Thạc Sĩ Xác định nhu cầu sử dụng nước sạch của người dân ở 3 xã phụ cận thị trấn Tiên Yên, huyện Tiên Yên, t

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 27/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ năm 2011
    Đề tài: Xác định nhu cầu sử dụng nước sạch của người dân ở 3 xã phụ cận thị trấn Tiên Yên, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh

    MỤC LỤC
    Lời cam ñoan i
    Lời cảm ơn ii
    Mục lục iii
    Danh mục các từ tắt và kí hiệu v
    Danh mục các bảng vi
    Danh mục các hình viii
    1 ðẶT VẤN ðỀ 1
    1.1 Tính cấp thiết của ñề tài 1
    1.2 Mục tiêu nghiên cứu 3
    2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU5
    2.1 Cơ sở khoa học, lý luận của ñề tài5
    2.2 Cơ sở thực tiễn của ñề tài 18
    3 ðẶC ðIỂM ðỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU28
    3.1 ðặc ñiểm của ñịa bàn nghiên cứu28
    3.2 Phương pháp nghiên cứu 41
    4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN50
    4.1 Thực trạng sử dụng và khả năng cung ứng nước sạch trên ñịa bàn
    huyện Tiên Yên 50
    4.1.1 Thực trạng sử dụng nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông
    thôn ở các xã của huyện Tiên Yên50
    4.1.2 Thực trạng sử dụng nước sạch của người dân ởthị trấn Tiên Yên58
    4.1.3 Khả năng cung ứng nước sạch của Xí nghiệp nước Miền ñông61
    4.2 Xác ñịnh nhu cầu sử dụng nước sạch của người dân ở 3 xã phụ
    cận thị trấn Tiên Yên 70
    4.2.1 Nhu cầu nhu cầu sử dụng nước sạch của các hộñiều tra70
    4.2.2 Mô hình hồi quy mức sẵn lòng chi trả của người dân khi sử dụng
    nước sạch 74
    4.2.3 Phân tích mức sẵn lòng chi trả của các hộ dân ở 3 xã phụ cận thị
    trấn khi sử dụng nước sạch79
    4.2.4 Xây dựng quỹ ñể chi trả cho việc sử dụng nước sạch91
    4.2.5 Dự báo nhu cầu dùng nước92
    4.2.6 Những thuận lợi và khó khăn trong vấn ñề cung cấp và nhu cầu
    sử dụng nước sạch 94
    4.3 Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút ngườidân tham gia sử
    dụng nước sạch. 100
    5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ102
    5.1. Kết luận 102
    5.2. ðề xuất, kiến nghị 103
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 106
    PHỤ LỤC 1 108

    1. ðẶT VẤN ðỀ
    1.1 Tính cấp thiết của ñề tài
    Ngày nay, nước sạch ñang là vấn ñề bức xúc thu hútsự quan tâm của
    tất cả các cộng ñồng người trên thế giới ñặc biệt là ở các nước ñang phát triển.
    Hầu hết các nguồn nước ngọt trên thế giới nói chungvà ở Việt Nam nói riêng
    ñều bị ô nhiễm ở các mức ñộ nặng nhẹ khác nhau.
    Một báo cáo kết quả nghiên cứu năm 1993 của Uỷ banHành ñộng
    Quốc tế về Dân số (PAI) của Mỹ cho biết ñến năm 2025, cứ ba người thì có
    một người ở các nước sẽ sống cực kỳ khó khăn do căng thẳng hoặc rất khan
    hiếm về nước [16].
    Nước sạch trở thành một trong những tiêu chí quan trọng ñể ñánh giá
    sự phát triển của xã hội, người ta có thể dựa vào lượng nước sử dụng trên mỗi
    ñầu người của từng quốc gia ñể ñánh giá mức ñộ pháttriển của quốc gia ñó.
    Lượng nước sử dụng cho dân dụng bao gồm lượng nước dùng cho tắm, rửa,
    ăn, uống, sản xuất nhẹ, chế biến thực phẩm, tưới cây xanh và vệ sinh ñường
    phố. Tiêu chuẩn dùng nước cho từng ñầu người thườngtùy thuộc vào mức ñộ
    phát triển kinh tế của từng vùng và ñiều kiện cấp nước. Mức sử dụng nước
    trong gia ñình cho các yêu cầu tiêu thụ thường biếnñộng khá lớn do mức
    sống, ñiều kiện khí hậu, lãnh thỗ, tập quán, khác nhau. Phát triển nguồn
    nước sinh hoạt ở nông thôn chính là góp phần vào phân bố lại dân cư và phân
    vùng lại một cách hợp lý. ðối với nhu cầu chuẩn bị cho bữa ăn và nước uống
    hằng ngày của một người chỉ cần một vài lít nước làñủ. Song, phải cần một
    lượng nước nhiều hơn cho các mục ñích khác nhau nhưvệ sinh thân thể, rửa
    các dụng cụ nấu nướng, giặt quần áo, lau nhà. Việc cung cấp an toàn ñủ và
    sẵn, phối hợp với vệ sinh hợp lý là những nhu cầu cơ bản, là những yếu tố
    thiết thực cho việc chăm sóc sức khỏe ban ñầu. Chúng có thể góp phần vào
    việc giảm nhiều bệnh tiêu hóa ñối với các cụm dân cư sống ở vùng nông thôn.
    Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
    2
    Nước uống an toàn là một vấn ñề quan trọng trong việc kiểm soát nhiều loại
    bệnh tật, ñặc biệt là các bệnh tiêu chảy, tả lị, thương hàn. Vì vậy cung cấp
    nước trở thành một nhu cầu cấp bách cho mọi người, mọi nước trên thế giới.
    Việc cung cấp ñủ nước sạch và tạo các cơ sở hạ tầng và vệ sinh môi
    trường nông thôn mang một ý nghĩa lớn về mặt ổn ñịnh xã hội và dân sinh
    kinh tế. Các chuyên gia Liên Hiệp Quốc ñã có những cảnh báo về nguy cơ
    chênh lệch về giàu nghèo, mức hưởng thụ về vật chấtgiữa nông thôn và thành
    thị, các hiểm họa ô nhiễm nguồn nước và sự bất bìnhthường về thời tiết sẽ
    là mầm mống gây ra những bất bình thường trong cộngñồng và nghiêm trọng
    hơn là dẫn ñến các xung ñột xã hội. Chương trình nước sạch và vệ sinh môi
    trường ở Việt Nam ñã ñược UNICEF tài trợ từ năm 1982 ñến nay.
    Ở Việt Nam cho ñến thời ñiểm hiện nay, vẫn còn trên 60% dân số nông
    thôn chưa có nước sạch ñể dùng. Nước mặt ở các sông, hồ, suối, ao ñã nhiễm
    bẩn, nhiễm mặn. Tình hình khô hạn, thiếu nước sản xuất ñang diễn ra gay gắt.
    Theo tin của Ban Chỉ ñạo quốc gia về Chương trình Nước sạch và vệ sinh môi
    trường cho thấy cả nước có khoảng 43.729 hộ (215.720 người) thiếu nước
    sinh hoạt. Trong ñó ðắk Lắk 12.580 hộ (126.610 người), Gia Lai 6.752 hộ
    (33.760 người), Ninh Thuận 11.720 hộ (58.600 người). Tại các vùng núi,
    vùng thưa dân, tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch chỉ ñạt con số rất thấp. Bắc Kạn
    năm 1997 mới chỉ có 11% dân số ñược hưởng nước sạch, con số này mới chỉ
    tăng lên ñến 24% vào năm 2002. Tại các tỉnh ðồng Tháp, Tây Ninh, con số
    này cũng chỉ dừng ở mức 25% và 28%. Trong toàn quốccó trên 60% hộ gia
    ñình chưa có nhà tiêu hợp vệ sinh, phóng uế tự do và dùng phân tươi bón cây,
    nuôi cá. ðó là những ñiều mà Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và
    vệ sinh môi trường nông thôn còn chưa ñạt ñược [16].
    Tiên Yên là một huyện miền núi của tỉnh Quảng Ninh. Nguồn nước
    người dân sử dụng cho sinh hoạt chủ yếu là ở các khe suối hoặc bằng nguồn
    giếng khoan, nên chất lượng nước không ñảm bảo, ảnhhuởng nhiều ñến sức
    Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
    3
    khoẻ của người dân. Hiện nay trên ñịa bàn huyện có một Nhà máy nước phục
    vụ cung cấp nước sạch cho người dân ở khu vực thị trấn, còn ở các xã còn lại
    vẫn chưa ñược sử dụng nước máy.
    Vì vậy thực trạng sử dụng nước sạch của người dân ở ñây ra sao? Nhu
    cầu sử dụng nước sạch như thế nào? những yếu tố nàoảnh hưởng tới nhu cầu
    ñó? giải pháp nào nhằm tăng tỷ lệ số hộ sử dụng nước sạch cho sinh hoạt? ðể
    giải quyết thoả ñáng những câu hỏi nêu trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu
    ñề tài: “Xác ñịnh nhu cầu sử dụng nước sạch của người dân ở 3 xã phụ cận
    thị trấn Tiên Yên, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh”
    1.2 Mục tiêu nghiên cứu
    1.2.1 Mục tiêu chung
    Trên cơ sở xác ñịnh nhu cầu sử dụng nước sạch của người dân trên ñịa
    bàn nghiên cứu, từ ñó ñề ra các giải pháp và biện pháp nhằm tăng cường thu
    hút người dân tham gia sử dụng nước sạch trên ñịa bàn huyện Tiên Yên, tỉnh
    Quảng Ninh.
    1.2.2 Mục tiêu cụ thể
    - Hệ thống hoá cơ sở lý luận, thực tiễn về nhu cầusử dụng nước sạch.
    - ðánh giá thực trạng và khả năng cung cấp nước sạch trên ñịa bàn
    huyện Tiên Yên.
    - Xác ñịnh nhu cầu sử dụng nước sạch của người dân.
    - Xác ñịnh các yếu tố ảnh hưởng tới nhu cầu sử dụng nước sạch của
    người dân.
    - Trên cơ sở xác ñịnh nhu cầu sử dụng nước sạch vàcác yếu tố ảnh
    hưởng tới nhu cầu sử dụng nước sạch của người dân từ ñó ñề xuất những giải
    pháp nhằm tăng cường thu hút người dân tham gia sử dụng nước sạch, góp
    phần nâng cao ñời sống người dân.
    Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
    4
    1.3 ðối tượng và phạm vi nghiên cứu
    1.3.1 ðối tượng nghiên cứu
    Người dân trên ñịa bàn thị trấn Tiên Yên và 3 xã vùng phụ cận thị trấn
    Tiên Yên, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh (Xã Tiên Lãng, Yên Than, Hải
    Lạng).
    1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
    - Phạm vi về nội dung: ñề tài tập trung nghiên cứu xác ñịnh nhu cầu sử
    dụng nước sạch của người dân ở 3 xã vùng phụ cận thị trấn Tiên Yên, phân
    tích một số yếu tố ngoại sinh chủ yếu ảnh hưởng tớinhu cầu sử dụng nước
    sạch của người dân: thu nhập, số nhân khẩu của hộ, trình ñộ học vấn, nghề
    nghiệp, .
    - Phạm vi về không gian:ñề tài ñược tiến hành nghiên cứu tại thị trấn
    Tiên Yên và 3 xã vùng phụ cận thị trấn thị Tiên Yên, huyện Tiên Yên, tỉnh
    Quảng Ninh.
    - Phạm vi về thời gian:ðề tài thực hiện dựa vào thu thập tài liệu có liên
    quan ñến nội dung nghiên cứu từ năm 2008 ñến năm 2010. Từ ñó ñưa ra giải
    pháp nhằm tăng cường thu hút người dân tham gia sử dụng nước sạch.
    Số liệu thứ cấp ñược thu thập từ năm 2008 ñến 2010.
    Số liệu sơ cấp ñược thu thập thông qua ñiều tra, phỏng vấn các hộ
    năm 2010.
    Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
    5
    2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
    2.1 Cơ sở khoa học, lý luận của ñề tài
    2.1.1 Các khái niệm liên quan ñến nhu cầu
    * Nhu cầu theo kinh tế học:ðược hiểu là nhu cầu tiêu dùng, là sự cần
    thiết của một cá thể về một hàng hoá hay dịch vụ nào ñó. Khi nhu cầu của
    toàn thể các cá thể ñối với một mặt hàng trong một nền kinh tế gộp lại, ta có
    nhu cầu thị trường. Khi nhu cầu của tất cả các cá thể ñối với tất cả các mặt
    hàng gộp lại ta có tổng cầu.
    * Theo Philip Kotle:“Nhu cầu là cảm giác thiếu hụt một cái gì ñó mà
    con người cảm nhận ñược”. ðây là trạng thái ñặc biệt của con người, xuất
    hiện khi con người tồn tại, sự thiếu hụt ñó ñòi hỏiphải ñược thoả mãn, bù
    ñắp. Nhu cầu thường rất ña dạng tuỳ thuộc vào từng cá nhân, xã hội và ñiều
    kiện sống. Trên thực tế mỗi cá nhân ñều phải làm cái gì ñó ñể cân bằng trạng
    thái tâm lý của mình: ăn uống, hít thở không khí, mua sắm quần áo, . ñó
    chính là nhu cầu.
    Nhu cầu có thể hết sức ña dạng, muôn hình muôn vẻ.ðó có thể là nhu
    cầu về mặt vật chất (tiền bạc, của cải .) hoặc nhucầu về mặt tinh thần (giải
    trí, thư giãn, .) [17].
    * Khái niệm về nhu cầu của Abraham H.Maslow
    Theo Maslow, về căn bản nhu cầu của con người ñượcchia làm 2 nhóm
    chính: nhu cầu cơ bản (basic needs) và nhu cầu bậc cao (meta needs) [20].
    Nhu cầu cơ bản liên quan ñến các yếu tố thể lý củacon người như
    mong muốn có ñủ thức ăn, nước uống, ñược ngủ nghỉ, . Những nhu cầu cơ
    bản này ñều là các nhu cầu không thể thiếu hụt vì nếu con người không ñược
    ñáp ứng ñủ những nhu cầu này, họ sẽ không tồn tại ñược nên họ sẽ ñấu tranh
    ñể có ñược và tồn tại trong cuộc sống hàng ngày.
    Các nhu cầu cao hơn nhu cầu cơ bản trên ñược gọi lànhu cầu bậc cao.
    Những nhu cầu này bao gồm nhiều nhân tố tinh thần như sự ñòi hỏi công
    Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
    6
    bằng, an tâm, vui vẻ, sự tôn trọng, vinh danh với một cá nhân, .
    Các nhu cầu cơ bản thường ñược ưu tiên chú ý trước so với những nhu
    cầu bậc cao này. Với một người bất kỳ, nếu thiếu ăn, thiếu uống, . họ sẽ
    không quan tâm ñến các nhu cầu về vẻ ñẹp, sự tôn trọng .
    Hình 2.1 Thứ tự sắp xếp nhu cầu của Abraham H. Maslow năm 1943
    Cấu trúc của Tháp nhu cầu có 5 tầng, trong ñó, những nhu cầu con
    người ñược liệt kê theo một trật tự thứ bậc hình tháp kiểu kim tự tháp.
    Những nhu cầu cơ bản ở phía ñáy tháp phải ñược thoảmãn trước khi
    nghĩ ñến các nhu cầu cao hơn. Các nhu cầu bậc cao sẽ nảy sinh và mong
    muốn ñược thoả mãn ngày càng mãnh liệt khi tất cả các nhu cầu cơ bản ở
    dưới (phía ñáy tháp) ñã ñược ñáp ứng ñầy ñủ [20].
    - Tầng thứ nhất:Các nhu cầu về căn bản nhất thuộc "thể lý"
    (physiological) - thức ăn, nước uống, nơi trú ngụ, tình dục, bài tiết, thở, nghỉ
    ngơi.
    - Tầng thứ hai:Nhu cầu an toàn (safety) - cần có cảm giác yên tâm về
    an toàn thân thể, việc làm, gia ñình, sức khỏe, tàisản ñược ñảm bảo.
    Nhu cầu thể chất và sinh lý
    Nhu cầu an toàn
    Nhu cầu xã hôị
    Nhu cầu ñược tôn trọng
    Khẳng ñịnh hoàn thiện
    Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
    7
    - Tầng thứ ba:Nhu cầu ñược giao lưu tình cảm và ñược trực thuộc
    (love/belonging) - muốn ñược trong một nhóm cộng ñồng nào ñó, muốncó
    gia ñình yên ấm, bạn bè thân hữu tin cậy.
    - Tầng thứ tư:Nhu cầu ñược quý trọng, kính mến (esteem) - cần có
    cảm giác ñược tôn trọng, kinh mến, ñược tin tưởng.
    - Tẩng thứ năm:Nhu cầu về tự thể hiện bản thân (self-actualization) -
    muốn sáng tạo, ñược thể hiện khả năng, thể hiện bảnthân, trình diễn mình, có
    ñược và ñược công nhận là thành ñạt.
    Mở rộng tháp
    Sau Maslow, có nhiều người ñã phát triển thêm tháp này như thêm các
    tầng khác nhau, thí dụ:
    - Tầng Cognitive: nhu cầu về nhận thức, hiểu biết -học ñể hiểu biết,
    góp phần vào kiến thức chung.
    - Tầng Aesthetic: nhu cầu về thẩm mỹ - có sự yên bình, ham muốn hiểu
    biết về những gì thuộc nội tại.
    - Tầng Self-transcendence: nhu cầu về tự tôn bản ngã - một trạng thái
    siêu vị kỷ hướng ñến trực giác siêu nhiên, lòng vị tha, hòa hợp bác ái.
    * Khái niệm về nhu cầu và vật chất của Thonon Armand:Nhu cầu là
    toàn bộ mong muốn của con người ñể có thể có một sốcủa cải vật chất hay
    dịch vụ ñể làm bớt khó khăn của họ hay tăng phúc lợi cho cuộc sống của họ
    [11]. Theo cách chia của ông nhu cầu của con người có thể ñược chia làm hai
    loại: Thứ nhất nhu cầu về sinh lý, thứ hai nhu cầu về xã hội.
    2.1.2 Các khai niệm liên quan ñến cầu
    * Khái niệm cầu: “cầu là lượng hàng hoá dịch vụ mà người tiêu dùng
    có khả năng và sẵn sàng mua ở các mức giá khác nhau(mức giá chấp nhận)
    trong một phạm vi không gian và thời gian nhất ñịnhkhi các yếu tố khác
    không ñổi” [15].
    * Lượng cầu:là số lượng hàng hoá dịch vụ mà người tiêu dùng cókhả
    năng và sẵn sàng mua ở một mức cụ thể (khi các yếu tố khác không ñổi).

    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1 Công ty TNHH 1 thành viên kinh doanh nước sạch Quảng Ninh
    2 Luật tài nguyên nước năm 1998.
    3 Nghị ñịnh 117/2007/Nð-CP ngày 11/7/2007 Về sản xuất, cung cấp và tiêu
    thụ nước sạch.
    4 Niên giám thống kê huyện Tiên Yên 2008, 2009, 2010
    5 Quyết ñịnh số 1329/Qð-BYT ngày 18/4/2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế V/v về
    việc ban hành Tiêu chuẩn vệ sinh nước ăn uống
    6 Quyết ñịnh số 09/2005/Qð-BYT ngày 11/3/2005 của Bộ trưởng Bộ Y tế “Về
    việc ban hành tiêu chuẩn ngành: tiêu chuẩn vệ sinh nước sạch”.
    7 Quyết ñịnh số 3903/2004/Qð-UB ngày 01/11/2004 của UBND tỉnh Quảng
    Ninh "V/v quy ñịnh giá bán nước sạch do Công ty Thicông và Cấp nước
    Quảng Ninh cung ứng cho các ñối tượng tiêu dùng trên ñịa bàn tỉnh"
    8 Quyết ñịnh sửa ñổi bổ sung số 113/2005/Qð-UBND ngày11/1/2005 của
    UBND tỉnh "V/v sửa ñổi quy ñịnh giá bán nước sạch do Công ty Thi công
    và Cấp nước Quảng Ninh cung ứng cho các ñối tượng tiêu dùng trên ñịa bàn
    tỉnh ban hành tại Quyết ñịnh số 3903/2004/Qð-UB ngày 01/11/2004 của Uỷ
    ban Nhân dân tỉnh"
    9 Quyết ñịnh số 3849/2010/Qð-UBND ngày 17/12/2010 củaUBND tỉnh
    Quảng Ninh Về việc phê duyệt phương án giá nước sạch của Công ty TNHH
    1 thành viên kinh doanh nước sạch Quảng Ninh
    10 Quyết ñịnh 3924/Qð-UBND ngày 21/12/2010 của UBND tỉnh Quảng Ninh
    Về việc ñiều chỉnh Quy hoạch cấp nước ñô thị và khucông nghiệp tỉnh
    Quảng Ninh giai ñoạn ñên 2020 và ñịnh hướng ñến 2030.
    11 Thonon Armand (2001, “Thương mại hoá và phân phối các sản phẩm nông
    nghiệp”, Vũ ðình Tôn, Trần Minh Vượng, Nhà in Trường ðại học Nông
    nghiệp I – Hà Nội).
    Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
    107
    12 Thông tư liên tịch số 95/2009/TTLT-BTC-BXD-BNN ngày 19/5/2009 giữa
    Bộ Tài chính - Bộ Xây Dựng - Bộ Nông nghiệp và PTNT“Hướng dẫn
    nguyên tắc, phương pháp xác ñịnh và thẩm quyền quyết ñịnh giá tiêu thụ
    nước sạch tại các ñô thị, khu công nghiệp và khu vực nông thôn”.
    13 Thông tư số 100/2009/TT-BTC, ngày 20/5/2009 của BộTài chính “Về việc
    ban hành khung giá tiêu thụ nước sạch sinh hoạt”.
    14 Thông tư 04/2009/TT – BYT ngày 17/6/2009 của Bộ Y tế Ban hành “Quy
    chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống”
    15 TS. Trần Văn ðức, Ths. Lương Xuân Chỉnh (2006), giáo trình kinh tế học vi
    mô, NXB Nông nghiệp, Hà Nội).
    16 Website: http://www.cerwass.org.vn/(Trung tâm Quốc gia Nước sạch và Vệ
    sinh môi trường nông thôn)
    17 Website: http://www.**************).
    18 Website: http://www.unicef.org (Nước sạch, môi trường và vệ sinh)
    19 Website: http://wef.org.vn(Quỹ nước sạch và bảo vệ môi trường Việt Nam)
    20 Website: http://www.wikipedia.org).
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...