Chuyên Đề Xác định lưu tốc của dòng chảy nước thải qua vùng rễ khu đất ngập nước kiến tạo chảy ngầm bằng phươn

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÓM TẮT
    Bốn thí nghiệm chất lưu vết là muối ăn (Sodium Chloride, NaCl) đã được tiến hành nhằm
    xác định lưu tốc dòng chảy lớn nhất của nước thải sinh hoạt đi qua vùng rễ của khu đất
    ngập nước kiến tạo chảy ngầm. Dòng chảy là đồng nhất qua mặt cắt ngang của hệ thống
    đất ngập nước kiến tạo đã được xây dựng tại Đại học Cần Thơ. Thời gian tồn lưu chuẩn
    (hoặc lý thuyết) qua tầng rễ là 18 ngày dựa theo tính toán tỉ số giữa thể tích rỗng của khu
    đất ngập nước, độ rỗng của môi trường xốp và lưu lượng đi qua hệ thống. Lưu tốc trung
    bình lớn nhất của dòng chảy được xác định là 0,67 m/ngày. Kết quả cũng đã chứng minh
    việc dùng muối ăn làm chất lưu vết là một biện pháp rẻ tiền và bền vững để xác định lưu
    tốc trong một khu đất ngập nước kiến tạo chảy ngầm. Điều này có thể xem như một sáng
    tạo trong nghiên cứu đất ngập nước kiến tạo trong các nước đang phát triển như Việt
    Nam.


    1 ĐẶT VẤN ĐỀ
    Đất ngập nước kiến tạo (Constructed wetland) được định nghĩa là một hệ thống
    công trình xử lý nước thải được kiến thiết và tạo dựng mô phỏng có điều chỉnh
    theo tính chất của đất ngập nước tự nhiên với cây trồng chọn lọc (Tuấn et al.,
    2009). Đất ngập nước kiến tạo có thể thiết kế theo kiểu chảy ngầm hoặc chảy mặt.
    Đất ngập nước chảy ngầm có giá thành xây dựng cao hơn kiểu chảy mặt nhưng
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...