Tiến Sĩ Xác định hàm cầu nhập khẩu vật tư nông nghiệp của Việt Nam trong thời kỳ đổi mới (lấy ví dụ phân bón

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 8/12/13.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
    NĂM 2011


    Xác định hàm cầu nhập khẩu vật tư nông nghiệp của Việt Nam trong thời kỳ đổi mới (lấy ví dụ phân bón urê)

    MỤC LỤC
    CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU . 1

    1.1 Tính cấp thiết của đề tài luận án 1
    1.2 Một số vấn đề liên quan đến đề tài luận án 2
    1.3 Mục tiêu nghiên cứu của luận án . 9
    1.4 Phạm vi nghiên cứu của luận án 9
    1.5 Phương pháp nghiên cứu . 10
    1.6 Những đóng góp của luận án . 10
    1.7 Kết cấu của luận án 11

    CHƯƠNG 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CẦU NHẬP KHẨU URÊ CHO NÔNG NGHIỆP . . 12

    2.1 Vai trò của urê với sản xuất nông nghiệp . 12
    2.2 Các nhân tố cơ bản tác động tới cầu nhập khẩu urê . 17
    2.3 Cung, cầu phân đạm của một số thị trường lớn trên thế giới . 28
    2.4 Mô hình cầu nhập khẩu của Leamer . 37
    2.5 Mô hình cầu nhập khẩu các nhân tố 46

    CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CUNG, CẦU URÊ Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA . 49

    3.1 Thực trạng tiêu dùng urê ở Việt nam . 49
    3.2 Thực trạng cung urê ở Việt Nam . 66

    CHƯƠNG 4: XÁC ĐỊNH HÀM CẦU NHẬP KHẨU URÊ CỦA VIỆT NAM, DỰ BÁO LƯỢNG NHẬP KHẨU URÊ TRONG CÁC NĂM TỚI VÀ KIẾN NGHỊ 85

    4.1 Phương hướng và mục tiêu phát triển nông nghiệp của Việt Nam 85
    4.2 Khả năng phát triển sản xuất urê & phân bón có liên quan trong nước 88
    4.3 Xác định hàm cầu nhập khẩu urê . 90
    4.4 Dự báo lượng cầu nhập khẩu urê cho các năm 2007, 2008, 2009 107
    4.5 Đánh giá thực trạng cung cầu phân đạm của VN qua hàm cầu NK urê 113
    4.6 Kiến nghị một số giải pháp nhằm ổn định & phát triển thị trường urê 119

    KẾT LUẬN . 127
    KIẾN NGHỊ VỀ NHỮNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO . 129
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 130
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 131
    PHỤ LỤC 136

    CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
    1.1 Tính cấp thiết của đề tài luận án

    Sau 20 năm đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam kể từ Đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986 nền kinh tế Việt Nam đã thực sự thay đổi về chất, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt, tăng trưởng rất mạnh trong hầu hết các ngành, đặc biệt trong ngành sản xuất nông nghiệp. Nước ta từ một nền kinh tế rất lạc hậu, khủng hoảng triền miên và thiếu lương thực trầm trọng trở thành một nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai thế giới với mức xuất khẩu ổn định trên 4 triệu tấn/năm, chỉ sau Thái Lan, đảm bảo an ninh lương thực. Sản xuất nông nghiệp đã thực sự là chỗ dựa vững chắc để chúng ta tiến hành Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa đất nước trong những năm tiếp theo.

    Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu to lớn đó ngành nông nghiệp Việt Nam vẫn còn nhiều yếu kém, bất cập. Trong khi giá trị sản phẩm nông nghiệp thấp nhưng một trong những vật tư nông nghiệp quan trọng là phân bón urê - sản phẩm của ngành công nghiệp - có giá rất cao. Cho tới năm 2003, ngành sản xuất urê trong nước mới chỉ đáp ứng được khoảng 7,1% nhu cầu của sản xuất nông nghiệp, còn lại chúng ta phải nhập khẩu và phụ thuộc vào giá cả và cung cầu urê của thế giới; riêng năm 2003 cả nước phải nhập khẩu hơn 1,9 triệu tấn urê. Hệ thống phân phối urê còn thiếu đồng bộ, thị trường urê nhiều khi rối loạn. Từ năm 2003, giá urê thế giới tăng mạnh và đứng ở mức cao do giá dầu lửa và khí ga tăng. Từ tháng 9/2004, Nhà máy phân đạm Phú Mỹ đi vào sản xuất với sản lượng 720.000 tấn urê/năm. Sản lượng urê của Phú Mỹ cũng chỉ đáp ứng 30-35% nhu cầu thị trường trong nước. Việc Nhà nước giao cho Nhà máy Phú Mỹ điều tiết ổn định giá thị trường urê với mức giá thấp hơn giá nhập khẩu 1%-5% tỏ ra không hiệu quả. Năm 2005, giá cả urê không kiểm soát nổi gây tác động xấu đến tâm lý và hoạt động nhập khẩu urê của các nhà nhập khẩu. Các nhà nhập khẩu urê không dám nhập vì sợ thua lỗ, thiếu cung urê trầm trọng xảy ra, tình trạng đầu cơ phân bón xuất hiện, phân bón giả và chất lượng kém tràn lan, thị trường urê trong nước bất ổn trong thời gian dài. Căng thẳng về nguồn cung urê làm cho người nông dân đứng trước nhiều khó khăn, tiêu dùng urê giảm sút mạnh, năng suất cây trồng và sản lượng cây trồng do đó bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Bên cạnh đó hoạt động dự báo về tiêu dùng urê của các cơ quan quản lý Nhà nước là rất khác nhau và sai lệch rất nhiều so với thực tế. Việc xác định hàm cầu nhập khẩu urê và xây dựng một môdul dự báo có tính khoa học, khách quan về lượng cầu nhập khẩu urê cho các năm tới là hết sức cần thiết. Đồng thời cần có những giải pháp nào để có thể ổn định & phát triển thị trường urê ở VN. Vì những lý do trên tôi đã chọn đề tài luận án:“Xác định hàm cầu nhập khẩu vật tư nông nghiệp của Việt Nam trong thời kỳ đổi mới (lấy ví dụ phân bón URÊ)
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...