Xác định nội dung học tập vì sự phát triển bền vững ở trung tâm học tập cộng đồng tỉnh Hòa Bình

Thảo luận trong 'Nghiên Cứu Khoa Học' bắt đầu bởi Khoa Hoc, 10/11/15.

  1. Khoa Hoc

    Khoa Hoc New Member

    Bài viết:
    0
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    THÔNG TIN CHUNG

    Chủ nhiệm đề tài: ThS. Bế Hồng Hạnh
    Đơn vị công tác: Trung tâm nghiên cứu GDKCQ, Viện khoa học giáo dục Việt Nam.
    Thư điện tử: [email protected] Điện thoại: 04 37336790
    Thư ký đề tài: CN. Nguyễn Lê Vân Dung; Thành viên: ThS Nguyễn Hữu Tiến
    Thời gian thực hiện: Từ 6/2009 đến 6/2010

    Mục tiêu nghiên cứu


    Xác định nội dung học tập vì sự phát triển bền vững (PTBV) cho Trung tâm học tập cộng đồng (TTHTCĐ) tỉnh Hoà Bình.

    Nội dung nghiên cứu


    - Làm rõ các khái niệm liên quan: “Học tập”; “ Nội dung học tập”; “Học tập thường xuyên, học tập suốt đời”; “Giáo dục phát triển bền vững”; “Trung tâm học tập cộng đồng”;

    - Nghiên cứu một số vấn đề lí luận về PTBV và giáo dục vì sự phát triển bền vững (GDPTBV), những vấn đề đặt ra dối với nhu cầu Học tập thường xuyên (HTTX), HTSĐ (Học tập suốt đời);

    - Nghiên cứu yêu cầu của PTBV ở Việt Nam đối với nội dung học tập ở các TTHTCĐ

    Phương pháp nghiên cứu

    Phương pháp nghiên cứu lí luận, phương pháp nghiên cứu thực tiễn, phương pháp chuyên gia.

    KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

    1/ Về lí luận

    Đề tài làm rõ những khái niệm có liên quan như; học tập, học tập thường xuyên, học tập suốt đời, TTHTCĐ, phát triển bền vững và giáo dục vì sự phát triển bền vững.

    Đề tài tập trung xác định nội dung học tập vì sự PTBV ở các TTHTCĐ.

    Thứ nhất, đề tài đề cập tới một số vấn đề về phát triển bền vững và giáo dục vì sự phát triển bền vững. Phát triển bền vững là một khái niệm có từ lâu đời. Vào những năm 70 của thế kỷ XX, quan niệm thường thiên về sự giàu có và tổng hợp sản phẩm xã hội. Năm 1980, “Chiến lược bảo tồn thế giới” do chương trình môi trường của Liên Hợp Quốc (UNEP), Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN) và quỹ bảo tồn thiên nhiên thế giới (WWF) đưa ra đã đề cập đến “thuật ngữ phát triển bền vững”, tuy nhiên mới chỉ nhấn mạnh nó ở góc độ bền vững sinh thái bảo tồn tài nguyên sinh vật. Năm 2002 hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển bền vững được tổ chức tại Johannesburg ( Nam Phi) đánh dấu mốc quan trọng của loài người trong nỗ lực tiến tới mục tiêu PTBV toàn cầu. Lúc này thì khái niệm PTBV đã được hiểu một cách đầy đủ, toàn diện đó là: “Phát triển bền vững là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hòa giữa 3 mặt của sự phát triển là phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường nhằm đáp ứng nhu cầu đời sống con người trong hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai”

    Trong khái niệm PTBV, không thể tách rời được ba thành tố là xã hội, môi trường và kinh tế, ẩn sau chúng là văn hóa, được xem như là nhân tố nội hàm của ba nhân tố này.
    Giáo dục vì sự phát triển bền vững là đề ra một hướng đi mới về giáo dục và học tập cho tất cả mọi người. Nó được dựa trên những giá trị nguyên tắc và thực tiễn cần thiết để đáp ứng hiệu quả những thách thức hiện tại và tương lai.

    Nội dung về giáo dục vì sự phát triển bền vững bao gồm: các nội dung về văn hóa – xã hội gồm có quyền con người, hòa bình và an ninh, bình đẳng giới, đa dạng văn hóa và hiểu biết về giao thoa văn hóa, sức khỏe, HIV/AIDS, thể chế; các nôi dung về môi trường gồm có: nguồn tài nguyên thiên nhiên, thay đổi khí hậu, phát triển nông thôn, đô thị hóa bền vững, phòng chống và giảm nhẹ thiên tai; các nội dung về kinh tế bao gồm: giảm nghèo, tinh thần và trách nhiệm tập, kinh tế thị trường, phát triển bền vững và nhu cầu học tập thường xuyên, học tập suốt đời.

    Thứ hai, đề tài nghiên cứu mối quan hệ giữa PTBV và GDPTBV. Giáo dục là một phần không thể thiếu của phát triển bền vững, con đường đi đến phát triển bền vững là thông qua giáo dục, giáo dục là nền tảng cho sự phát triển bền vững.

    Thứ ba, mối quan hệ giữa PTBV và nhu cầu học tập thường xuyên (HTTX), học tập suốt đời (HTSĐ). Hiện nay nhu cầu HTTX, HTSĐ của người dân đang ngày càng phát triển rất mạnh. Cụ thể là người dân tham gia học tập tại các lớp học chuyên đề ở trung tâm học tập cộng đồng (TTHTCĐ) ngày càng tăng từ 10 TTHTCĐ (năm 1998-1999) lên 990 TTHTCĐ (năm 2009-2010), học viên các lớp chuyên đề từ 2001 đến 2010 cũng tăng mạnh từ 200 học viên (năm 2001) đến 1393 học viên (năm 2010).

    HTTX, HTSĐ là các hoạt động học tập diễn ra thường xuyên, liên tục trong suốt cuộc đời của con người ngay từ khi sinh ra đến lúc chết. GDPTBV cũng là con đường học tập, là quá trình HTTX, liên tục, suốt đời để người học có thể sẵn sàng đón nhận những đổi mới và tư duy mới và đối tượng của HTTX, HTSĐ cũng là đối tượng mà GDPTBV đang cần hướng tới
    Thứ tư, một số vấn đề về PTBV ở Việt Nam. Phát triển bền vững được Việt Nam quan tâm từ những năm 80 của thế kỷ XX. Mục tiêu của PTBV là đạt được sự đầy đủ về vật chất, sự giàu có về tinh thấn và văn hóa, sự bình đẳng của các công dân và sự đồng thuận của xã hội, sự hài hòa của con người và tự nhiên, sự phát triển phải kết hợp chặt chẽ, hợp lý và cân bằng được ba mặt là phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường.

    Định hướng chiến lược PTBV ở Việt Nam đã đề ra 19 lĩnh vực hoạt động được ưu tiên phát triển trong thời gian tới là: 5 lĩnh vực ưu tiên để phát triển kinh tế bền vững, 5 lĩnh vực xã hội ưu tiên để phát triển bền vững, 9 lĩnh vực ưu tiên để phát triển tài nguyên thiên nhiên về môi trường bền vững.

    Thứ năm, yêu cầu của Việt Nam đối với việc xác định nội dung học tập ở TTHTCĐ. TTHTCĐ có một vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu GDPTBV của Việt nam. Sau gần 10 năm hình thành và phát triển TTHTCĐ đã được đánh giá là mô hình hiệu quả trong việc tạo cơ hội HTTX, HTSĐ cho mọi người dân ở cộng đồng góp phần nâng cao trí thức bồi dưỡng nhan lực nhằm thực hiện PTBV.

    Hiện nay nội dung học tập vì sự PBV ở TTHTCĐ gồm 5 nội dung: nội dung phát triển kinh tế; nội dung giáo dục văn hóa – xã hội; nội dung giáo dục bảo vệ sức khỏe, giáo dục pháp luật, giáo dục bảo vệ môi trường.

    2/ Về thực tiễn

    Tìm hiểu kinh nghiệm xác định nội dung học tập vì sự PTBV của UNESCO, của Liên Hợp Quốc và của một số nước, bao gồm: kinh nghiệm đề xuất 15 nội dung GDPTBV của UNESCO. UNESCO đã đề xuất 3 nội dung cơ bản với 15 chủ điểm hoạt động chính. Bài học kinh nghiệm từ trường hợp này là: các nội dung học tập vì sự PTBV cần phải bao gồm cả 3 nội dung cơ bản về văn hóa-xã hội, môi trường và kinh tế. Kinh nghiệm xây dựng bộ công cụ rà soát lại, cải tiến chính sách và cách thực hiện giáo dục hướng tới PTBV của Liên Hợp Quốc. Liên Hợp Quốc có một sáng kiến đẩy mạnh GDPTBV là xây dựng tài liệu Thấu kính giáo dục cho PTBV. Bài học kinh nghiệm từ trường hợp này là xác định nội dung học tập vìa sự phát triển bền vững không phải là đề xuất một chương trình học hoàn toàn mới. Kinh nghiệm xác định nội dung học tập vì sự PTBV của một số trường học của Canada và Anh quốc. Đây là những kinh nghiệm rất hữu ích để xác định nội dung học tập vì sự PTBV ở TTHTCĐ tỉnh Hoà Bình. Bài học kinh nghiệm từ trường hợp này là những người tham gia xác định nội dung học tập vì sự PTBV không chỉ là những cấp quản lý, chỉ đạo giáo dục mà có thể là tất cả mọi người có liên quan hoặc có quan tâm đến giáo dục ở địa phương.

    Đề tài đã nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng nội dung học tập và việc xác định nội dung học tập của các TTHTCĐ của Hoà Bình hiện nay, bao gồm: nghiên cứu, tìm hiểu nhận thức, quan niệm về PTBV, đó là: Hòa Bình coi phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, tăng trưởng kinh tế vẫn phải đảm bảo hài hòa xã hội, sử dụng tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường bền lâu, bảo vệ môi trường là yếu tố quan trọng không tách rời trong quá trình phát triển bền vững của tỉnh và là một tiêu chí trong chiến lược , chính sách phát triển kinh tế xã hội của Hòa Bình. Như vậy yêu cầu về sự PTBV của Hòa Bình cho thấy sự cần thiết của việc xác định nội dung học tập vì sự PTBV cho TTHTCĐ Hòa Bình.

    Về nội dung học tập vì sự PTBV của đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên, hướng dẫn viên của TTHTCĐ tỉnh Hòa Bình hiện nay, mức độ thực hiện các nội dung học tập vì sự PTBV ở TTHTCĐ. Các nội dung cơ bản thuộc 3 lĩnh vực cơ bản của PTBV: kinh tế, xã hội, môi trường chưa thật sự được chú ý với thực trạng môi trường hiện nay ở nhiều cộng đồng của Hòa Bình, đúng với yêu cầu PTBV của tỉnh Hòa Bình. Việc xác định nội dung học tập chưa được chú ý quan tâm, chưa chú ý quan tâm đến việc xây dựng kế hoạch, xác định nội dung học tập và tổ chức thực hiện các hoạt động cho TTHTCĐ.Xác định và tìm hiểu những khó khăn trở ngại trong việc xác định nội dung học tập vì sự PTBV của tỉnh Hoà Bình: cán bộ quản lý giáo dục, ban giám đốc, GV/HDV của TTHTCĐ còn hạn chế. Các cấp lãnh đạo và cán bộ quản lý giáo dục cũng như Ban giám đốc, GV/HDV của TTHTCĐ của Hoà Bình chưa thật sứ quan tâm chú ý đến vấn đề phát triển bền vững khi chỉ đạo các TTHTCĐ xây dựng kế hoạch hoạt động hàng năm và xác định các nội dung học tập. Nhiều khó khăn khác như người dân chưa có sự hiểu biết đầy đủ về sự phát triển bền vững, chưa có sự tham gia hay phối kết hợp với các ban ngành đoàn thể trong việc xây dựng kế hoạch và xác định các nội dung học tập vì sự phát triển bền vững, tình trạng thiếu tài liệu dạy học, không có kinh phí hỗ trợ cũng là những khó khăn trở ngại đáng quan tâm xem xét. Xuất phát từ những tồn tại đó rút ra đựơc một số biện pháp cụ thể để khắc phục những khó khăn trở ngại trên.

    Tìm hiểu các mục tiêu, chỉ tiêu trong định hướng phát triển năm 2010 của tỉnh Hoà Bình từ đó khái quát được những yêu cầu về PTBV của tỉnh Hoà Bình trong thời gian tới. Đây là định hướng quan trọng để nhóm đề tài đề xuất nội dung học tập vì sự PTBV ở TTHTCĐ tỉnh Hoà Bình.

    3/ Một số khuyến nghị


    Căn cứ vào yêu cầu phát triển bền vững của tỉnh Hoà Bình, căn cứ vào nhu cầu học tập của người dân ở các TTHTCĐ của tỉnh Hoà Bình, căn cứ vào thực trạng nội dung học tập ở TTHTCĐ của Hoà Bình hiện nay, nhóm đề tài có một số kiến nghị như sau:

    Đề nghị viện khoa học giáo dục Việt nam cho phép đề tài triển khai xin ý kiến về cách xác định nội dung học tập vì sự PTBV ở TTHTCĐ trong thời gian tới đối với các cán bộ quản lý giáo dục, các cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên, hướng dẫn viên của TTHTCĐ một số tỉnh đại diện cho các vùng miền trong cả nước.

    Đề nghị Bộ GD-ĐT tổ chức các lớp tập huấn nâng cao năng lực xác định nội dung học tập vì sự PTBV ở TTHTCĐ cho cán bộ giáo dục cốt cán của địa phương.

    TỪ KHÓA: 1/ Phát triển bền vững; 2/ Trung tâm học tập cộng đồng; 3/ Giáo dục

    Chi tiết xin liên hệ: Phòng Thư viện, số điện thoại: 04-39423754 hoặc theo địa chỉ thư điện tử: [email protected] 

    Theo vnies.edu.vn - Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam
     
Đang tải...