Luận Văn Xác định mầm bệnh ký sinh trùng gây bệnh cho người trong rau và thuỷ sản được nuôi trồng từ nguồn nư

Thảo luận trong 'Y Khoa - Y Dược' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 20/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
    BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI CẤP BỘ
    Hà Nội 4/2010

    Mc lục ( Báo cáo dài 68 trang có File WORD)

    Những chữ viết tắt 4
    Các sản phẩm đạt được của đề tài/dự án 6
    Bản tự đánh giá 7
    Chương 1: Đặt vấn đề 10
    Mục tiêu 13
    Chương 2: Tổng quan tài liệu 14
    Chương 3: Đối tượng và phương pháp 22
    Chương 4: Kết quả nghiên cứu 28
    Tại thành phố 28
    Tại nông thôn 31
    Chương 5: Bàn luận 37
    Chương 6: Kết luận 43
    Khuyến nghị 46
    Tài liệu tham khảo 47
    Phụ lục: Một số hình ảnh sinh địa cảnh và
    Ký sinh trùng trong nghiên cứu 49

    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Môi trường sống luôn luôn tác động đến cuộc sống con người ở nhiều khía cạnh và mức độ khác nhau. Môi trường tồn tại vô số những tác nhân gây bệnh tác động lên con người, làm con người nhiễm bệnh và gây ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ, thậm chí còn gây tử vong. Trong những tác nhân gây bệnh đó có mầm bệnh ký sinh trùng.
    Các tác nhân gây bệnh này có thể tồn tại ở mọi nơi như đất, nước, thực vật, động vật dưới nước, trên cạn, thậm chí chim trên trời hay thú vật trong rừng đều có nguy cơ chứa mầm bệnh ký sinh trùng truyền lây cho người.
    Người nhiễm các mầm bệnh này có thể gây thành dịch nếu chúng ta không có biện pháp khống chế kịp thời, đặc biệt có nhiều bệnh, mầm bệnh rất sẵn có ở Việt Nam nhưng giới y học lại không quan tâm đầy đủ dẫn đến chẩn đoán nhầm đáng tiếc.
    Nhưng mầm bệnh ở đâu? Loại gì? Cách phòng chống ra sao? Khống chế hay tiêu diệt như thế nào cho phù hợp với từng địa phương cả về chuyên môn và kinh tế? Đó là những câu hỏi cần được giải đáp với những con số biết nói thể hiện trong đề tài này.
    Nếu chúng ta có được những thông tin đầy đủ và cụ thể về các mầm bệnh tàng trữ, lưu hành trong môi trường tại các tiểu vùng địa lý trong từng quốc gia, trong từng vùng miền hay trong từng tỉnh thì sẽ hạn chế hoặc khống chế được tác hại đến sức khoẻ con người, ảnh hưởng lâu dài đến giống nòi, liên quan chặt chẽ với phát triển kinh tế -xã hội, du lịch và an ninh quốc phòng.
    Mầm bệnh ký sinh trùng từ môi trường xâm nhập vào con người chủ yếu qua đường ăn uống hay đường da/niêm mạc. Đó là các bệnh giun đũa với 1,4 tỷ người mắc và hàng năm bị tử vưng 60 triệu người; bệnh giun tóc với 1,4 tỷ người mắc và hàng năm tử vong 10 triệu người; bệnh giun móc với 1,5 tỷ người mắc và tử vong hàng năm 65 triệu người; bệnh sán máng với hơn 200 triệu người mắc; có trên 40 triệu người nhiễm sán lá truyền qua thức ăn; có trên 100 triệu người nhiễm sán dây /ấu trùng sán lợn; có hàng tỷ người mắc các bệnh đơn bào và bệnh ký sinh trùng khác trên toàn thế giới (Tổ chức Y tế thế giới, 1995). Nhiều tác giả trên thế giới như M.V.K. Sukhdeo và cs, 1994; R. C. Tinsley & L. H. Chappell, 2000 đã nghiên cứu mầm bệnh ký sinh trùng từ môi trường tác động lên sức khoẻ con người.
    Giun sán truyền qua động vật thuỷ sinh (cá, cua, tôm, lươn, ếch) gây bệnh cho người bao gồm chủ yếu là sán lá gan nhỏ, sán lá ruột nhỏ, giun đầu gai, sán nhái . Bệnh có liên quan đến tập quán sử dụng thuỷ sản sống như ăn gỏi cá, cá nấu chưa kỹ hoặc đắp nhái vào mắt . Sán lá truyền qua cá chủ yếu gồm 7 loài sán lá gan nhỏ thuộc họ Opisthorchidae (gồm Clonorchis sinensis, Opisthorchis felineus, Opisthorchis viverrini, Amphimerus norverca, Amphimerus pseudofelineus, Metorchis conjunctus và Pseudamphistomum trancatum) và 69 loài sán lá ruột nhỏ (gồm có 31 loài thuộc họ Heterophyidae, 21 loài thuộc họ Echinostomatidae, 5 loài thuộc họ Leicithodendriidae, 4 loài thuộc họ Plagiorchiidae, họ Diplostomidae, Nanophyetidae và Paramphistomatidae mỗi họ có 2 loài, họ Gastrodiscidae, Gymnophallidae, Microphllidae và Strigeidae mỗi họ có 1 loài). Ngoài ra, lươn và cá có thể nhiễm giun đầu gai Gnathostoma (có trên 10 loài ký sinh ở động vật, trong đó đã xác định 4 loài ký sinh ở người như Gnathostoma spinigerum, G. hispidum, G.doloresi và G. niponicum; ba loài G. spinigerum, G. hispidum và G.doloresi đã được xác định có mặt ở Việt Nam. Ếch có thể bị nhiễm ấu trùng sán nhái Spirometra erinacei.
    Tại Việt Nam, bệnh ký sinh trùng chung giữa người và động vật phổ biến trong toàn quốc. Tình hình nhiễm giun đũa và giun tóc ở miền Bắc cao hơn miền Nam, có nơi ở miền Bắc tỷ lệ nhiễm 2 loại giun này là 80-90%. Tình hình nhiễm giun móc cao trên phạm vi cả nước, có nơi 70-80%. Sán lá gan nhỏ phân bố ở ít nhất 32 tỉnh, có địa phương tỷ lệ nhiễm trên 30% như Nam Định, Ninh Bình, Hà Tây, Thanh Hoá, Phú Yên, Bình Định; có nơi bệnh lưu hành trên toàn tỉnh như Hoà Bình. Sán lá gan lớn phân bố ở ít nhất trên 47 tỉnh với số lượng bệnh nhân trên 5.000 người, có nơi tỷ lệ nhiễm 11,1% như ở Khánh Hoà. Sán lá ruột lớn lưu hành ở ít nhất 16 tỉnh, có nới tỷ lệ nhiễm 3,8% như Đăc Lăc. Sán lá ruột nhỏ đã xác định lưu hành ở ít nhất 18 tỉnh với 5 loài, có nơi tỷ lệ nhiễm tới 52,4% như Nam Định, có bệnh nhân nhiễm trên 4.000 sán. Sán lá phổi phân bố ở ít nhất 10 tỉnh, có nơi tỷ lệ nhiễm 15% như Sơn La. Sán dây /ấu trùng sán lợn lưu hành ở ít nhất 50 tỉnh, có nơi tỷ lệ nhiễm sán dây 12% và nhiễm ấu trùng sán lợn 7,2% (Nguyễn Văn Đề và cs, 1998-2006). Giun đầu gai Gnathostoma cũng đã được phát hiện hàng trăm ca trên người (Lê Thị Xuân và cs, 2003). Hàng chục bệnh nhân nhiễm giun lươn não gây viêm màng não tăng bạch cầu ái toan trong những năm gần đây (Phạm Nhật An, 2004 và Nguyễn Văn Đề, 2005) do ăn phải ấu trùng từ môi trường. Hàng chục triệu người nhiễm các loại đơn bào từ môi trường sống. Đã có một số điều tra ô nhiễm thực phẩm bởi mầm bệnh ký sinh trùng nhưng chưa đầy đủ. Thịt lợn nhiễm ấu trùng sán dây 0,02-0,9% (Kiều Tùng Lâm). Thịt bò nhiễm ấu trùng sán dây 0,03% (Trần Thuật); Có 7/10 loài cá nước ngọt nhiễm ấu trùng sán lá 1,7-21,7% (Nguyễn Văn Đề, 2005); Cua đá nhiễm ấu trùng sán lá phổi 16-98,1% (Nguyễn Văn Đề, 2000); Lươn nhiễm ấu trùng Gnathostoma 11,4% (Nguyễn Văn Đề, 2000); Rau nhiễm trứng giun 35,7% và nhiễm đơn bào Cyclospora 8,4-11,8% (Nguyễn Thuỳ Trâm, 2007).
    Trong môi trường, nước thải được xem là nguồn lây lan mầm bệnh quan trọng nhất, trong đó có mầm bệnh ký sinh trùng. Nước thải bị ô nhiễm từ nhiều nguồn bao gồm nước thải sinh hoạt, nước thải bệnh viện, nhà máy, nước thải tự nhiên đều chứa đựng trong đó nhiều nguyên nhân gây bệnh cho người.
    Nhiệm vụ này đánh giá ô nhiễm mầm bệnh ký sinh trùng trên rau, thuỷ sản được nuôi trồng từ nguồn nước thải một số thành phố và nông thôn miền Bắc sẽ góp phần trả lời cho câu hỏi: i)trong nước thải thành phố và nông thôn chứa mầm bệnh ký sinh trùng nào truyền cho người; ii) trong mỗi loại thực phẩm liên quan đến nước thải (rau, cá, tôm, cua, ốc ) chứa mầm bệnh gì gây nhiễm cho người; iii) bằng phương pháp nào, truyền thống hay hiện đại hay phối hợp để xác định chính xác tác nhân gây bệnh? iv) đề xuất giải pháp nào khống chế hay xoá bỏ được mầm bệnh đó trong điều kiện Việt Nam? Từ đó góp phần đưa ra được kế hoạch phòng chống hiệu quả cho nhiều địa phương trong toàn quốc để đảm bảo sức khoẻ cộng đồng, đặc biệt phối hợp với các ngành thuỷ sản, nông nghiệp, thú y . để sản xuất thực phẩm sạch phục vụ đời sống dân sinh.
    Sử dụng nước thải để tưới rau và nuôi cá là phổ biến ở Việt Nam, cả ở thành phố và nông thôn. Vì vậy, cần tiến hành đánh giá ô nhiễm mầm bệnh ký sinh trùng trên rau và thuỷ sản nuôi trồng bằng nước thải ở thành phố và nông thôn miền Bắc và đề xuất giải pháp nuôi trồng rau và thuỷ sản sạch phục vụ người tiêu dùng, bảo vệ sức khỏe.

    MỤC TIÊU
    - Xác định các mầm bệnh ký sinh trùng (giun, sán và đơn bào) trong sản phẩm phục vụ con người (rau, thuỷ sản) được nuôi trồng bằng nước thải tại một số thành phố và nông thôn miền Bắc.
    - Định loại các mầm bệnh ký sinh trùng này bằng hình thái học và sinh học phân tử.
    - Đề xuất một số giải pháp nhằm bảo vệ người sử dụng một số thực phẩm có nguy cơ
    nhiễm ký sinh trùng.
     
Đang tải...