Luận Văn Xác định hành lang thoát lũ cho đoạn sông Thái Bình chảy qua địa phận tỉnh Hải Dương (từ Km26 đến Km

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Bống Hà, 9/6/13.

  1. Bống Hà

    Bống Hà New Member

    Bài viết:
    5,424
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu

    MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài

    Nạn lụt là một trong những thiên tai khủng khiếp nhất từ trước tới nay đối với nhân dân Việt Nam nói chung và nhân dân sống trong lưu vực sông Hồng – Thái Bình nói riêng. Vì vậy từ khi vua Hùng dựng nước việc phòng chống lũ lụt đã được coi trọng và đặt lên hàng đầu trong bốn tai họa là Thủy–Hỏa–Đạo–Tặc.
    Nằm trong vùng đồng bằng Bắc Bộ - nơi thường xuyên chịu sự đe dọa của các loại thủy tai, sự nghiệp chống lũ lụt bảo vệ đời sống và sản xuất của nhân dân Hải Dương là sự nghiệp của nhiều thế hệ từ ngàn năm nay, gắn liền với truyền thống dựng nước và giữ nước.
    Vào mùa mưa, các trận mưa lớn gây nên lũ trên các sông suối. Lũ lớn từ thượng lưu đổ về có thể gây tràn bờ sông, bờ đê khi lòng sông không đủ khả năng tải nước lũ, gây nên ngập lụt các vùng trũng ven sông. Các trận lũ đặc biệt lớn có thể gây vỡ đập, tràn đê, vỡ đê gây ngập lụt trên diện rộng dẫn đến những hậu quả khôn lường về kinh tế - xã hội và môi trường nếu con người không phòng tránh và khống chế kịp thời. Ngoài ra, trên các sông suối vừa và nhỏ, mưa có cường độ lớn có thể gây ra lũ quét với sức tàn phá rất ác liệt.
    Việc phòng chống lũ là một chương trình có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước nói chung và nhân dân tỉnh Hải Dương nói riêng, đặc biệt là khi lũ lụt xảy ra ngày càng ác liệt như hiện nay.
    Hải Dương là một tỉnh nằm trong tam giác phát triển kinh tế trọng điểm phía Bắc (Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng). Tỉnh còn có tiềm năng về du lịch với nhiều danh lam thắng cảnh, nhiều đặc sản và các làng nghề truyền thống nổi tiếng.
    Trên địa bàn tỉnh thường xuyên xảy ra các loại thủy tai như: bão, lũ lụt, sạt lở bờ sông Nguyên nhân của các nạn lụt lớn đều do vỡ đê tả sông Hồng, tả sông Luộc, hữu sông Đuống và các đê trên hệ thống sông Thái Bình.
    Trong những năm gần đây, tỉnh đã có nhiều nỗ lực trong công tác nâng cấp, tu bổ hệ thống đê điều như tôn cao, áp trúc, mở rộng, gia cố mặt đê và sửa chữa một số tuyến kè bảo vệ bờ. Nhưng do kinh phí có hạn, việc đầu tư chủ yếu tập trung vào một số trọng điểm xung yếu có tính chất khẩn cấp, nên các công tác này còn thiếu đồng bộ.
    Nhìn chung, có thể thấy hệ thống công trình phòng chống lũ của tỉnh mà chủ yếu là hệ thống đê đã vận hành tương đối tốt, bảo vệ an toàn cho nhân dân sống ven sông trong một thời gian dài. Tuy nhiên, tình hình phát triển kinh tế - xã hội vùng ven sông thiếu quy hoạch đã tới mức báo động, các đê bối ngày càng lấn ra phía lòng sông và ngày một được tôn cao, dân cư vùng bãi sông trở nên đông đúc và bùng phát việc xây dựng nhà cửa, lấn chiếm bờ, bãi làm co hẹp dòng chảy, ảnh hưởng lớn đến công tác phòng chống lũ lụt của địa phương.
    Do chưa có quy hoạch phòng chống lũ cho từng tuyến sông có đê trên địa bàn tỉnh nên việc kết hợp hài hoà giữa đảm bảo phòng chống lũ và phát triển kinh tế trung hạn và dài hạn còn hạn chế, các công trình dự kiến xây dựng không triển khai được. Vì vậy cần thiết phải có chiến lược phòng chống lũ dài hạn phù hợp với quy hoạch chung về phòng chống lũ trên toàn hệ thống sông Hồng – Thái Bình, quy hoạch tổng thể về phát triển kinh tế xã hội, mục tiêu quốc phòng, an ninh và giảm nhẹ thiên tai, đảm bảo tính kế thừa, tính thống nhất và không ảnh hưởng đến các vùng lân cận.
    Để đáp ứng các yêu cầu trên, một trong những công việc cần làm là xác định hành lang thoát lũ cho các tuyến sông có đê trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
    2. Mục tiêu của đề tài
    Quy hoạch phòng chống lũ, giảm nhẹ thiên tai bao gồm rất nhiều nội dung cần giải quyết. Với phạm vi của một đồ án tốt nghiệp, thời gian cũng như năng lực còn nhiều hạn chế, tác giả chỉ cố gắng giải quyết một trong số đó, là: “Xác định hành lang thoát lũ cho đoạn sông chảy qua địa bàn tỉnh Hải Dương (đoạn từ Km26 – Km40)”.
    3. Phạm vi nghiên cứu
    Tỉnh Hải Dương với mạng lưới sông ngòi dày đặc kèm theo đó là hệ thống đê bao khá kiên cố. Tuy nhiên, do diễn biến mưa lũ ngày một phức tạp trong những năm gần đây, kèm theo đó là tình trạng lấn chiếm bãi sông để xây dựng nhà cửa, phát triển sản xuất, các đê bối ngày càng lấn ra phía lòng sông và được tôn tạo cao hơn làm co hẹp dòng chảy trong sông. Do đó rất cần xác định hành lang thoát lũ cho tất cả các tuyến đê bao trên địa bản tỉnh. Ở đây, đồ án chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu tính toán xác định hành lang thoát lũ cho đoạn sông Thái Bình qua địa bàn huyện Thanh Hà - tỉnh Hải Dương (từ Km26 – Km40).
    4. Nội dung nghiên cứu
    Nghiên cứu các mô hình thuỷ động lực học Mike 11(1D), Mike 21FM (2D) và ứng dụng chúng vào việc xác định hành lang thoát lũ cho đoạn sông Thái Bình qua địa bàn huyện Thanh Hà - tỉnh Hải Dương.
    5. Phương pháp nghiên cứu
    a. Phương pháp thực hiện
    - Phương pháp phân tích thống kê, phân tích xử lý số liệu
    - Phương pháp phân tích đánh giá diễn biến thực địa
    - Phương pháp mô hình toán thuỷ văn, thuỷ lực.
    b. Kỹ thuật sử dụng
    - Các phần mềm phù hợp với những nội dung nghiên cứu: MIKE11, MIKE21FM
    - Ứng dụng GIS
    6. Bố cục của đồ án
    Đồ án được chia làm ba chương, bao gồm các nội dung sau:
    Chương 1: Đánh giá thực trạng điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và hiện trạng các công trình phòng lũ trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
    Chương 2: Tổng quan về các mô hình thủy lực được ứng dụng để giải quyết bài toán xác định hành lang thoát lũ cho đoạn sông nghiên cứu.
    Chương 3: Ứng dụng mô hình thủy lực xác định hành lang thoát lũ cho đoạn sông nghiên cứu.

    118
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...