Luận Văn Xác định LD50 của cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) bị nhiễm vi khuẩn Edwardsiella ictaluri

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Nhu Ely, 13/12/13.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    Lời cảm tạ i
    Tóm tắt ii
    Mục lục .iii
    Danh sách bảng v
    Danh sách đồ thị v
    Danh sách hình .vi

    PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ . 1
    PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆ
    U 3

    2.1 Tình hình bệnh trên cá tra 3
    2.2 Bệnh do vi khuẩn Edwardsiella ictaluri ở cá tra. 3
    2.1.1 Nguyên nhân gây bệnh . 3
    2.1.2 Đường lây lan 4
    2.1.3 Dấu hiêu bệnh lý . 4
    2.3 Lịch sử bệnh mủ gan trên cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) . 5
    2.4 Một số thí nghiệm gây cảm nhiễm Edwardsiella ictaluri 5
    2.5 Biến đổi mô học ở cá bệnh do vi khuẩn E. ictaluri . 7

    PHẦN 3:VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 8

    3.1 Thời gian và địa điểm 8

    3.2 Vật liệu nghiên cứu 8

    3.3 Phương pháp nghiên cứu . 8
    3.3.1 Chuẩn bị hệ thống bể 8
    3.3.2 Cá thí nghiệm 9
    3.3.3 Vi khuẩn 9
    3.3.4 Thí nghiệm cảm nhiễm vi khuẩn E. ictaluri ở cá tra. . 11
    3.3.4.1 Xác định LD50 theo phương pháp của Reed và Muench (1938) 12
    3.3.4.2 Tái phân lập và tái định danh vi khuẩn Edwardsiella ictaluri bằng phương pháp truyền thống. 12
    3.3.5 Mô học 13
    3.3.6 Xử lý số liệu 14

    PHẦN 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN . 15

    4.1 Thí nghiệm cảm nhiễm vi khuẩn E. ictaluri. . 15
    4.1.1 Thí nghiệm cảm nhiễm vi khuẩn E. ictaluri chủng A1 . 15
    4.1.2 Thí nghiệm cảm nhiễm vi khuẩn E. ictaluri chủng T8 . 16
    4.1.3 Thí nghiệm cảm nhiễm vi khuẩn E. ictaluri chủng CAF258 16
    4.1.4 Thí nghiệm cảm nhiễm vi khuẩn E. ictaluri chủng KSL103 17
    4.2 Thảo luận chung . 18
    4.3. Dấu hiệu bệnh lý của cá sau khi gây cảm nhiễm vi khuẩn E. ictaluri. . 21
    4.4. Kết quả tái phân lập và định danh vi khuẩn E. ictaluri . 21
    4.5 Biến đổi mô học ở cá tra bệnh do vi khuẩn Edwardsiella ictaluri 24

    CHƯƠNG V: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT . 26

    5.1 Kết luận 26
    5.2 Đề xuất . 26

    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 27

    ĐẶT VẤN ĐỀ

    Nuôi trồng thủy sản đang ngày một phát triển và trở thành một ngành có đóng góp đáng kể trong kim ngạch xuất khẩu. Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) có truyền thống nuôi cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) từ rất lâu đời, cá tra được nuôi phổ biến trong ao đất và trong bè. Hiện nay cá tra đã được nuôi ở hầu hết các tỉnh trong vùng. Những năm gần đây, việc nuôi cá tra phát triển mạnh nhằm phục vụ tiêu thụ nội địa và cung cấp nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu. Đặc biệt từ khi giống nhân tạo hoàn toàn được chủ động thì nghề nuôi càng ổn định và có những bước phát triển vượt bậc (Dương Nhựt Long, 2003).

    Từ 1996-2006, diện tích nuôi cá tra, basa tăng gấp 7 lần, sản lượng tăng 36,2 lần, từ 22.000 tấn năm 1997 đã tăng lên 800.000 tấn vào năm 2006 (Nguyễn Trọng Bình, 2008). Sản phẩm thủy sản không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu ra thế giới, năm 2004 cả nước xuất khẩu thủy sản thu về 240 triệu USD và năm 2006 là 661 triệu USD. Hiện nay cá tra đã được xuất khẩu sang 80 quốc gia và vùng lãnh thổ (Bộ Thủy Sản, 2007). Để có sản lượng như thế ngoài việc tăng diện tích nuôi thì người nuôi còn tăng mật độ làm xuất hiện nhiều loại bệnh như bệnh mủ gan, bệnh đốm đỏ, bệnh nhiễm huyết, một số bệnh nấm, kí sinh trùng.

    Năm 2007 ở khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long tần suất xuất hiện bệnh đốm trắng 52,80%, xuất huyết 42,50%, phù đầu, phù mắt 20,70% và vàng da
    21,60%. Trong đó bệnh đốm trắng xuất hiện trên nội tạng cá tra gây thiệt hại nghiêm trọng nhất cho người nuôi, bệnh này thường xuất hiện ở các tỉnh như : An Giang, Đồng Tháp và Cần Thơ gây hậu quả rất nghiêm trọng. Khi cá nhiễm bệnh, tỷ lệ chết tăng cao từ 10-90% có thể lên tới 100% tùy thuộc vào cách quản lý và cỡ cá nuôi (Nguyễn Quốc Thịnh và ctv, 2003). Hiện nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về đặc điểm sinh lý, sinh hóa, khả năng gây bệnh, độc lực của vi khuẩn E. ictaluri cũng như sự biến đổi mô học do vi khuẩn này gây ra đã được nhiều tác giả công bố. Tuy nhiên thông tin về độc lực của vi khuẩn E. ictaluri ở cá tra còn hạn chế vì vậy đề tài:“Xác định LD50 của cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) bị nhiễm vi khuẩn Edwardsiella ictaluri” được thực hiện.

    Mục tiêu của đề tài nhằm: Xác định độc lực của các chủng vi khuẩn E. ictaluri có nguồn gốc khác nhau nhằm góp phần cung cấp thông tin cho những nghiên cứu về huyết học, mô bệnh học của cá tra. Mặt khác đề tài cũng góp phần vào việc chuẩn hóa phương pháp nghiên cứu bệnh do vi khuẩn E. ictaluri gây ra trên cá tra.

    Nội dung nghiên cứu:
    1. Thực hiện thí nghiệm cảm nhiễm xác định LD50 của các nhóm vi khuẩn E. ictaluri có nguồn gốc phân lập khác nhau.
    2. Biến đổi về cấu trúc mô học ở gan và thận của cá tra gây cảm nhiễm vi khuẩn E. ictaluri.
     
Đang tải...