Luận Văn Xác định giới tính bằng kỹ thuật multiplex pcr trên ba giống bò

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Bống Hà, 31/5/13.

  1. Bống Hà

    Bống Hà New Member

    Bài viết:
    5,424
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN I. MỞ ĐẦU


    1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
    Xác định giới tính phôi động vật có thể mang lại hiệu quả trong chăn nuôi, nhất là đối với động vật cao sản như bò sữa. Nhờ xác định giới tính, ta có thể quyết định nuôi động vật có giới tính mong muốn để giảm chi phí chăn nuôi, và góp phần phục hồi một số loài động vật quí hiếm nhưng gặp khó khăn trong vấn đề sinh sản và đang có nguy cơ tiệt chủng. Chính vì thế, các nhà khoa học luôn tìm cách xác định giới tính.

    Cho đến ngày nay, rất nhiều phương pháp xác định giới tính đã được thực hiện. Những phương pháp bao gồm lai tại chỗ và phát huỳnh quang để xác định nhiễm sắc thể (NST) Y, phân tích NST hoặc xác định kháng nguyên H - Y có trên bề mặt các tế bào phôi đực đã được tiến hành rất nhiều. Tuy vậy, các phương pháp này hoặc có độ tin cậy không cao hoặc bị hạn chế về lượng mẫu dùng (đòi hỏi dùng lượng mẫu DNA quá lớn mà phôi khó cung cấp được). Ngoài các phương pháp trên, người ta còn phát hiện ra phương pháp PCR (polymerase chain reaction). Đây là phương pháp xác định giới tính bằng cách khuếch đại đoạn DNA (deoxyribonucleic acid) đặc trưng cho giới tính đực hiện diện trên NST Y. Phương pháp này có độ tin cậy cao và khá nhạy vì có thể tiến hành với lượng mẫu DNA ban đầu tương đối nhỏ.
    Ở Việt Nam, tiềm năng phát triển chăn nuôi động vật rất lớn, nhất là gia súc, gia cầm. Để phát triển chăn nuôi, định hướng nuôi con gì, giới tính nào, số lượng bao nhiêu là rất quan trọng. Việc tiền chọn lọc giới tính giúp cho ta hoạch định sẽ nuôi bao nhiêu thú cung cấp sữa, bao nhiêu thú cung cấp thịt và vẫn giữ đúng định hướng ấy mà lại giảm thiểu đáng kể tổn thất về kinh tế.
    Hiện tại, Việt Nam đang cố gắng tạo được đàn bò có số lượng và chất lượng đủ đáp ứng về thịt và sữa cho người tiêu dùng trong nước, một phần có thể xuất khẩu. Khi đó, việc nhập phôi đông lạnh hoặc tạo hàng loạt phôi được phân biệt giới tính rõ ràng bằng các kỹ thuật chẩn đoán giới tính hiện đại sẽ là hai trong số những giải pháp cho vấn đề này. Vì phôi đông lạnh được phân biệt giới tính trước thì quá đắt, cho nên việc tạo phôi động vật nhân tạo là hướng giải quyết mang tầm chiến lược về kinh tế và khoa học. Mặc khác, việc tạo ra được phôi của động vật cao sản không phải là vấn đề đơn giản ở Việt Nam trong thời điểm hiện tại, nhất là ở những cơ sở nhỏ. Do đó, để thiết lập các qui trình xác định giới tính phôi sẽ gặp khó khăn ở nguồn mẫu. Thế nhưng, nếu không thiết lập qui trình xác định giới tính, đến khi đã tạo được phôi thì sẽ không thể nào phân biệt được giới tính. Lúc đó, phải mất nhiều thời gian để tìm ra qui trình. Chính vì thế, đề tài này sẽ sử dụng các nguồn mẫu như cơ, lông bò để thiết lập qui trình chẩn đoán giới tính. Khi tạo được phôi bò, lúc đó sẽ dùng qui trình này để xác định giới tính phôi tạo ra. Đó chính là ý nghĩa cấp thiết của đề tài.
    1.2 MỤC TIÊU VÀ YÊU CẦU
    1.2.1 Mục tiêu
    Tìm ra qui trình PCR phù hợp để xác định giới tính của các giống bò ta Vàng, lai Sind và bò sữa Hà Lan dựa trên sự khuếch đại đoạn DNA chuyên biệt giới tính đực.
    1.2.2 Yêu cầu
    - Ly trích DNA từ mẫu cơ và lông của 3 giống bò (ta Vàng, lai Sind và bò sữa Hà Lan).
    - Xác định chu trình nhiệt cho qui trình PCR thành công.
    - Thử nghiệm loại Taq polymerase dùng trong qui trình PCR.
    - Ứng dụng qui trình PCR tìm được để xác định giới tính ba giống bò ta Vàng, lai Sind, và sữa Hà Lan.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...