Tiến Sĩ Xác định quan hệ tố chất sức mạnh với kỹ thuật nhảy phát bóng, nhảy chuyền bóng trong bóng chuyền

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 19/9/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Bóng chuyền là một môn thể thao phát triển nhanh và rộng rãi ở nước ta, là một môn thể thao có tính hấp dẫn cao với các hoạt động kỹ - chiến thuật biến hoá đa dạng đã thu hút rất nhiều người tham gia tập luyện và thi đấu. Tập luyện và thi đấu bóng chuyền không những có tác dụng phát triển thể chất, củng cố nâng cao sức khoẻ, mà bóng chuyền đỉnh cao còn tạo cho VĐV có tính tập thể, tinh thần đoàn kết, giáo dục, rèn luyện cho VĐV những phẩm chất đạo đức và ý chí, góp phần vào việc giáo dục, phát triển con người toàn diện.
    Trong lĩnh vực GDTC trường học, cũng như trong lĩnh vực TDTT quần chúng, bóng chuyền được phát triển ở hầu hết các địa phương trong cả nước, được đông đảo quần chúng nhân dân tham gia tập luyện; đồng thời bóng chuyền đã trở thành môn học chính thức trong chương trình GDTC tự chọn tại các trường THPT, Đại học, Cao đẳng và THCN, hàng năm đều có các giải thi đấu môn bóng chuyền của học sinh, sinh viên toàn quốc, là môn thi đấu chính thức tại Hội khoẻ Phù Đổng toàn quốc, cũng như Hội thi nghiệp vụ sư phạm toàn quốc do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức.
    Về thể thao thành tích cao, bóng chuyền Việt Nam được đánh giá là có sự tiến bộ vượt bậc so với những năm trước đây. Vừa qua, đội tuyển bóng chuyền nam Việt Nam đã giành được thứ hạng nhất định trong khu vực. Hiện nay bóng chuyền hiện đại thế giới đã phát triển mạnh theo xu hướng toàn diện: Cao, nhanh, mạnh, linh hoạt thể hiện trên tất cả kỹ thuật của bóng chuyền, từ mở đầu là phát bóng, đệm bóng, chuyền bóng, cuối cùng là đập bóng. Bóng chuyền hiện đại phải khống chế tầm cao trên không bằng tiếp xúc bóng nhanh. Có thể nói, nhảy phát bóng và nhảy chuyền bóng kết hợp với hoạt động đập bóng là biện pháp chính để giành điểm, là mặt đối lập của phòng thủ (đỡ phát bóng, đỡ đập bóng, chắn bóng .) luôn là mặt chính tạo ra sự mất cân bằng giữa tấn công và phòng thủ. Tấn công là mặt chính yếu, thúc đẩy toàn bộ kỹ thuật bóng chuyền phát triển. Trong bóng chuyền, từ kỹ thuật phát bóng, di chuyển trong phòng thủ, di chuyển trong chuyền hai, di chuyển trong chắn bóng đến các kỹ thuật khác đều thể hiện nổi trội tố chất, năng lực sức mạnh mà rõ nhất là nhảy phát bóng và nhảy chuyền bóng, các huấn luyện viên khi huấn luyện đã tăng cường các bài tập kỹ thuật và thể lực toàn diện hơn như sức mạnh nhằm nâng cao trình độ kỹ thuật toàn diện, biến hóa nhiều trên cơ sở tâm lý ổn định. Muốn có sức tấn công nhanh, mạnh, biến hóa thì sức mạnh là yếu tố quyết định để vượt lên trên đối phương giành chiến thắng.
    Thực tế của công tác giảng dạy - huấn luyện bóng chuyền hiện nay cho thấy, một trong những xu thế rõ nhất của bóng chuyền hiện đại là tấn công chiếm ưu thế hơn phòng thủ, đồng thời xu hướng phát triển bóng chuyền hiện đại là: Toàn diện, nhanh, cao, biến. Về mặt kỹ, chiến thuật - khâu thể hiện chính tính đối kháng trong thi đấu nhằm được điểm nhiều hơn và đối phương được điểm ít hơn, nên việc nghiên cứu các kỹ thuật thuộc hai phạm trù tấn công và phòng thủ là một trọng điểm trong phát triển bóng chuyền hiện đại. Thực tế quá trình phát triển của bóng chuyền cho thấy: Kỹ thuật luôn là một khâu then chốt để thực hiện mục tiêu chiến thuật nhằm giải quyết quy luật được mất điểm trên cơ sở tố chất thể lực và hình thái cơ thể tốt. Nói một cách khác, kỹ thuật là khâu xuyên suốt để hợp đồng trực tiếp giữa các thành viên trong đội để chiến thuật biến hoá trên cơ sở kỹ thuật điêu luyện trong đó kỹ thuật tấn công làm trung tâm, gồm các kỹ thuật nhảy phát bóng, nhảy chuyền bóng, đập bóng .
    Hoàn thiện kỹ - chiến thuật tấn công trong bóng chuyền hiện đại là nhờ nâng cao khả năng phối hợp tấn công nhanh với tín hiệu, xu thế trong tấn công là giãn vị trí tấn công ra xa lưới, phối hợp nhanh, biến hoá ở vị trí số 3, hơn nữa tấn công từ tuyến hai ngày càng được sử dụng rộng rãi. Lối đánh tốc độ và bất ngờ kết hợp với động tác giả như: Nhảy phát bóng, nhảy chuyền bóng, chạy lên đập giả, nhảy giả, đập bóng bằng bật nhảy một chân đã được sử dụng nhiều và mang lại hiệu quả cao. Trong thi đấu, các pha phản công liên tục, tối đa, có hiệu quả đã tạo áp lực lâu dài lên đối phương. Cho đến nay, nhảy phát bóng và nhảy chuyền bóng được coi là một trong những kỹ thuật tấn công rất có hiệu quả, với việc thay đổi luật thi đấu gần đây cho phép phát bóng chạm lưới, nên các VĐV đã chú trọng rất nhiều đến chiến thuật phát bóng, chuyền bóng. Những pha phát bóng luôn với mục đích phá vỡ chiến thuật tấn công của đối phương, thậm chí nếu chiến thuật phát bóng tốt sẽ giành được điểm trực tiếp [28], [36].
    Mặt khác, bóng chuyền hiện đại đòi hỏi các VĐV phải có một thể lực tốt, khả năng phối hợp tấn công biến hoá, đa dạng. Hơn nữa, hiện nay trong thi đấu bóng chuyền đã có VĐV libero chuyên về phòng thủ, do đó cần thiết phải có một sự phối hợp chiến thuật thi đấu tốt đặc biệt là chiến thuật phát bóng tốt mới đem lại hiệu quả cao trong thi đấu. Một trong những yếu tố được xác định có mối quan hệ mật thiết đối với các kỹ - chiến thuật bóng chuyền hiện đại đó là tố chất thể lực, đặc biệt là tố chất sức mạnh. Việc xác định được mối quan hệ ảnh hưởng giữa tố chất sức mạnh với các kỹ - chiến thuật như nhảy phát bóng, nhảy chuyền bóng sẽ là cơ sở để các giáo viên, HLV làm căn cứ điều chỉnh quá trình giảng dạy, huấn luyện kỹ - chiến thuật nhằm nâng cao hiệu quả trong tập luyện và thi đấu. Nhưng tiếc rằng đến nay, vấn đề này vẫn chưa được các nhà chuyên môn quan tâm nghiên cứu một cách đầy đủ.
    Ở Việt Nam, các nghiên cứu về vấn đề giảng dạy - huấn luyện kỹ, chiến thuật và thể lực chuyên môn cho sinh viên, VĐV bóng chuyền đã thu hút sự chú ý quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học TDTT, các nhà nghiên cứu, các nhà giáo dục chuyên môn ở nhiều lĩnh vực khác nhau như: Đinh Văn Lẫm (1994, 1999) [28], [29]; Ngô Trung Lượng, Phan Hồng Minh (1965) [32]; Phan Hồng Minh, Nguyễn Thành Lâm, Trần Đức Phấn (1997) [35], [36]; Trần Hùng (2007) [31]; Phạm Thế Vượng (2008) [83]; Lê Trí Trường (2012) [77] . Kết quả nghiên cứu của các công trình này đã đưa ra được hệ thống các bài tập huấn luyện kỹ thuật đập bóng cũng như hệ thống các bài tập huấn luyện tâm lý, thể lực chuyên môn cho sinh viên, VĐV bóng chuyền.
    Có thể khẳng định, các kết quả nghiên cứu trên, dù ở lĩnh vực này hay ở lĩnh vực khác tuy chưa nhiều, song chúng là cơ sở ban đầu hết sức đáng quý cả về mặt tư liệu lẫn về mặt định hướng, và về phương pháp nghiên cứu đối với đối tượng chủ yếu trong giảng dạy - huấn luyện kỹ chiến thuật, tố chất thể lực chuyên môn cho VĐV các đội tuyển cũng như sinh viên chuyên sâu các trường Đại học TDTT.
    Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, nhằm mục đích phát triển tố chất thể lực và kỹ thuật chuyên môn cho sinh viên chuyên sâu bóng chuyền, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy môn học bóng chuyền cho sinh viên chuyên sâu ngành sư phạm thể dục trường Đại học TDTT Bắc Ninh, từng bước nâng cao hiệu quả công tác giảng dạy - học tập trong nhà trường, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
    “XÁC ĐỊNH QUAN HỆ TỐ CHẤT SỨC MẠNH VỚI KỸ THUẬT NHẢY PHÁT BÓNG, NHẢY CHUYỀN BÓNG TRONG BÓNG CHUYỀN”
    Mục đích nghiên cứu:
    Trên cơ sở phân tích tổng hợp tài liệu, sử dụng các trang thiết bị quan trắc video vào nghiên cứu kỹ thuật trên các đối tượng sinh viên, VĐV bóng chuyền, luận án tiến hành xác định đặc điểm và mối tương quan giữa tố chất sức mạnh chuyên môn với kỹ thuật nhảy phát bóng, nhảy chuyền bóng trong bóng chuyền, trên cơ sở đó hệ thống hóa các bài tập phát triển tố chất sức mạnh chuyên môn đối với mối tương quan giữa sức mạnh và kỹ thuật nhảy phát bóng, nhảy chuyền bóng cho sinh viên chuyên sâu bóng chuyền.
    Mục tiêu nghiên cứu:
    Đề đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, luận án thực hiện các mục tiêu nghiên cứu sau:
    Mục tiêu 1: Xác định đặc điểm sinh cơ học và mối quan hệ giữa tố chất sức mạnh với kỹ thuật nhảy phát bóng, nhảy chuyền bóng trong bóng chuyền.
    Mục tiêu 2: Hệ thống hóa và xác định hiệu quả các bài tập phát triển sức mạnh của kỹ thuật nhảy phát bóng và nhảy chuyền bóng trong bóng chuyền.
    Giả thuyết khoa học của luận án:
    Giả thuyết xác định rằng, nếu mối quan hệ giữa tố chất sức mạnh chuyên môn với kỹ thuật nhảy phát bóng, nhảy chuyền bóng được xác định là mối tương quan mạnh và thuận chiều thì hệ thống các bài tập phát triển sức mạnh mà luận án nghiên cứu sẽ đem lại hiệu quả ứng dụng đối với mối tương quan giữa sức mạnh chuyên môn và hai kỹ thuật nhảy phát bóng, nhảy chuyền bóng. Đồng thời mối quan hệ ảnh hưởng này sẽ là cơ sở để các HLV, các giáo viên làm căn cứ góp phần nâng cao hiệu quả kỹ thuật nhảy phát bóng, nhảy chuyền bóng luyện trong quá trình giảng dạy - huấn luyện cho sinh viên, VĐV bóng chuyền.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...