Luận Văn Xác định hệ thống chỉ tiêu và một số phương pháp thống kê để đánh giá và phân tích hiệu quả sản xuất

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    XÁC ĐỊNH HỆ THỐNG CHỈ TIÊU VÀ MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ ĐỂ ĐÁNH GIÁ VÀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP.

    CHƯƠNG II : XÁC ĐỊNH HỆ THỐNG CHỈ TIÊU VÀ MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ ĐỂ ĐÁNH GIÁ VÀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT kinh doanh CỦA DOANH NGHIỆP.
    I.Mục tiêu, yêu cầu của hệ thống chỉ tiêu :
    Cùng với sự mở cửa nền kinh tế là sự thay đổi lớn lao trong tư duy kinh tế của nhà nước, mọi thành phần kinh tế đều có điều kiện tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Họ hoạt động với phương thức tự chủ về tài chính và tự thực hiện hạch toán thu chi. Do đó hệ thống chỉ tiêu đánh giá cũ không còn hợp lý, đòi hỏi phải có sự thay đổi trong hệ thống chỉ tiêu nói chung và thống kê hiệu quả sản xuất kinh doanh nói riêng.
    Hệ thống chỉ tiêu thống kê hiệu quả sản xuất kinh doanh phải đảm bảo bao quát được mọi mặt của các yếu tố cấu thành hiệu quả, phải mang lại tính tổng hợp bao gồm các chỉ tiêu hiệu quả bộ phận và phản ánh các khía cạnh khác nhau của hiệu quả nói chung.
    Hệ thống chỉ tiêu thống kê hiệu quả sản xuất kinh doanh cần bảo đảm các yêu cầu sau.
    -Số lượng các chỉ tiêu phải đủ lớn để bao quát hết những mặt cơ bản có liên quan đến hiệu quả chung.
    -Các chỉ tiêu được chọn phải là những chỉ tiêu đặc trưng nhất, đồng thời phải phản ánh và phân tích được mối quan hệ tồn tại khách quan giữa các mặt, các bộ phận.
    -Các chỉ tiêu được chọn phải đảm bảo có nội dung, phạm vi và đơn vị tính phù hợp với yêu cầu đánh giá tình hình thực hiện mục tiêu hiệu quả, lợi nhuận cảu doanh nghiệp.
    -Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh được chia làm hai phần : Hiệu quả sử dụng nguồn lực và hiệu quả chi phí thường xuyên, trong đó mỗi loại lại bao gồm hiệu quả toàn phần và hiệu quả cận biên.
    -Bảo đảm và phát triển được vốn kinh doanh, trícha khấu hao tài sản cố định theo đúng quy định của chế độ hiện hành.
    -kinh doanh có lãi, nộp đủ tiền thu sử dụng vốn và lập đủ các quỹ doanh nghiệp : dự phòng tài chính, trợ cấp mất việc làm cho người lao động, đầu tư phát triển, khen thưởng, phúc lợi .
    -Trả đầy đủ các khoản nợ đến hạn.
    -Nộp đủ tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người lao động theo quy định.
    -Nộp đủ các khoản thuế theo quy định.
    -Trả lương cho người lao động tối thiểu phải bằng mức lương bình quân của các doanh nghiệp trên địa bàn.
    II.Xác định hệ thống chỉ tiêu và một số phương pháp thống kê để đánh giá và phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
    1.Công thưc tổng quát xác định các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh.
    Hiệu quả sản xuất kinh doanh được đo lường bằng các chỉ tiêu tương đối cường độ phản ánh mối quan hệ so sánh giữa đầu vào (chi phí kinh tế: C) và đầu ra (kết quả kinh tế: Q). Quan hệ so sánh đó được xác lập theo phương pháp ma trận, tức là nếu có M chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh tế Q và N chỉ tiêu phản ánh chi phí kinh tế C thì ta có 2 x M x N chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh, trong đó có ít nhất M x N chỉ tiêu có ý nghĩa.
    Để phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh ta xác lập hai loại chỉ tiêu :
    a.Dạng thuận :Kết quả kinh tế Q
    H= =
    Chi phí kinh tếC
    Chỉ tiêu H biểu thị mỗi đơn vị đầu vào có khả năng tạo ra bao nhiêu đơn vị đàu ra.
    Chỉ tiêu H được dùng để xác định ảnh hưởng của hiệu quả sử dụng nguồn lực hay chi phí thường xuyên đến kết quả kinh tế.
    b.Dạng nghịch :Chi phí kinh tếC
    E = =
    Kết quả kinh tế Q
    Chỉ tiêu E cho biết để có được một đơn vị đầu ra cần bao nhiêu đơn vị đầu vào. Chỉ tiêu E là cơ sở để xác định quy mô tiết kiệm hay lãng phí nguồn lực hay chi phí thường xuyên.
    2.Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh tế (Q) và chi phí kinh tế (C):
    2.1.Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh tế (Q) :
    Kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là những sản phẩm mang lại lợi ích tiêu dùng xã hội được thể hiện là sản phẩm vật chất hoặc sản phẩm dịch vụ. Những sản phẩm này phải phù hợp với lợi ích kinh tế và trình độ văn minh của tiêu dùng xã hội. Kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được biểu thị bằng các chỉ tiêu hiện vật và các chỉ tiêu giá trị. Kết quả kinh doanh có liên quan trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh, phân tích kết quả cùng với phân tích điều kiện sản xuất kinh doanh giúp ta đánh giá được hiệu quả sản xuất kinh doanh. Vì thế việc phân tích kết quả sản xuất kinh doanh là vô cùng quan trọng và cần thiết.
    a.Các chỉ tiêu tính bằng đơn vị hiện vật :
    -Nửa thành phẩm là chỉ tiêu theo dõi kết quả sản xuất của một sản phẩm hoặc một chi tiết sản phẩm. Nửa thành phẩm là kết quả sản xuất đã qua chế biến ở một hoặc một số giai đoạn công nghệ nhưng chưa qua chế biến ở công nghệ giai đoạn cuối cùng trong quy trình công nghệ chế biến sản phẩm.
    -Chỉ tiêu sản phẩm hoàn thành ( thành phẩm ) là những sản phẩm đã qua chế biến ở tất cả các giai đoạn công nghệ cần thiết trong quy trình chế tạo công nghệ sản phẩm và đã hoàn thành việc chế biến ở giai đoạn cuối cùng, đã qua kiểm tra và đạt tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm.
    -Chỉ tiêu sản phẩm quy ước (Tính theo sản phẩm tiêu chuẩn) phản ánh lượng sản phẩm tính đổi từ các lượng sản phẩm cùng tên nhưng khác nhau về mức độ phẩm chất và quy cách. Sản phẩm quy ước được tính theo công thức :
    Lượng sản phẩm quy ước = (Lượng sản phẩm hiện vật loại i x hệ số tính đổi)
    b.Các chỉ tiêu tính bằng đơn vị tiền tệ.
    *Chỉ tiêu tổng giá trị sản xuất (GO)
    -Khái niệm : tổng giá trị sản xuất là toàn bộ của cải vật chất và dịch vụ được tạo ra trong một thời kỳ nhất định của doanh nghiệp, thường tính cho một năm.
    Tổng giá trị sản xuất bao gồm : giá trị những sản phẩm vật chất và giá trị những hoạt động dịch vụ phi vật chất.
    Mỗi doanh nghiệp thường hoạt động trên nhiều lĩnh vực, vì vậy để tính tổng giá trị sản xuất của doanh nghiệp, thống kê cần tính ra giá trị sản xuất của từng loại hoạt động của doanh nghiệp, sau đó tổng hợp lại mới có chỉ tiêu tổng giá trị sản xuất.
    Chỉ tiêu tổng giá trị sản xuất phản ánh quy mô kết quả hoạt động sản xuất của doanh nghiệp trong thời kỳ nghiên cứu, chỉ tiêu này biểu hiện thành tựu hoặc kết quả của tập thể lao động của một doanh nghiệp. Theo hệ thống tài khoản quốc gia (SNA), GO được xác định theo phương pháp xí nghiệp, phương pháp ngành, phương pháp nền kinh tế quốc dân. Để xác định GO của một doanh nghiệp, trong thống kê sử dụng phương pháp xí nghiệp, GO của doanh nghiệp công nghiệp làm cơ sở để xác định GO của ngành và của nền kinh tế quốc dân.
    -Nội dung kinh tế : tuỳ từng điều kiện của mỗi doanh nghiệp có thể tìm GO theo hai loại giá :
    Chỉ tiêu GO theo giá so sánh ( cố định ) bao gồm :
    Giá trị thành phẩm bằng nguyên vật liệu của xí nghiệp gồm cả thành phẩm bán ra ngoài, tồn kho và gửi bán.
    Giá trị thành phẩm bằng nguyên vật liệu của khách hàng.
    Giá trị phế liệu, phế phẩm, thứ phẩm thu hồi đã tiêu thụ được.
    Giá trị dịch vụ công nghiệp đã hoàn thành cho bên ngoài như (Sửa chữa máy móc thiết bị, phưng tiện vận tải cho khách hàng).
    Những chênh lệch giữa cuối kỳ và đầu kỳ của sản phẩm trung gian (sản phẩm dở dang và nửa thành phẩm).
    Giá trị cho thuê máy móc thiết bị
    Chỉ tiêu GO theo giá hiện hành bao gồm :
    Doanh thu tiêu thụ sản phẩm chính
    Doanh thu tiêu thụ sản phẩm phụ
    Doanh thu bán phế liệu phế phẩm trong kỳ
    Doanh thu cho thuê máy móc thiết bị trong kỳ
    Doanh thu do chênh lệch cuối và đầu kỳ thành phẩm tồn kho.
    Chênh lệch giữa cuối và đầu kỳ thành phẩm gửi bán.
    Chênh lệch giữa cuối và đầu kỳ sản phẩm trung gian.
    Giá trị công việc dịch vụ công nghiệp.
    -Ý nghĩa : chỉ tiêu tổng giá trị sản xuất được sử dụng để tính toán hàng loạt các chỉ tiêu kinh tế khác như (năng suất lao động giá thành, hiệu năng sử dụng lao động .)




     
Đang tải...