Luận Văn Xác định một số yếu tố huyết học trên cá tra (Pangasius hypophthalmus) trắng gan trắng mang ở một số

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Xác định một số yếu tố huyết học trên cá tra (Pangasius hypophthalmus) trắng gan trắng mang ở một số tỉnh nuôi cá tra, Đồng Bằng Sông Cửu Long


    Thủy sản đã và đang là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam. Nhờ sự hội tụ của điều kiện tự nhiên thuận lợi, ngành thủy sản nước ta phát triển trên cả lĩnh vực khai thác và nuôi trồng. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, do sự khai thác quá mức và nguồn thủy sản tự nhiên có giới hạn nên sản lượng của khai thác thủy sản tăng không đáng kể. Trong khi đó, nhu cầu về nguồn thực phẩm từ thủy sản ngày càng tăng nên vai trò của ngành nuôi trồng thủy sản càng được khẳng định. Một trong những đối tượng đóng vai trò chủ chốt của thủy sản Việt Nam là cá tra. Theo dự đoán của FAO, năm 2010 sản lượng cá tra và cá ba sa sẽ đạt 1 triệu tấn. Tuy nhiên, con số này đạt được trong năm 2007. Do có những ưu điểm: lớn nhanh, thích nghi rộng, chịu đựng được điều kiện khắc nghiệt của môi trường, có thể nuôi ở mật độ cao, cá tra từ lâu là loài cá được nuôi rộng rãi ở nước ta, đặc biệt là các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long. Tuy nhiên, do nhu cầu cao của thị trường, nghề nuôi cá tra ở nước ta nói chung và Đồng Bằng Sông Cửu Long nói riêng phát triển ngày càng rầm rộ với mật độ nuôi và mức độ thâm canh hóa ngày càng cao kéo theo dịch bệnh thường xuyên xảy ra. Các bệnh xuất huyết, mủ gan, bệnh ký sinh trùng, thường xuyên gây hại trên cá tra và gần đây là “bệnh trắng gan trắng mang” (TGTM), còn được người nuôi cá gọi là “bệnh thiếu máu”. Đây là một bệnh mới, thường xuất hiện ở giai đoạn cá giống, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sản lượng nuôi. Có nhiều tác giả đã đề cập đến bệnh thiếu máu ở cá với nhiều nguyên nhân khác nhau như Kasagala và Pathiratne ( ) nghiên cứu tác hại của hloramphenicol lên cá chép Nhật Bản kết luận chloramphenicol trong nước nồng độ 10 mg/L trong 10 ngày gây thiếu máu. Olaifa et al. (2004) cho biết thiếu máu là kết quả của hiện tượng nồng độ đồng cao hơn 3,2 mg/L gây ngộ độc ở cá trê phi. Johnson (1993) thì cho rằng thiếu máu ở cá nheo Mỹ (Ictalurus punctatus) có thể liên quan đến vitamin B12 và sự kém hấp thu acid folic hoặc do vi khuẩn Edwardsiella ictaluri. Tuy nhiên, các thông tin khoa học cụ thể về bệnh thiếu máu gây TGTM trên đối tượng cá tra ở Việt Nam hầu như chưa có.
     
Đang tải...