Thạc Sĩ Xác định mối quan hệ giữa các thông số động lực học của hệ rung làm tăng độ bền, độ chống thấm của m

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 3/8/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    #1 Phí Lan Dương, 3/8/14
    Last edited by a moderator: 7/8/14
    MỞ ĐẦU
    Kênh và cầu máng xi măng lưới thép (XMLT) chế tạo bằng công nghệ rung ngày càng được áp dụng rộng rãi trong ngành Thuỷ lợi - Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kết cấu này được Nhà nước đã và đang đầu tư nhiều tỷ đồng cho việc kiên cố và hiện đại hóa hệ thống tưới tiêu nước nhằm đẩy mạnh phát triển nông nghiệp - lương thực, một trong những mục tiêu quan trọng nhất để phát triển Việt Nam trong giai đoạn mới. Vì vậy đề tài luận án: “Xác định mối quan hệ giữa các thông số động lực học của hệ rung làm tăng độ bền, độ chống thấm của máng xi măng lưới thép” là hướng nghiên cứu có ý nghĩa khoa học và khả năng ứng dụng thực tiễn tốt. - Mục đích: nghiên cứu các ảnh hưởng của thông số dao động của hệ rung đối với độ bền và độ chống thấm của cầu máng XMLT; nghiên cứu các đặc điểm của hệ dao động theo một phương truyền thống, các thuận lợi cũng như hạn chế của hệ, đề xuất hệ rung mới chế tạo máng XMLT và phân tích các thông số ảnh hưởng có lợi cho sự rung đầm chặt của bê tông, nhằm làm tăng độ bền cũng như độ chống thấm của kết cấu XMLT chế tạo bằng phương pháp rung. - Nội dung nghiên cứu: 1.Tìm hiểu về phạm vi sử dụng, đặc thù kết cấu XMLT và vật liệu chế tạo chúng. Nghiên cứu các phương pháp sản suất (đúc rung - tạo hình và lèn chặt sản phẩm) bê tông cốt liệu nhỏ, đề xuất loại máy rung hai phương cộng hưởng sử dụng hiệu ứng tuyến tính hóa ma sát.2. Nghiên cứu mô hình máy rung hai phương cộng hưởng; khảo sát ảnh hưởng của các thông số động học, động lực học tới độ bền và độ chống thấm của XMLT. Đề xuất quy trình thiết kế máy rung thí nghiệm. 3. Thiết kế, chế tạo máy rung 2 phương cỡ nhỏ và tiến hành đo, so sánh các thông số chính của máy với tính toán lý thuyết; đo, so sánh độ bền nén và độ chống thấm của mẫu
    2
    khuôn các cấp phối bê tông cốt liệu nhỏ trên máy rung một và hai phương. Đúc thử mẫu máng XMLT và đề xuất quy trình ứng dụng kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho việc chế tạo máng XMLT thực tế. Đưa ra các kết luận và kiến nghị. - Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: các chế độ làm việc của máy rung một phương và hai phương ảnh hưởng đến chất lượng của kết cấu XMLT về độ bền và độ chống thấm. Các thông số chủ yếu gồm biên độ dao động, vận tốc cũng như gia tốc.vv được khảo sát kỹ để tìm được các ảnh hưởng có lợi cho rung đầm chặt bê tông, các thông số này được đo đạc kiểm chứng thông qua thực nghiệm. - Phương pháp nghiên cứu: sử dụng phương pháp giải tích về dao động theo 2 phương. Áp dụng phương pháp thực nghiệm trong đo đạc và kỹ thuật để chế tạo máy rung và các mẫu bê tông. Phương pháp số đã được dùng để tính toán so sánh, phân tích tổng hợp kết quả. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn. Chế tạo các kết cấu bê tông đúc sẵn trong đó có kênh, cầu máng XMLT mang một ý nghĩa khoa học đáng kể. Việc nghiên cứu cải tiến, đổi mới hơn nữa công nghệ rung sẽ tiếp tục tạo ra những công trình tưới tiêu đóng góp thiết thực vào việc nâng cao năng suất cây trồng, tiết kiệm đất đai, giảm chi phí duy tu bảo dưỡng công trình. Áp dụng công nghệ chế tạo kết cấu XMLT nói chung và kênh, cầu máng XMLT nói riêng bằng phương pháp rung công nghiệp tiên tiến quy mô lớn là rất quan trọng và cấp thiết để thực hiện mục tiêu to lớn nói trên của Nhà nước và nhân dân. Luận án gồm phần mở đầu, 3 chương nội dung và phần kết luận, các công trình công bố của tác giả, tài liệu tham khảo và phụ lục.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...