vốn điều lệ của Ngân hàng liên doanh”. Quyết định này vẫn được thực thi ngay cả sau khi có nghị định số 13/1999/NĐ-CP có hiệu lực thi hành. Mãi sau này, Thống đốc ngan hàng nhà nước đã ban hành Quyết định sơ 424/1999/QĐ-NHNN5 ngày 30 tháng 11 năm 1999 quy định: huy bỏ các hạn chế nhận tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn bằng đồng Việt Nam của cá nhân là người Việt Nam và pháp nhân là tổ chức Việt Nam đối với Ngân hàng liên doanh tại Việt Nam, quy định tại Điều 1 Quyết định số 415/1998/ QĐ-NHNN5 của Thống đốc ngân hàng nhà nước.
    - Tiếp theo đó, Pháp luật huy động vốn bằng nhận tiền gửi của các Ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài còn phân biệt đối xử không đảm bảo tính bình đẵng trong kinh doanh và không phù hợp với luật pháp quốc tế. Điều này thể hiện rõ trong quy định về quyền nhận tiền gửi của chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam và ngân hang liên doanh. Chi nhánh ngân hang nước ngoài là một bộ phận của ngân hang nước ngoài tại Việt Nam lại không có được quyền huy động vốn bằng nhận tiền gửi giống các ngân hàng khác (không được nhận tiền gửi tiết kiệm dưới bất kỳ hình thức nào). Ngân hàng liên doanh cũng quy định không rõ là có được nhận tiền gửi tiết kiệm và các loại tiền gửi khác hay không ?
    -Mặt khác, Quy định của pháp luật hiện hành về quyền huy động voosbn bằng nhận tiền gửi của Ngân hàng có vốn đẩu tư nước ngoài còn không rõ rang, thiếu một chuẩn mực chung. Pháp luật vủa có “quy định cho” lại vừa có “quy định cấm” cách quy định này thực tế lại thiếu rõ rang không chuẩn mực và lại tạo ra những khoảng trống nhất định. Vậy có loại tiền gửi mà pháp luật “không cho, không cấm” thì những TCTD trên có được thực hiện không?. Theo quan điểm của chúng tôi đẻ phù hợp với xu hướng chung của pháp luật điều chỉnh các quan hệ kinh tế trong nền kinh tế thị trương thì áp dụng nguyên tắc “các tổ chức kinh tế, người dân được làm những gì mà pháp luật không cấm”. Trong các quy định của pháp luật chỉ quy định nội dung cấm là đủ vủa ngán gọn, chính xác và rõ rang mà không cần phapir có quá nhiều quy định hướng dẫn thi hành chi tiêt.
    -Thêm vào đó, pháp luật quy định về quyền nhận tiền gửi của các ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài còn chồng chéo nhau. Ngay trong quy định về quyền nhận tiền gửi đã không hoàn toàn đồng nhất trong các văn bản pháp luật, việc xác định căn cứ nào còn gây nhiều tranh cãi, bởi các văn bản hiệu lực thì ngang nhau và đều là văn bản chuyên ngành. Điều này cho thấy pháp luật về nhân tiền gửi nói riêng và pháp luật về ngân hang noi chung ở nươc ta còn chồng chéo nhau, thậm chí đã có lúc mâu thuẫn nhau nhưng vẫn thiếu quy định cần thiết, vẫn khó cho việc vận dụng vào thực tiễn.
    2.Quy định quyền huy động vốn bằng nhận tiền gửi đối với ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài sau Việt Nam khi gia nhập WTO:
    Sau khi Việt Nam chính thức là thành viên của WTO thì việc mở cửa trong lĩnh vực ngân hàng đã sâu rộng hơn nhiều so với trước đây do Việt Nam phải thực hiện các cam kết trong quá trình hội nhập.
    Về tổng thể, các cam kết gia nhập WTO của Việt Nam trong lĩnh vực ngân hàng đã cho phép các TCTD nước ngoài được hiện diện ở Việt Nam dưới nhiều hình thức khác nhau, mở rộng phạm vi và loại hình cung cấp các dịch vụ ngân hàng, tạo ra một sân chơi bình đẳng cho các ngân hàng.
    Về hình thức hiện diện của TCTD nước ngoài tại Việt Nam, theo cam kết gia nhập WTO, từ 01/4/2007, ngoài hình thức văn phòng đại diện, chi nhánh, ngân hàng liên doanh, các TCTD nước ngoài sẽ được phép thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam. Tuy nhiên, yêu cầu về tổng tài sản có đối với TCTD muốn thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam cũng được đưa ra nhằm thu hút các ngân hàng lớn vào hoạt động tại thị trường Việt Nam, cam kết này đã được thể chế hóa tại Nghị định số 22/2006/NĐ-CP ngày 28/2/2006 về tổ chức hoạt động của chi nhánh ngân hàn nước ngoài, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, văn phòng đại diên của tổ chức tín dụng nước ngoài tại Việt Nam
    Thực tế cho thấy, ngành Ngân hàng đã có nhiều nỗ lực cải cách đáng kể theo hướng thị trường và mở cửa khu vực dịch vụ tài chính – ngân hàng trước yêu cầu phát triển kinh tế trong nước và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế. Điều 3 Nghị định số 22/2006/NĐ-CP. Các ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài được hoạt động ở Việt Nam được tô chức dưới các hình thức sau: “1. Ngân hàng nước ngoài được phép hoạt động tại Việt Nam dưới các hình thức tổ chức sau đây:a) Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài;b) Ngân hàng liên doanh;c) Ngân hàng 100% vốn nước ngoài.”Mặt khác, theo Điều 4 của nghị định 22/2006/NĐ-CP thì Quyền lợi và nghĩa vụ của Chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, văn phòng đại diện tổ chức tín dụng nước ngoài và người làm việc tại các tổ chức này được bảo hộ các quyền, lợi ích hợp pháp và có nghĩa vụ tuân thủ pháp luật Việt Nam
    Cụ thể là, để mở một chi nhánh của NHTM nước ngoài tại Việt Nam, ngân hàng mẹ phải có tổng tài sản hơn 20 tỷ USD vào cuối năm trước thời điểm xin mở chi nhánh; đối với việc thành lập ngân hàng liên doanh hoặc ngân hàng 100% vốn nước ngoài là 10 tỷ USD; đối với mở công ty tài chính 100% vốn nước ngoài và công ty cho thuê tài chính liên doanh, TCTD nước ngoài phải có tổng tài sản hơn 10 tỷ USD vào cuối năm trước thời điểm xin phép mở. Ngoài ra, về thời gian hoạt động cũng được nâng lên tối đa không quá 99 năm (thời hạn này trước đây là 20 năm).Về phạm vi hoạt động và loại hình dịch vụ ngân hàng, các TCTD nước ngoài hoạt động tại Việt Nam được cung cấp hầu hết các loại hình dịch vụ ngân hàng như: cho vay, nhận tiền gửi, cho thuê tài chính, kinh doanh ngoại tệ, các công cụ thị trường tiền tệ, các công cụ tài chính phái sinh, môi giới tiền tệ, quản lý tài sản, cung cấp dịch vụ thanh toán, tư vấn và thông tin tài chính
    Đối với hoạt động nhận tiền gửi, quy định trong nộ dung hoạt động của từng loại hình ngân hàng cụ thể. Theo quy định của Luật các TCTD 2010 theo Điều 8 thì Ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài là loại hình ngân hàng thương mại
    Trong nghị định Nghị định số 22/2006/NĐ-CP Tại Điều 50 Nội dung hoạt động Ngân hàng liên doanh “Ngân hàng liên doanh được thực hiện các nghiệp vụ hoạt động của loại hình ngân hàng thương mại, ngân hàng phát triển, ngân hàng đầu tư, hoặc của các loại hình ngân hàng khác theo quy định của Luật các Tổ chức tín dụng, các quy định của pháp luật về hoạt động của loại hình ngân hàng đó. Ngân hàng Nhà nước quy định cụ thể về loại hình và nội dung hoạt động trong Giấy phép cấp cho ngân hàng liên doanh căn cứ theo các quy định của Luật các Tổ chức tín dụng và các quy định có liên quan của pháp luật Việt Nam.” Nội dung hoạt động Ngân hàng 100% vốn nước ngoài được thực hiện theo Điều 57 Nghị định số 22/2006/NĐ-CP Tại Điều 50 các nghiệp vụ hoạt động của loại hình ngân hàng thương mại, ngân hàng phát triển, ngân hàng đầu tư, hoặc của các loại hình ngân hàng khác theo quy định của Luật các Tổ chức tín dụng, các quy định của pháp luật về hoạt động của loại hình ngân hàng đó. Ngân hàng Nhà nước quy định cụ thể về loại hình và nội dung hoạt động trong Giấy phép cấp cho ngân hàng 100% vốn nước ngoài căn cứ theo các quy định của Luật các Tổ chức tín dụng và các quy định có liên quan của pháp luật Việt Nam.
    Đới chiếu theo Điều 98 về Hoạt động ngân hàng của ngân hàng thương mại quy định các hoạt động“1. Nhận tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các loại tiền gửi khác.2. Phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu để huy động vốn trong nước và nước ngoài.”. Như vậy ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài cũng được thực hiện nhận tiền gửi như hoạt động của ngân hàng thương mại theo quy định tại khoản1Điều 98 Luật các TCTD 2010 và Ngân hàng Nhà nước quy định cụ thể về loại hình và nội dung hoạt động trong Giấy phép cấp cho ngân hàng 100% vốn nước ngoài và ngân hàng liên doanh và các quy định có liên quan của pháp luật Việt Nam.
    Theo quy định tại Điều 39 Nghị định số 22/2006/NĐ-CP. Nội dung hoạt động của chi nhánh ngân hàng nước ngoài “1. Chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thực hiện các nghiệp vụ hoạt động của loại hình ngân hàng thương mại, ngân hàng phát triển, ngân hàng đầu tư, hoặc của các loại hình ngân hàng khác theo quy định của Luật các Tổ chức tín dụng, các quy định của pháp luật về hoạt động của loại hình ngân hàng đó.2. Ngân hàng Nhà nước quy định cụ thể về loại hình và nội dung hoạt động trong Giấy phép cấp cho chi nhánh ngân hàng nước ngoài căn cứ theo các quy định của Luật các Tổ chức tín dụng, phù hợp với quy mô, loại hình, lĩnh vực hoạt động của ngân hàng mẹ. Chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam không được thực hiện các nghiệp vụ mà chính ngân hàng mẹ cũng không được thực hiện theo quy định của nước nguyên xứ.” Theo cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO về ngân hàng- chứng khoán thì chi nhanh ngân hang nước ngoài tại Việt Nam bị hạn chế trong việc nhận tiền gửi bằng Đồng Việt Nam từ các thể nhân Việt Nam mà ngân hàng không có quan hệ tín dụng theo mức vốn mà ngân hàng mẹ cấp cho chi nhánh như sau:
    Từ 1/1/2007: 650% vốn pháp định được cấp; Từ 1/1/2008: 800% vốn pháp định được cấp; Từ 1/1/2009: 900% vốn pháp định được cấp; Từ 1/1/2010: 100% vốn pháp định được cấp; Từ 1/1/2011: được nhận tiền gửi bằng Đồng Việt Nam ở mức tương tự các ngân hàng Việt Nam.(Trích Biểu cam kết cụ thể về dịch vụ. Danh mục miễn trừ Tối huệ quốc theo Điều II)
    Theo đó, các chi nhánh ngân hàng nước ngoài được nhận tiền gửi VND không giới hạn từ các pháp nhân, và lộ trình huy động tiền gửi từ thể nhân Việt Nam sẽ được nới lỏng trong vòng 5 năm kể từ ngày 1/1/2007 ở mức tối đa là 650% vốn pháp định của ngân hàng, tiến tới đối xử quốc gia đầy đủ vào năm 2011. Các chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được mở các điểm giao dịch ngoài trụ sở chi nhánh nhưng được phép lắp đặt và vận hành các máy giao dịch tự động (ATM) và phát hành thẻ tín dụng như các ngân hàng trong nước.
    Đặc biệt, Các ngân hàng nước ngoài bắt đầu được huy động tiền gửi bằng VND - một quyền lợi mới khi Việt Nam thực hiện cam kết gia nhập WTO. Lộ trình mở cửa của hệ thống ngân hàng Việt Nam để gia nhập WTO đã chính thức tiến đến mức thực hiện đối xử quốc gia (NT) giữa các ngân hàng nội địa và ngân hàng nước ngoài (đối xử NT quy định phải dành cho hàng hoá, dịch vụ và doanh nghiệp nước ngoài sự đối xử bình đẳng như dành cho hàng hoá, dịch vụ và doanh nghiệp trong nước)
    Ngân hàng Nhà nước vừa có công văn số 1210/NHNN-CNH hướng dẫn các chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam nhận tiền gửi bằng đồng Việt Nam (VND).Theo công văn trên, các chi nhánh Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam được nhận tiền gửi VND từ các thể nhân Việt Nam mà ngân hàng không có quan hệ tín dụng theo tỷ lệ trên mức vốn được cấp của chi nhánh với mức tiền gửi tối đa và theo lộ trình.
    Cụ thể: từ ngày 1/1/2007, tỷ lệ được huy động là 650% vốn được cấp; từ ngày 1/1/2008 là 800% vốn được cấp; từ ngày 1/1/2009: 900% vốn được cấp; từ ngày 1/1/2010: 1000% vốn được cấp và sau ngày 1/1/2011 sẽ được đối xử quốc gia đầy đủ.Theo Ngân hàng Nhà nước, cơ chế và lộ trình trên là nhằm thực hiện các cam kết về dịch vụ ngân hàng tại Biểu cam kết về dịch vụ trong bộ văn kiện gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) của Việt Nam. Cụ thể, từ 1-1-2011, chi nhánh ngân hàng nước ngoài sẽ được đối xử bình đẳng quốc gia theo cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO. Do đó, các chi nhánh ngân hàng nước ngoài cũng phải bình đẳng như các ngân hàng thương mại trong nước trong việc áp dụng các giới hạn về cấp tín dụng và bảo lãnh. Sức ép cạnh tranh từ khối ngân hàng nước ngoài sẽ rất lớn, bởi kể từ ngày 1-1-2011, các ngân hàng nước ngoài sẽ được nhận tiền gửi bằng đồng Việt Nam từ các cá nhân Việt Nam mà ngân hàng không có quan hệ tín dụng, không còn bị hạn chế theo tỷ lệ trên mức vốn được cấp của chi nhánh.
    Trong điều kiện hiện nay, hệ thống thể chế về tiền tệ và hoạt động ngân hàng đang được tập trung hoàn thiện. Đặc biệt từ 1-1-2011, Luật Các Tổ chức tín dụng (sửa đổi) và Luật Ngân hàng Nhà nước bắt đầu có hiệu lực. Trong đó, thẩm quyền và tính tự chủ của NHNN trong việc chủ động, linh hoạt sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ đã được xác định rõ ràng. Luật NHNN sửa đổi cũng xác định rõ thẩm quyền của NHNN trong việc giám sát an toàn hoạt động của các TCTD thông qua hai hoạt động giám sát và thanh tra, cùng với việc thành lập Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng thuộc NHNN nhằm đảm bảo sự quản lý chặt chẽ hơn đối với hệ thống TCTD và an toàn hệ thống ngân hàng, có khả năng chống đỡ kịp thời những biến động kinh tế khó lường từ bên ngoài trong xu thế toàn cầu hóa. Luật các TCTD năm 2010 đã có nhiều qui định nhằm nâng cao mức độ an toàn trong hoạt động của TCTD trên cơ sở quán triệt quan điểm: TCTD là doanh nghiệp đặc biệt, cần được quản lý một cách đặc biệt và tiếp cận sát với thông lệ quốc tế về các yêu cầu bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng.
    Sau khi ban hành Luật các TCTD mới, các văn bản pháp lý về hoạt động ngân hàng cũng được xem xét để điều chỉnh, các qui định an toàn đối với các TCTD được điều chỉnh theo hướng phù hợp dần với các nguyên tắc và chuẩn mực quốc tế, nổi bật là Thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/5/2010 và Thông tư số 19/2010/TT-NHNN ngày 27/9/2010 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 13. Điểm quan trọng trong Thông tư 13 này là, nâng tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu giữa vốn tự có so với tổng tài sản “có” rủi ro từ 8% (theo quyết định 457/2005/QĐ-NHNN) lên 9%. Thông tư này có vai trò hết sức quan trọng trong việc tăng cường tính an toàn trong hoạt động của các TCTD nói riêng và hệ thống ngân hàng Việt Nam nói chung, triệt để thực hiện các qui định basel.

    III.THỰC TIỄN HOẠT ĐÔNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG CÓ VỐN ĐÀU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM:




    Mục lục:
    LỜI MỞ ĐẦU

    2.MỤC ĐÍCH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    1.LÝ DO CHON ĐỀ TÀI:
    PHẦN NỘI DUNG
    I.CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ HUY ĐỘNG VỐN BẰNG NHẬN TIỀN GỬI CỦA CÁC TCTD:
    1.Các quy phạm pháp luật về huy động vốn bằng nhận tiền gửi của các TCTD.
    2.Các quy định về loại tiền gửi mà TCTD được phép huy động:
    3. Các quy định về trách nhiệm, nghĩa vụ của TCTD trong việc huy động vốn bằng nhận tiền gửi.
    4.Những quy định của pháp luật về quản lý nhà nước đối với hoạt động huy động vốn bằng nhận tiền gửi:
    1.Quy định quyền huy động vốn bằng nhận tiền gửi đối với ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài trước khi Việt Nam gia nhập WTO:
    II.QUYỀN NĂNG NHẬN TIỀN GỬI ÁP DỤNG ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI.
    2.Quy định quyền huy động vốn bằng nhận tiền gửi đối với ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài sau Việt Nam khi gia nhập WTO:
    III.THỰC TIỄN HOẠT ĐÔNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG CÓ VỐN ĐÀU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM:
    IV. NHẬN ĐỊNH, PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ HUY ĐỘNG VỐN BẰNG NHẬN TIỀN GỬI CỦA CÁC NGÂN HÀNG CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI:
    1.Nhận định hoạt động nhận tiền gửi của ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài
    2.Kiến nghị những định hướng cơ bản trong việc hoàn thiện pháp luật về quyền năng nhận tiền gửi áp dụng với ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài.
    3.Kiến nghị những biện pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về về quyền năng nhận tiền gửi áp dụng vơi ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài.
    KẾT LUẬN
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...