Tiến Sĩ Xác định quan hệ giữa thành tích thi đấu với chức năng sinh lý, tố chất thể lực, kỹ chiến thuật của

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 21/1/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
    NĂM 2013

    MỤC LỤC
    Trang
    Lời cam đoan
    Mục lục
    Danh mục các chữ viết tắt trong luận án
    Danh mục viết tắt các thông số sinh lý
    Danh mục các đơn vị đo lường sử dụng trong luận án
    Danh mục các bảng biểu
    Danh mục các biểu đồ và hình vẽ


    PHẦN MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU . 6
    1.1. Đặc điểm chung và kỹ thuật môn chạy CLTB: 6
    1.1.1. Sơ lược phát triển môn Điền kinh: 6
    1.1.2. Đặc điểm sinh lý VĐV chạy CLTB của lứa tuổi 16 - 18: 8
    1.1.3. Kỹ thuật chạy và các thông số động học và động hình học của kỹ thuật chạy cự ly trung bình: 11
    1.1.4. Đặc điểm hoạt động thi đấu chạy CLTB: . 13
    1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến thành tích môn chạy CLTB: 15
    1.2.1. Yếu tố hình thái. 16
    1.2.2. Yếu tố chức năng của cơ thể: 18
    1.2.3. Yếu tố tố chất thể lực 25
    1.2.4. Yếu tố tâm lý: 29
    1.2.5. Yếu tố kỹ thuật và chiến thuật: . 30
    1.3. Xu hướng huấn luyện hiện đại và các giai đoạn huấn luyện VĐV chạy CLTB: . 36
    1.4. Các công trình nghiên cứu và phương pháp đánh giá TĐTL của môn chạy cự ly trung bình: . 40
    1.4.1. Khái niệm và quan điểm: 40
    1.4.2. Nghiên cứu về phương pháp kiểm tra, đánh giá TĐTL: . 41
    1.4.3. Các công trình nghiên cứu đánh giá TĐTL môn chạy CLTB: . 42

    CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 49
    2.1. Phương pháp nghiên cứu: . 49
    2.1.1. Phương pháp tham khảo tài liệu: 49
    2.1.2. Phương pháp phỏng vấn: . 49
    2.1.3. Phương pháp kiểm tra sư phạm: . 50
    2.1.4. Phương pháp kiểm tra chức năng sinh lý: . 51
    2.1.5. Phương pháp toán thống kê: 59
    2.2. Tổ chức nghiên cứu: . 61
    2.2.1. Đối tượng nghiên cứu: 61
    2.2.2. Khách thể nghiên cứu: 62
    2.2.3. Kế hoạch nghiên cứu: 62
    2.2.4. Địa điểm nghiên cứu: 62
    2.2.5. Các đơn vị phối hợp nghiên cứu: 62


    CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN . 63
    3.1. Cơ sở xác định nội dung đánh giá chức năng sinh lý, tố chất thể lực và kỹ chiến thuật của VĐV chạy CLTB lứa tuổi 16 -18. 63
    3.1.1. Hệ thống hóa các chỉ tiêu đã được sử dụng trong đánh giá chức năng sinh lý, tố chất thể lực và kỹ chiến thuật của VĐV ĐK chạy CLTB: . 63
    3.1.2. Xác định các nội dung đánh giá thông qua kết quả phỏng vấn: . 65
    3.1.3. Kiểm nghiệm độ tin cậy của các chỉ tiêu được lựa chọn: . 68
    3.1.4. Kiểm nghiệm tính thông báo của các chỉ tiêu được lựa chọn: 69
    3.2. Hiện trạng chức năng sinh lý, tố chất thể lực và kỹ chiến thuật của VĐV chạy CLTB ở lứa tuổi 16 - 18 74
    3.2.1. Hiện trạng chức năng sinh lý, tố chất thể lực và kỹ chiến thuật của VĐV chạy CLTB ở lứa tuổi 16 - 18 qua các nội dung. 74
    3.2.2. Xây dựng thang điểm đánh giá chức năng sinh lý, tố chất thể lực và kỹ chiến thuật của nam và nữ VĐV chạy CLTB lứa tuổi 16 - 18: . 106
    3.3. Xác định quan hệ giữa thành tích chạy 800m và 1500m với chức năng sinh lý, tố chất thể lực và kỹ chiến thuật của nam và nữ VĐV chạy CLTB lứa tuổi 16 - 18: 115
    3.3.1. Nghiên cứu mối tương quan giữa thành tích chạy 800m và 1500m với các yếu tố chức năng sinh lý, tố chất thể lực và kỹ chiến thuật của nam và nữ VĐV ở lứa tuổi 16 - 18: 115
    3.3.2. Nghiên cứu xác định tỷ trọng ảnh hưởng của các yếu tố chức năng sinh lý, tố chất thể lực và kỹ chiến thuật với thành tích chạy 800m và 1500m của nam và nữ VĐV ở lứa tuổi 16 - 18: . 125
    3.3.3. Xác định mối quan hệ giữa thành tích chạy 800m và 1500m với các yếu tố chức năng sinh lý, tố chất thể lực và kỹ chiến thuật của nam và nữ VĐV ở cùng nhóm tuổi 16 – 18 sau một năm tập luyện: 132
    3.3.4. Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp chức năng sinh lý, tố chất thể lực, kỹ chiến thuật của VĐV chạy CLTB lứa tuổi 16 – 18 theo tỷ trọng ảnh hưởng của từng yếu tố: . 134
    3.3.5. Ứng dụng tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp chức năng sinh lý, tố chất thể lực, kỹ chiến thuật cho VĐV chạy CLTB cùng lứa tuổi 16 – 18 sau một năm tập luyện: 135

    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . 144
    KẾT LUẬN: . 144
    KIẾN NGHỊ: 145
    CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    Tài liệu tiếng Việt
    Tài liệu tiếng Anh
    PHỤ LỤC

    PHẦN MỞ ĐẦU

    Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX và chỉ thị của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa IX đã nêu rõ: "Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ VĐV thể thao thành tích cao, đưa thể thao Việt Nam lên trình độ chung trong khu vực Đông Nam Á và có vị trí cao trong nhiều bộ môn". [34]
    Trong những năm gần đây TTTT nước ta đã có những bước tiến đáng ghi nhận. Từ sau SEA Games 22 Việt Nam đăng cai đến nay thành tích đoàn thể thao Việt Nam luôn đạt thứ hạng trong tốp nhất, nhì và ba ở đấu trường Đông Nam Á. ĐK là môn thể thao cơ bản và quan trọng trong chương trình thi đấu của các đại hội thể thao Olympic quốc tế. Thành tích của môn ĐK qua các kỳ SEA Games không ngừng tăng lên. Môn ĐK từ chỗ chưa có huy chương vàng ở SEA Games 16 nhưng đến SEA Games 22, 23, 24, 25 môn ĐK đã giành được 8 huy chương vàng. Có được những thành tích trên là do điều hành chuyên môn của Ủy ban Thể dục Thể thao; sự đầu tư về cơ sở vật chất; là kết quả của quá trình tuyển chọn và huấn luyện lâu dài.
    Ngày nay, cuộc tranh tài các môn thể thao nói chung và ĐK nói riêng ngày càng quyết liệt. Các kỷ lục thế giới của ĐK, bơi lội liên tiếp phá vỡ và nhiều kỷ lục mới được thiết lập trong các kỳ Đại hội Olympic, giải đấu thế giới, châu lục và khu vực. Do đó công tác đào tạo VĐV có vai trò quan trọng. Ở các nước tiên tiến trong những thập niên gần đây, công tác đào tạo VĐV không chỉ dựa vào yếu tố sẵn có của bẩm sinh, di truyền, vào năng khiếu và cũng không đơn thuần chỉ dựa vào yếu tố của công tác huấn luyện, sự khổ luyện của VĐV, mà huấn luyện thể thao phải là sự kết hợp của nền khoa học tiên tiến, tạo thành quy trình công nghệ đào tạo VĐV. Đó là quy trình đào tạo khoa học với sự kết hợp nhiều mặt, nhiều giải pháp như y sinh học (sinh lý, sinh hóa, sinh cơ, di truyền, giải phẫu), kỹ thuật, tâm lý . trong đó sự tác động của khoa học công nghệ vào lĩnh vực này chiếm tỷ trọng ngày càng cao. Vì vậy việc vận dụng thành quả của các môn khoa học vào quá trình tuyển chọn, đào tạo, huấn luyện nâng cao TTTT có ý nghĩa quan trọng.
    Khu vực Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng là vùng thấp của TTTT so với châu lục và thế giới. Để đuổi kịp các nước có nền thể thao tiên tiến, ngành TDTT nước ta đã xác định "cần phát triển thể thao thành tích cao", coi đó là nhiệm vụ chiến lược xuyên suốt của ngành. Theo Viện khoa học thể dục thể thao: "Để tạo dựng cơ sở khoa học cho định hướng và chuẩn hóa quy trình đào tạo VĐV nhiều năm, giải pháp có tính thực tiễn và khả thi hơn cả là vận dụng phương pháp tiếp cận đi tắt đón đầu, từng bước xây dựng các chỉ tiêu đặc trưng mô hình của VĐV cấp cao từng môn thể thao trọng điểm, đồng thời, trong phạm vi có thể, vẫn tiến hành dần dần đánh giá TĐTL của VĐV trẻ các cấp trong chương trình thể thao quốc gia nhằm nâng cao hiệu quả tuyển chọn và huấn luyện VĐV các cấp". Điều này rất có ý nghĩa về mặt thực tiễn cũng như lý luận. Trong đó TĐTL là một phức hợp gồm nhiều thành tố: Y - sinh, tâm lý, kỹ chiến thuật, thể lực, ngày càng được nâng cao nhờ ảnh hưởng trực tiếp, lâu dài của lượng vận động tập luyện và thi đấu cũng như các liệu pháp hỗ trợ ngoại sinh khác. Thực tiễn chỉ ra công tác HLTT hiện đại đòi hỏi việc kiểm tra - đánh giá TĐTL của VĐV và ở bất kỳ môn thể thao nào cũng được xem xét một cách toàn diện các mặt như: Hình thái - thể lực, kỹ chiến thuật và tâm - sinh lý theo một quy trình và trong hệ thống chặt chẽ, khoa học, nhằm xác định hiệu quả huấn luyện đối với sự phát triển năng lực thể thao của VĐV.
    Nhiều tác giả trong và ngoài nước đều cho rằng: Thành tích các môn thể thao, nhất là các môn vận động chu kỳ trong đó có môn ĐK, phụ thuộc vào các yếu tố sau đây: Hình thái, chức năng sinh lý, tố chất thể lực, kỹ thuật, một số yếu tố tâm lý . Các yếu tố đó tạo nên công suất cơ thể, mà thành tích các môn chạy ngắn và trung bình có tương quan chặt chẽ đến công suất của cơ thể. Do vậy môn ĐK chạy ngắn và trung bình có hệ thống tiêu chuẩn đánh giá bao gồm các yếu tố cấu thành TTTT: Hình thái, chức năng sinh lý, tố chất thể lực, kỹ chiến thuật, một số yếu tố tâm lý . Các yếu tố này nhờ vào thuật toán của môn xác suất thống kê đã đưa các phương pháp phân tích nhân tố (factor analyse), hệ số tương quan bội, phương pháp tính các tỷ trọng các nhóm nhân tố, phương pháp quay vòng các nhân tố; phương trình hồi quy đa tuyến tính, có thể giúp chúng ta xây dựng hệ thống tiêu chuẩn đánh giá VĐV.
    Với các điểm nêu trên việc nghiên cứu khả năng phù hợp tập luyện để xây dựng hệ thống tiêu chuẩn đánh giá và xác định tỷ trọng ảnh hưởng của các yếu tố cấu thành TTTT của VĐV ĐK chạy CLTB là việc làm có ý nghĩa khoa học và cần thiết cho thực tiễn.


    NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
    1. Đề tài xác định được các chỉ tiêu đánh giá chức năng sinh lý, tố chất thể lực và kỹ chiến thuật cho vận động viên chạy cự ly trung bình ở lứa tuổi 16 – 18 gồm:
    - 10 chỉ tiêu chức năng sinh lý: mạch yên tĩnh, huyết áp tối đa, huyết áp tối thiểu, công năng tim, DTS, DTS tương đối, VO2max, PWC170, axit lactic yên tĩnh, VAnT.
    - 12 chỉ tiêu đánh giá tố chất thể lực: Bật xa 3 bước, bật xa 10 bước, chạy 30 xpc, chạy 100m xpc, chạy 400m, chạy 600m, chạy 800m, chạy 1000m, chạy 1500m, chạy 12 phút, lực cơ lưng, lực cơ đùi.
    - 3 chỉ tiêu kỹ chiến thuật: tốc độ trung bình, tần số bước, độ dài bước chân.
    2. Trên cơ sở các chỉ tiêu đã lựa chọn đề tài đánh giá được thực trạng, xây dựng được 4 bảng điểm và 2 bảng phân loại đánh giá chức năng sinh lý, tố chất thể lực, kỹ chiến thuật của vận động viên chạy cự ly trung bình ở lứa tuổi 16 – 18.
    3. Xác định mối quan hệ và mức độ ảnh hưởng giữa thành tích chạy cự ly 800m và 1500m với chức năng sinh lý, tố chất thể lực và kỹ chiến thuật của nam, nữ vận động viên chạy cự ly trung bình lứa tuổi 16 – 18. Kết quả kiểm chứng sau một năm tập luyện cho thấy mức độ ảnh hưởng là phù hợp.
     
Đang tải...