Luận Văn Xác định hướng đến độ phân giải cao cho nguồn phân bố và ứng dụng để mô hình hóa kênh truyền mimo

Thảo luận trong 'Điện - Điện Tử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    XÁC ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN ĐỘ PHÂN GIẢI CAO CHO NGUỒN PHÂN BỐ VÀ ỨNG DỤNG ĐỂ MÔ HÌNH HÓA KÊNH TRUYỀN MIMO
    Công nghệ MIMO là một trong những công nghệ đầy triển vọng để giải quyết vấn đề về dung lượng kênh truyền cho các hệ thống truyền thông không dây trong tương lai. Vấn đề ước lượng kênh truyền có ý nghĩa quyết định đến chất lượng của hệ thống. Trong luận văn này, việc ước lượng kênh truyền MIMO sẽ dựa vào các thông tin về hướng đến và hướng xuất phát của các nguồn tín hiệu. Từ các kết quả mô phỏng trên máy tính, có thể kết luận rằng công nghệ MIMO rất hiệu quả trong môi trường truyền dẫn giàu nguồn tán xạ.

    Trong ước lượng hướng đến, nguồn tín hiệu thường được giả sử là nguồn điểm. Tuy nhiên, dưới ảnh hưởng của hiện tượng tán xạ trong môi trường truyền dẫn, nguồn tín hiệu đa đường nhận được ở dãy anten luôn luôn là nguồn phân bố. Luận văn này đề nghị một giải thuật ước lượng hướng đến dựa vào giải thuật Unitary ESPRIT cho nguồn tín hiệu phân bố băng hẹp. Bằng cách chứng minh tính chất đối xứng trung tâm liên hợp của vector lái thỏa mãn với nguồn phân bố, từ đó kết luận rằng giải thuật Unitary ESPRIT có thể được mở rộng cho nguồn phân bố băng hẹp. Hơn nữa, các tác giả [7], [9], [20] đã mở rộng giải thuật MUSIC và giải thuật ESPRIT chuẩn cho nguồn phân bố. Để đánh giá các giải thuật xác định hướng đến độ phân giải cao, chúng tôi sử dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật như sai số RMSE, xác suất phân giải và độ bền vững ước lượng.

    Luận văn được chia thành bốn chương với nội dung như sau:

    Chương 1: Giới thiệu khuynh hướng phát triển của các hệ thống thông tin di động trong tương lai, đồng thời nêu lên các vấn đề sẽ được nghiên cứu trong luận văn này.
    Chương 2: Trình bày các giải thuật xác định hướng đến độ phân giải cao cho mô hình nguồn điểm. Nghiên cứu xây dựng mô hình nguồn phân bố băng hẹp. Từ đó, mở rộng các giải thuật xác định hướng đến cho mô hình nguồn phân bố băng hẹp. Để đánh giá các kết quả mô phỏng, chúng tôi dựa vào các chỉ tiêu chất lượng như sai số ước lượng RMSE (Root Mean Squares Error), xác suất phân giải Pr (Probability of resolution) và độ bền vững ước lượng của các giải thuật. Các kết quả mô phỏng và đánh giá được trình bày ở cuối chương.
    Chương 3: Giới thiệu khái quát về đặc tính của kênh truyền vô tuyến. Tính dung lượng kênh truyền MIMO. Sử dụng thông số tốc độ lỗi bit BER để đánh giá chất lượng của việc ước lượng hệ thống kênh truyền MIMO bao gồm kênh truyền Rayleigh và kênh truyền dựa vào DoD và DoA. Các kết quả mô phỏng cho việc ước lượng kênh truyền MIMO và các kết luận về chất lượng mô hình kênh truyền MIMO dựa vào DoD và DoA so với mô hình kênh truyền MIMO Rayleigh được trình bày ở cuối chương.
    Chương 4: Kết luận về các kết quả đạt được trong luận văn này bao gồm vấn đề ước lượng hướng đến cho mô hình nguồn điểm và mô hình nguồn phân bố, vấn đề về mô hình hóa kênh truyền MIMO dựa vào DoD và DoA.
     
Đang tải...