Tiến Sĩ Xác định một số yếu tố môi trường trong quy hoạch sử dụng đất huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 19/1/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP
    NĂM 2013


    MỤC LỤC Trang

    MỞ ĐẦU 1
    1. Tính cấp thiết của đề tài 1
    2. Mục tiêu nghiên cứu 2
    3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 2
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 3
    5. Những đóng góp mới của luận án 3

    Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 4
    1.1. Tổng quan về sử dụng đất và quy hoạch sử dụng đất 4
    1.1.1. Đất và sử dụng đất 4
    1.1.2. Cơ sở khoa hoc của quy hoạch sử dụng đất 6 1.2. Yêu cầu bảo vệ môi trường trong quy hoạch sử dụng đất 7
    1.2.1. Yêu cầu khách quan 7
    1.2.2. Yêu cầu về pháp lý 9
    1.2.3. Thực trạng việc lồng ghép các vấn đề môi trường trong quy hoạch sử dụng đất 10
    1.3. Bảo vệ môi trường đất 19
    1.3.1. Môi trường đất 19
    1.3.2. Bảo vệ môi trường vùng gò đồi, đất dốc 20
    1.4. Xác định các yếu tố môi trường trong quy hoạchsử dụng đất 32
    1.4.1. Các yêu cầu chung trong quá trình lập quy hoạch sử dụng đất 32
    1.4.2. Các chỉ tiêu môi trường cần kiểm soát 33
    1.5. Định hướng nghiên cứu 36
    1.5.1. Về nhận thức 36
    1.5.2. Hướng triển khai nghiên cứu 36

    Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 38
    2.1. Nội dung nghiên cứu 38
    2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội huyệnSóc Sơn 38
    2.1.2. Đánh giá việc thực hiện quy hoạch sử dụngđất huyện Sóc Sơn đến năm 2010 theo yêu cầu bảo vệ môi trường 38
    2.1.3. Những yêu cầu bảo vệ môi trường trong quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện Sóc Sơn 38
    2.1.4. Đề xuất một số yếu tố môi trường trong quy hoạch sử dụng đất huyện Sóc Sơn 38
    2.2. Phương pháp nghiên cứu 38
    2.2.1. Phương pháp điều tra thu thập thông tin, tài liệu 38
    2.2.2. Phương pháp xây dựng bản đồ 39
    2.2.3. Phương pháp tổng hợp, xử lý dữ liệu 40
    2.2.4. Phương pháp kế thừa, chọn lọc những tư liệu sẵn có 40
    2.2.5. Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp bền vững 40
    2.2.6. Phương pháp tiếp cận mô hình khung ma trận Áp lực - Tình trạng - Phản hồi (PSR) và Động lực - Áp lực - Hiện trạng -Tác động Phản hồi (DPSIR) 41
    2.2.7. Phương pháp chuyên gia 44

    Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 45
    3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Sóc Sơn 45
    3.1.1. Vị trí địa lý 45
    3.1.2. Các điều kiện sinh thái tự nhiên của huyện Sóc Sơn 45
    3.1.3. Các nguồn tài nguyên của huyện Sóc Sơn 49
    3.1.4. Đặc điểm kinh tế - xã hội huyện Sóc Sơn 54
    3.2. Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch sử dụngđất huyện
    Sóc Sơn đến năm 2010 theo yêu cầu bảo vệ môi trường
    67 3.2.1. Khái quát phương án quy hoạch sử dụng đấtđến năm 2010 huyện Sóc Sơn 67
    3.2.2. Xác định các yếu tố môi trường trong quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 huyện Sóc Sơn 73
    3.3. Nghiên cứu các mô hình sử dụng đất có liên quan đến yếu tố bảo vệ môi trường cần kiểm soát trong quy hoạch sử dụng đất 89
    3.3.1. Một số mô hình sử dụng đất nông nghiệp 89
    3.3.2. Mô hình sử dụng đất khu du lịch sinh thái 103 3.3.3. Mô hình sử dụng đất khác 106
    3.4. Những yêu cầu về bảo vệ môi trường trong quy hoạch sử dụng đất huyện Sóc Sơn 109
    3.4.1. Những áp lực từ phương án quy hoạch sử dụng đất huyện Sóc Sơn 109
    3.4.2. Những yêu cầu bảo vệ môi trường đến năm 2020 112
    3.5. Đề xuất một số yếu tố môi trường trong quy hoạch sử dụng đất huyện Sóc Sơn đến năm 2020
    3.5.1. Đề xuất một số yếu tố môi trường trong quy hoạch sử dụng đất huyện Sóc Sơn đến năm 2020
    3.5.2. Giải pháp để kiểm soát các yếu tố môi trường trong quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp huyện Sóc Sơn đến năm 2020
    124
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 129
    1. Kết luận 129
    2. Kiến nghị 131
    DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN
    ĐẾN LUẬN ÁN
    133
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 134
    PHỤ LỤC 140
    Mẫu phiếu điều tra 157


    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tà
    i
    Trong những năm gần đây, quy hoạch sử dụng đất đã được chú trọng
    và thực thi nhằm đảm bảo việc khai thác sử dụng nguồn tài nguyên đất một
    cách tiết kiệm và có hiệu quả. Tuy nhiên, việc sử dụng đất trong những thập
    kỷ qua ở nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển như
    Việt Nam đã và đang phải đối mặt với những vấn đề môi trường trong quá
    trình sử dụng đất.
    Hội nghị Stockholm về Môi trường và Con người (1972) đã đánh dấu
    sự ra đời của nhận thức về phát triển bền vững, đồng thời kêu gọi công tác
    quy hoạch theo phương thức tích hợp được cả những nội dung môi trường;
    tiếp đó là Hội nghị thượng đỉnh Trái Đất về Môi trường và Phát triển (Tháng
    6 năm 1992) tại Rio De Janeiro với việc thông qua Chương trình Nghị sự 21
    kêu gọi xây dựng các chiến lược phát triển bền vữngquốc gia, lồng ghép các
    chiến lược phát triển kinh tế - xã hội với bảo vệ m ôi trường.
    Luật Bảo vệ Môi trường năm 2005 của nước ta đã đượcQuốc hội Khoá
    XI, kỳ họp thứ 8 thông qua, trong đó quy định các phương án quy hoạch sử
    dụng đất phải tiến hành đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC). Chính vì vậy
    việc nghiên cứu lồng ghép các yếu tố bảo vệ môi trường vào công tác quy
    hoạch sử dụng đất là cần thiết, nhằm giải quyết cácmục tiêu chiến lược cho
    phát triển bền vững và hạn chế, giảm thiểu những rủi ro đối với nguồn tài
    nguyên đất trong tương lai, đặc biệt đối với đất nông nghiệp.
    Sóc Sơn là huyện ngoại thành Hà Nội, nằm trong vùngbán sơn địa với
    đặc điểm địa hình rất đa dạng: vùng gò đồi, vùng ruộng bậc thang và vùng
    đồng trũng ven sông. Trong đó đặc biệt là vùng đất gò đồi có vị trí rất quan
    trọng, rừng ở đây được coi là “lá phổi xanh” điều hoà khí hậu cho Thủ đô, nó
    không chỉ là rừng cảnh quan phục vụ du lịch, nghỉ ngơi cuối tuần trong cụm
    đô thị Hà Nội - Nội Bài - Việt Trì, mà còn có ý nghĩa phòng hộ môi trường,
    giữ nước, điều tiết nước phục vụ đời sống sinh hoạtvà sản xuất nông nghiệp
    của các huyện phía Bắc thành phố Hà Nội. Những năm gần đây vấn đề đô thị
    hoá và công nghiệp hoá trên địa bàn đã gây áp lực không nhỏ đến việc sử
    dụng đất, cụ thể như việc mở rộng sân bay quốc tế Nội Bài, sân golf Minh
    Trí, khu du lịch văn hoá Đền Sóc, Học viện Phật giáo, di dời các trường đại
    học, các khu công nghiệp, bãi rác, nghĩa địa, cùngvới việc chuyển đổi cơ
    cấu cây trồng, hình thành các trang trại trên các vùng gò đồi đã đặt ra những
    vấn đề cấp bách trong công tác quản lý đất đai và bảo vệ môi trường, đảm bảo
    sự tăng trưởng kinh tế, đồng hành với ổn định xã hội và phát triển bền vững.
    Xuất phát từ thực tiễn nêu trên, chúng tôi thực hiện đề tài “Xác định
    một số yếu tố môi trường trong quy hoạch sử dụng đất huyện Sóc Sơn,
    thành phố Hà Nội
    ”.
    2. Mục tiêu nghiên cứu
    Xác định một số chỉ tiêu, yếu tố bảo vệ môi trường cần kiểm soát gắn
    với các mô hình sử dụng đất của huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội.
    Đề xuất một số yếu tố môi trường trong quy hoạch sửdụng đất huyện
    Sóc Sơn, thành phố Hà Nội.
    3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
    3.1. Ý nghĩa khoa học
    Nghiên cứu làm rõ về các chỉ tiêu, yếu tố bảo vệ môi trường trong điều
    kiện sử dụng đất đặc thù ở vùng gò đồi huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội,
    góp phần bổ sung, hoàn thiện cơ sở khoa học về sử dụng đất bền vững đối với
    vùng gò đồi, đất dốc phục vụ công tác lập và thẩm định quy hoạch sử dụng
    đất cấp huyện.
    3.2. Ý nghĩa thực tiễn
    Xác định một số yếu tố môi trường cần kiểm soát phục vụ công tác lập
    và thẩm định quy hoạch sử dụng đất huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội nhằm
    giải quyết các mục tiêu phát triển bền vững và giảmthiểu những rủi ro đối với
    sử dụng đất nông nghiệp trong tương lai ở một huyệnvùng gò đồi đang trong
    quá trình đô thị hoá.
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
    4.1. Đối tượng nghiên cứu
    Quy hoạch sử dụng đất huyện Sóc Sơn và các vấn đề bảo vệ môi
    trường, trong đó tập trung nghiên cứu một số chỉ tiêu, yếu tố bảo vệ môi
    trường đối với quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp.
    Các mô hình sử dụng đất nông nghiệp bền vững, bảo vệ môi trường
    trong quy hoạch sử dụng đất huyện Sóc Sơn.
    4.2. Phạm vi nghiên cứu
    Toàn bộ huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội, trong đó tập trung thực
    nghiệm trên diện tích vùng gò đồi sản xuất nông lâmnghiệp trên địa bàn.
    5. Những đóng góp mới của luận án
    Kết quả nghiên cứu của luận án là căn cứ quan trọngđể BVMT trong
    SDĐ nông nghiệp ở huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội thuộc vùng gò đồi, đất
    dốc của Việt Nam. Theo đó, đã xác định một số yếu tố MT cần thiết phải
    kiểm soát phục vụ lập và thẩm định QHSDĐ huyện Sóc Sơn đến năm 2020,
    đó là: tổng quỹ đất NN cần bảo vệ, quỹ đất trồng lúa cần bảo vệ nghiêm ngặt;
    tổng quỹ đất rừng, quỹ đất rừng thông cần bảo vệ nghiêm ngặt; độ che phủ
    rừng, độ che phủ chung gồm cả cây lâu năm; diện tích đất bảo đảm cảnh
    quan, nguồn nước và quỹ đất xây dựng các công trìnhbãi rác, xử lý chất thải.
    Đây là những chỉ tiêu kép: sử dụng đất - bảo vệ môitrường và được
    lồng ghép trong phương án QHSDĐ theo hướng phát triển bền vững.
     
Đang tải...