Thạc Sĩ Xác định quan hệ giữa trình độ thể lực với mức độ phát dục cơ thể của VĐV bơi lội 12-14 tuổi

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 12/11/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU 1
    Chương 1. 4
    TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4
    1.1. Trình độ thể lực và vai trò của trình độ phát triển thể lực trong tuyển chọn và huấn luyện thể thao. 4
    1.1.1. Các khái niệm cơ bản. 4
    1.1.2. Khái niệm về tố chất thể lực. 5
    1.1.3. Vai trò của trình độ thể lực trong tuyển chọn và huấn luyện VĐV bơi lội 6
    1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới trình độ phát triển thể lực của VĐV bơi lội 7
    1.2. Đặc điểm hoạt động thể lực và đặc điểm phát triển các tố chất thể lực của thiến niên thời kỳ phát dục. 9
    1.2.1. Đặc điểm hoạt động thể lực trong môn bơi lội 9
    1.2.2. Đặc điểm phát triển thể lực chung của thiếu niên. 11
    1.2.3. Đặc điểm phát triển các tố chất thể lực chuyên môn của VĐV bơi lội thiếu niên 19
    1.3. Mức độ phát dục và vai trò của phát dục trong tuyển chọn VĐV thể thao 23
    1.3.1. Các khái niệm cơ bản. 23
    1.3.2. Mục đích, ý nghĩa và vai trò của việc đánh giá mức độ phát dục trong tuyển chọn VĐV thể thao. 26
    1.4. Loại hình phát dục và đặc điểm của các loại hình phát dục. 28
    1.4.1. Loại hình phát dục. 28
    1.4.2. Đặc điểm loại hình phát dục. 29
    1.4.3. Mức độ phát dục. 32
    1.5. Các yếu tố ảnh hưởng mức độ phát dục của VĐV thể thao. 39
    1.6. Các phương pháp cơ bản trong việc xác định thời gian khởi đầu và thời gian duy trì cao trào phát dục của thiếu niên. 40
    1.6.1. Phương pháp xác định thời gian khởi đầu của thời kỳ phát dục. 40
    1.6.2. Phương pháp xác định thời gian duy trì cao trào phát dục thanh xuân 41
    1.7. Tuổi xương và ứng dụng của tuổi xương trong việc đánh giá mức độ phát dục của thiếu niên. 45
    1.7.1. Khái niệm tuổi xương. 45
    1.7.2. Nguyên lý kiểm tra đánh giá tuổi xương. 45
    1.7.3. Phương pháp phán đoán tuổi xương. 46
    1.7.4. Phim chuẩn G-P và đặc điểm Phim chuẩn G-P của các tuổi xương khác nhau 47
    1.8.1. Các công trình nghiên cứu cơ bản trong đánh giá mức độ phát dục của thiếu niên nhi đồng. 51
    1.8.2. Các công trình nghiên cứu ứng dụng tuổi xương để điều tra thực trạng mức độ phát dục của thiếu niên. 53
    1.8.3. Các công trình nghiên cứu thực trạng mức độ phát dục của thiếu niên 54
    Chương 2. 58
    ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 58
    2.1. Đối tượng nghiên cứu. 58
    2.2. Phương pháp nghiên cứu. 58
    2.2.1. Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu. 58
    2.2.2. Phương pháp phỏng vấn bằng phiếu hỏi 59
    2.2.3. Phương pháp quan sát sư phạm 59
    2.2.4. Phương pháp kiểm tra sư phạm 60
    2.2.5. Phương pháp kiểm tra y sinh. 64
    2.2.6 Phương pháp toán học thống kê. 66
    2.3. Tổ chức nghiên cứu. 67
    2.3.1. Thời gian nghiên cứu. 67
    2.3.2. Địa điểm nghiên cứu. 67
    Chương 3. 68
    KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 68
    3.1. Kết quả lựa chọn các phương pháp, chỉ tiêu đánh giá trình độ phát triển thể lực và mức độ phát dục cơ thể của VĐV bơi lội 68
    3.1.1. Kết quả lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá trình độ phát triển thể lực của VĐV bơi lội lứa tuổi 12 – 14. 68
    3.1.2. Kết quả lựa chọn phương pháp đánh giá mức độ phát dục cơ thể của VĐV bơi lội 12 – 14 tuổi 75
    3.1.3 Bàn luận. 79
    3.2. Thực trạng trình độ thể lực và mức độ phát dục của VĐV bơi lội 12-14 tuổi 82
    3.2.1. Thực trạng trình độ thể lực chung của VĐV bơi lội 12 – 14 tuổi 82
    3.2.2. Thực trạng mức độ phát dục của VĐV bơi lội nữ lứa tuổi 12-14. 91
    3.2.3. Kết quả kiểm tra mức độ phát dục của VĐV bơi lội nam lứa tuổi 12-14 98
    3.2.4. Bàn luận. 102
    3.3. Xác định quan hệ giữa trình độ phát triển thể lực với mức độ phát dục cơ thể của VĐV bơi lội 12 – 14 tuổi 106
    3.3.1. Lựa chọn chỉ tiêu có tính đại diện cho các biến số X và Y 106
    3.3.2. Các kết quả xác định quan hệ giữa trình độ phát triển thể lực với mức độ phát dục cơ thể VĐV bơi lội 109
    3.3.3 Bàn luận. 129
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 134
    A. Kết luận. 134
    B. Kiến nghị 135



    MỞ ĐẦU

    Những năm gần đây, thành tích thể thao đỉnh cao của Việt Nam đã nhanh chóng tiếp cận với khu vực và châu lục. Nhiều môn thể thao đã đạt thứ hạng cao qua các kỳ Đại hội Seagames và quốc tế như Teakwondo, Judo, Wushu, Bắn súng Riêng môn bơi lội thành tích thi đấu sau nhiều năm tụt hậu thì ở đầu thế kỷ 21 này cũng đã có sự khởi sắc. Năm 2001, đội tuyển bơi có 1 huy chương bạc. Năm 2003, bơi lội có 1 huy chương bạc, 3 huy chương đồng và đến năm 2005, lần đầu tiên trong lịch sử tham dự Seagames, đội tuyển bơi Việt Nam đã giành được tấm huy chương vàng quý giá.
    Thành tích bơi lội ngày được nâng cao là nhờ chính sách và chiến lược phát triển TDTT 2011 đến năm 2020, tầm nhìn 2030 đúng đắn của ngành TDTT. Trong chiến lược phát triển đó, môn bơi lội đã được xác định là môn thể thao cơ bản và được chú trọng đầu tư phát triển. Song muốn nâng cao thành tích thể thao cao hơn, vững chắc hơn đòi hỏi bơi lội Việt Nam cần khoa học hóa cao hơn nữa quá trình tuyển chọn và huấn luyện VĐV bơi lội.
    Trong hệ thống đào tạo VĐV hiện nay ở các nước có nền thể thao mạnh như Trung Quốc, Nga, Mỹ, Đức đều coi tuyển chọn là yếu tố cực kỳ quan trọng và chiếm tỷ lệ 50% thành công trong đào tạo VĐV xuất sắc. Chính vì vậy ở các nước này đã đầu tư cho việc nghiên cứu khoa học tuyển chọn từ rất sớm.
    Từ cuối thế kỷ XX, các nhà khoa học tuyển chọn của Nga như Bungacova, Gaida, ở Đức như Hebric, Harre; Hình Văn Hoa, Tăng Phàn Huy, Vương Lộ Đức, Chu Thái Xương ở Trung Quốc đã công bố hàng loạt các kết quả nghiên cứu về tuyển chọn VĐV bơi lội của mình. Trong các công trình nghiên cứu của các tác giả trên đã xây dựng nên hệ thống lý luận tuyển chọn đồng thời đã hình thành nên các hệ thống test tuyển chọn VĐV các môn thể thao trong đó có môn bơi lội [2], [11], [49], [54].
    Như chúng ta biết trong hệ thống test tuyển chọn ở mỗi môn thể thao đều bao gồm các nội dung tuyển chọn về:
    Hình thái cơ thể
    Chức năng cơ thể
    Tố chất thể lực
    Năng lực chuyên môn
    Tâm lý
    Các nội dung tuyển chọn này đều chịu tác động rất lớn của nhân tố di truyền và mức độ phát dục của cơ thể. Bởi vậy cuối thế kỷ XX nhiều nhà khoa học về tuyển chọn đã rất coi trọng việc đánh giá các yếu tố tuyển chọn (nội dung) gắn liền với sự phát dục của cơ thể.
    Thể lực là một yếu tố quan trọng cấu thành thành tích thể thao nên các nhà khoa học hết sức coi trọng khâu tuyển chọn các tố chất thể lực bao gồm cả thể lực chung và thể lực chuyên môn. Đồng thời gắn việc đánh giá thể lực với quá trình phát dục của cơ thể.
    Đặc biệt là khi khoa học đánh giá tuổi xương ra đời đã tạo tiền đề cho việc nghiên cứu tuyển chọn VĐV theo tuổi xương.
    Các công trình nghiên cứu của Vương Lộ Đức, Hình Văn Hoa, Lê Đức Chương (2003) về tuyển chọn theo tuổi xương đã làm cho việc tuyển chọn về các mặt hình thái, chức năng, tố chất gắn liền với mức độ phát dục của cơ thể [49], [7].
    Bơi lội là một môn thể thao có chu kỳ và thuộc nhóm môn thể lực với sức nhanh chủ đạo. Thể lực của VĐV cũng có mối quan hệ hữu cơ với quá trình phát dục của VĐV bơi lội. Tuy vậy, mức độ quan hệ của trình độ thể lực với mức độ phát dục cụ thể đối với VĐV nam nữ ở tuổi 12-14 ở Việt Nam như thế nào thì vẫn chưa được làm sáng tỏ.

    Với mong muốn góp phần vào việc xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc tuyển chọn khoa học VĐV bơi lội ở Việt Nam, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: Xác định quan hệ giữa trình độ thể lực với mức độ phát dục cơ thể của VĐV bơi lội 12-14 tuổi”
    Mục đích nghiên cứu
    Xác định mối quan hệ giữa trình độ thể lực với mức độ phát dục cơ thể của VĐV ở các nhóm cự ly kiểu bơi, theo giới tính và nhóm tuổi để làm cơ sở khoa học cho tuyển chọn VĐV bơi lội lứa tuổi 12-14, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo VĐV bơi lội của Việt Nam.
    Mục tiêu nghiên cứu
    Để thực hiện được mục đích nghiên cứu trên, đề tài xác định các mục tiêu nghiên cứu sau:
    Mục tiêu 1: Nghiên cứu xác định các chỉ tiêu đánh giá trình độ thể lực và mức độ phát dục của VĐV bơi lội 12-14 tuổi.
    Mục tiêu 2: Thực trạng trình độ phát triển thể lực và mức độ phát dục của VĐV bơi lội 12 – 14 tuổi.
    Mục tiêu 3: Xác định mối tương quan giữa các chỉ tiêu đánh giá trình độ thể lực với mức độ phát dục của VĐV bơi lội 12-14 tuổi.


     

    Các file đính kèm:

Đang tải...